‘Vua’ rắn ri voi miền Tây
Trong lúc nhiều người mở trang trại tôm hay cá sấu để làm giàu, ông Minh khởi nghiệp bằng con rắn ri voi. Khi không còn đất sản xuất, người thương binh 4/4 kiếm tiền bằng cách nuôi rắn trong thùng.
Hơn chục năm trước, thương binh Lê Hùng Minh ( Năm Minh, 53 tuổi, ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có cuộc sống khó khăn vì sau khi xuất ngũ chỉ được địa phương cấp gần 2.000 m2 ruộng. Đất ít, ông xen canh đủ mô hình lúa cá, lúa tôm rồi nuôi cả cua biển nhưng vẫn không thoát nghèo. Khi các tỉnh miền Tây rộ lên mô hình nuôi trăn, Năm Minh tính chuyện “đánh cược” với vận mệnh.
Từ cuộc sống nghèo khó, thương binh Lê Hồng Minh làm giàu bằng nghề nuôi rắn ri voi nên căn nhà lá ngày nào được thay thế bằng ngôi nhà lầu trị giá gần 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Duy Khang
Những ngày đầu, nhà nghèo nên chỉ đủ vốn mua 70 con trăn bằng ngón tay. Khi trăn bắt đầu đẻ thì giá trăn thịt ngoài thị trường từ 150.000 đồng một kg đột ngột giảm còn 15.000 – 20.000 đồng, còn trăn giống chỉ 2.000 đồng một con. Không chỉ trắng tay mà còn gánh một món nợ khổng lồ nhưng người thương binh không nản chí.
Sau hai tháng tìm hiểu thị trường, Năm Minh biết rắn ri voi là đặc sản, giá thị trường luôn cao trong khi loài bò sát này tồn tại ở môi trường tự nhiên không nhiều vì những đầm tôm công nghiệp mọc lên ngày một dày đặc. Năm Minh bắt tay vào nuôi rắn ri voi và bị hàng xóm cho là làm chuyện “ngược đời”.
Ông đào đất, xây tường nuôi trên 7.000 con rắn ri voi (khoảng 1,2 tấn). Do mua giống từ nguồn trôi nổi, nhiều thương lái bơm hóa chất vào bụng rắn để tăng trọng lượng còn số rắn mua được ở các vùng nông thôn thì đã bị tổn thương qua những lần đánh bắt. Vì vậy, chỉ một tuần thả nuôi, đàn rắn chết hết, chỉ còn hơn 200 con.
Bằng kiến thức có được sau những năm làm quân y và kinh nghiệm săn bắt rắn khi còn đi bộ đội, Năm Minh tự tay “giải phẫu” một vài con để tìm hiểu rõ nguyên nhân rắn chết hoặc chậm lớn. Cuối năm ấy, ông không bán rắn thịt mà giữ lại hơn 300 kg làm giống cho vụ sau. Khi có trong tay một lượng rắn bố mẹ, Năm Minh mở rộng diện tích ao lên 1.750 m2 và trồng thêm rau muống cho mặt ao được che kín.
Video đang HOT
“Để tạo điều kiện cho loài bò sát ‘tắm nắng’ và tìm thở khí trời khi lột da, tôi quy hoạch giữa ao một cù lao. Qua một năm ‘đỡ đẻ’ cho rắn, tôi nắm được cả chu kỳ sinh sản của chúng. Thế là tôi nghĩ ra cách xây thêm 16 bể trên cạn để nhân giống bán ra thị trường”, ông Minh nhớ lại.
Không còn đất nuôi rắn ri voi, ông Minh tiếp tục gắn bó với loài bò sát này nhưng nuôi trong thùng nhựa đặt sau nhà. Ảnh: Duy Khang.
Theo Năm Minh, dù đến thời kỳ sinh sản nhưng muốn cho rắn đẻ chậm lại thì bắt bỏ lên bờ vì rắn phải có nước mới đẻ được. Năm 1999, ông xuất khẩu thử nghiệm sang Trung Quốc trên 500 kg rắn thịt, thu lãi gần 120 triệu đồng. Cuối năm 2000, ông thở phào khi trả xong tất cả nợ nần nhờ trúng mùa rắn với lãi ròng gần 300 triệu đồng, tương đương 60 lượng vàng.
Từ khi Năm Minh cho rắn “xuất ngoại”, mỗi năm ông bán hàng chục nghìn con rắn giống và 3 – 4 tấn rắn thịt, thu lãi không dưới nửa tỷ đồng. Nhờ vậy, căn nhà mái tôn vách gỗ ngày nào đã thược thay thế bằng căn biệt thự khang trang với vốn xây dựng gần 1,5 tỷ đồng.
Hơn hai năm trước, do ảnh hưởng dự án xây cầu Nhu Gia trên quốc lộ 1A, ông Minh bị giải tỏa hết ao nuôi. Không còn đất sản xuất, người được cho là “vua” rắn ri voi ở miền Tây vẫn tiếp tục gắn bó với loài bò sát này nhưng nuôi trong lu, khạp và thùng nhựa đặt sau nhà bếp.
Mỗi lu, ông Minh thả vài chục con rắn rồi phủ lên trên lục bình, rau ngổ và cho rắn ăn ếch, nhái hoặc cá. Hàng tuần, ông Minh thay nước đều đặn để môi trường sống của rắn không bị ô nhiễm, giúp chúng lớn nhanh, bán được 700.000 – 800.000 đồng một kg. Còn bà Thủy (vợ ông) cùng con dâu mở quán nhậu với món rắn hầm sả, rắn xào lăn để tăng thêm thu nhập…
Theo VNE
Thưởng tết Quý Tỵ cao nhất 650 triệu đồng
Thưởng cao nhất thuộc về một doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai, gấp gần 200 lần mức bình quân cả nước, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chiều 23/1.
Trao đổi với báo chí chiều 23/1, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nhận định năm 2012, do tác động của suy giảm kinh tế nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, ngừng hoạt động. Khoảng 55.000 doanh nghiệp phá sản trong năm qua.
Bà cho biết, đến nay 63 tỉnh đã khảo sát, báo cáo tình hình tiền lương 2012, thưởng Tết năm 2013. Hơn 11.000 doanh nghiệp có báo cáo thưởng Tết, chỉ tương đương 3% số đang hoạt động, với hơn 2 triệu lao động (chiếm 16%).
"Điều này cho thấy con số báo cáo chưa thể hiện hết tình hình lương, thưởng Tết của năm nay", bà Minh nói và cho hay, tiền lương bình quân của người lao động năm 2012 là 4,3 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2011 (với khoảng 3,8 triệu).
Thưởng Tết âm lịch cao nhất năm nay là 650 triệu đồng, ở doanh nghiệp FDI tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Anh Quân.
Tiền thưởng Tết dương 2013 có mức trung bình 1,1 triệu đồng mỗi người, tăng 18% so với năm 2012. Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp FDI ở TP HCM khoảng 624 triệu. Một số doanh nghiệp khó khăn không thưởng Tết.
Mức thưởng bình quân trong các loại hình doanh nghiệp có sự chênh lệch. Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu khoảng thưởng trung bình 1,3 triệu đồng mỗi người, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước 1,9 triệu, doanh nghiệp dân doanh 622.000 đồng, doanh nghiệp FDI 1,2 triệu đồng.
Về thưởng Tết âm lịch, một doanh nghiệp FDI Đồng Nai chi trả cao nhất, lên tới 650 triệu đồng. Theo Vụ Tiền lương, trung bình tổng mức thưởng Tết dương, Tết âm khoảng một tháng lương bình quân. Đợt Tết Quý Tỵ này, mức thưởng cho mỗi người lao động là 3,5 triệu đồng (năm 2012 là 3,2 triệu đồng).
Mức thưởng ở công ty TNHH một thành viên là 4,6 triệu một người, doanh nghiệp cổ phần 4,7 triệu, doanh nghiệp dân doanh 2,5 triệu và doanh nghiệp FDI 3,3 triệu. "Đây chỉ là kế hoạch thưởng Tết của các doanh nghiệp, còn thực tế việc triển khai thế nào, chúng tôi còn phải phối hợp với công đoàn đôn đốc họ thực hiện và có báo cáo sau Tết", bà Minh cho hay.
Tiền lương và tiền thưởng Tết của người lao động năm 2012 có xu hướng tăng so với năm trước, nhưng đại diện Bộ cho rằng chỉ đủ bù đắp trượt giá.Tình hình nợ lương vẫn còn diễn ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Vụ trưởng Minh cho biết, Vụ nhận được báo cáo của 27 tỉnh, trong đó số doanh nghiệp nợ lương gồm 103 doanh nghiệp nhà nước, 8 doanh nghiệp TNHN 100% vốn nhà nước, 16 doanh nghiệp là công ty cổ phần có vốn góp nhà nước, 77 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2 doanh nghiệp FDI.
Tổng số lao động bị nợ lương là gần 10.200 trong đó 710 người thuộc doanh nghiệp nhà nước, gần 2.700 người ở doanh nghiệp cổ phần có vốn góp nhà nước, hơn 6.700 người ở doanh nghiệp dân doanh và 27 người thuộc doanh nghiệp FDI. Tổng số tiền nợ lương là hơn 76 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp nhà nước 11,1 tỷ, doanh nghiệp có vốn góp nhà nước là gần 9 tỷ, dân doanh 50,5 tỷ và FDI 179 triệu.
"Con số này mới ở 27 tỉnh, một số tỉnh nợ lương, bảo hiểm xã hội lớn như Hà Nội, TP HCM chưa có báo cáo", bà Minh cho hay.
Trước tình hình đó, ngoài việc đề nghị chủ doanh nghiệp tìm nguồn trả lương cho người lao động, cải tiến năng suất, tăng thu nhập cho người lao động, Bộ Lao động đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng đề xuất, đối với những doanh nghiệp không liên lạc được với chủ thì chủ tịch UBND tỉnh tạm ứng ngân sách trả lương cho những người có tên trong bảng lương mà doanh nghiệp còn nợ. Sau đó, xử lý tài sản của những doanh nghiệp này hoàn trả ngân sách nhà nước. Trường hợp tài sản không đủ thì báo cáo về Bộ Tài chính để trìnhThủ tướng.
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Trần Văn Luận cũng cho hay, tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội đã diễn ra nhiều năm, mỗi năm khoảng 3.000 tỷ đồng. Năm nay khó khăn hơn nên một số doanh nghiệp tiếp tục nợ tồn đọng. Điều này do nhiều nguyên nhân, do khó khăn một phần, nhưng phần lớn là trốn tránh trách nhiệm và đóng không đủ định mức. Theo quy định của bảo hiểm xã hội, nếu doanh nghiệp nợ thì không thể giải quyết được các chế độ cho người lao động khi cần thiết.
Theo VNE
Rải tro cốt tưởng niệm một nhà từ thiện nước ngoài Đó là hình thức được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tiến hành để tưởng niệm ông Milo Roten, cố Phó chủ tịch Hội Hữu nghị (HHN) Áo - Việt, HHN Đức - Việt, người có nhiều đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghịgiữa Cộng hòa Áo, CHLB Đức với Việt...