Vừa ra tù lại đi cướp giật điện thoại
Vừa mới ra tù được 3 tháng, Hậu đã sử dụng xe máy, cướp giật một chiếc điện thoại của người đi đường rồi bỏ chạy
Vừa qua, TAND quận Tân Phú (TPHCM) đã mở phiên xét xử lưu động sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Hậu (sinh năm 1990, trú tại phường 3, Quận 11, TP Hồ Chí Minh) về tội Cướp giật tài sản.
Cũng tại phiên tòa này, 2 bị cáo của 2 vụ án khác cũng được đưa ra xét xử, đó là Ngô Tấn Lộc (SN 1986, nơi cư trú không nhất định tại TPHCM) tội “Trộm cắp tài sản” và Vòng Hồng Vũ (SN 1982, trú phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
* Mặc dù mới ra tù được gần 3 tháng, nhưng vào ngày 15/8/2015, Nguyễn Văn Hậu đã có hành vi sử dụng xe gắn máy, cướp giật chiếc điện thoại di động của một người đi đường rồi tăng ga bỏ chạy.
Lập tức, người đàn ông bị cướp đã tri hô và đuổi theo. Quá hoảng sợ, Hậu đã va quẹt với một xe máy khác rồi ngã ra đường và bị người dân bắt giữ. Qua kiểm tra xe của Hậu, cơ quan công an còn phát hiện trong cốp xe có CMND và giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù ngày 30/5/2015 mang tên Nguyễn Văn Hậu.
Tại phiên xét xử, TAND quận Tân Phú tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hậu 5 năm tù cùng về tội “Cướp giật tài sản”.
3 bị cáo trước vành móng ngựa
* Trong vụ án khác, vào khoảng 5h45 ngày 16/9/2015, Ngô Tấn Lộc, do thiếu tiền tiêu xài đã nảy sinh ý định đi trộm cắp. Nghĩ là làm, Lộc lượn lờ quanh quận Bình Tân, chờ sự sơ hở của người dân để trộm tài sản. Khi đến trước dãy phòng trọ đường Bùi Xuân Phái, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Lộc phát hiện chiếc xe máy biển số 93G1-039.55, để trước cửa phòng không khóa cổ nên lẻn vào lấy trộm. Vừa mới đẩy xe ra cổng khoảng 3m, Lộc bị chủ nhà trọ phát hiện tri hô.
Video đang HOT
Quá hoảng hốt, Lộc bỏ xe, chay trốn thì bị người dân truy đuổi bắt giữ, giao cho Công an phường Tây Thạnh xử lý. Được biết, Lộc đã có 2 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”.
Tại phiên tòa này, HĐXX đã tuyên phạt Ngô Tấn Lộc 2 năm 6 tháng tù về tội”Trộm cắp tài sản”.
* Ngày 15/7/2015, tại cây xăng góc ngã tư đường Văn Cao và đường Bình Long, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú (TPHCM), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã kiểm tra, bắt quả tang đối tượng Dương Chí Kịt có hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Kịt khai nhận vừa mua của Vòng Hồng Vũ với giá 100.000đồng/tép heroin.
Từ lời khai của Kịt, lực lượng chức năng đã bắt giữ Vòng Hồng Vũ. Tại CQĐT Vũ khai nhận, số ma túy được lấy từ một đối tượng tên Dũng (không rõ lai lịch) để bán, mỗi ngày bán được khoảng 10 tép, Vũ được Dũng trả công bằng 3 tép heroin/ngày.
HĐXX đã tuyên bị cáo Vòng Hồng Vũ 7 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Theo Công lý
Vụ nữ tử tù có thai: Kinh ngạc vì cơn phẫn nộ
Sức mạnh để một cộng đồng, một xã hội trở nên tốt đẹp hơn sẽ không đến từ những đám đông kích động, cuồng nộ.
Từ số đông cuồng nộ
Một nữ tử tù có thai trong lúc chờ thi hành án và theo pháp luật, án tử hình sẽ bị hủy, chuyển thành án chung thân. Tôi sẽ không ngạc nhiên và cố gắng tưởng tượng cách nữ tử tù này làm sao để có thai trong phòng biệt giam. Tôi ngạc nhiên bởi cách mà chúng ta đang phản ứng với vấn đề này, từ báo chí đến số đông trên mạng xã hội.
Một vài báo mạng giật tít đầy thất vọng: "Vụ tử tù mang thai: không tử hình được nữa?". Đầy rẫy những comment (bình luận) khắp nơi phân tích luật để tìm cách thi hành án tử hình. Nhiều người đòi sửa luật để 36 tháng sau khi sinh con tử hình người mẹ, một số còn đòi đưa bố đứa trẻ ra tử hình thay (?!!!).
Nhìn ra rộng hơn, còn rất nhiều vụ "án điểm" được chúng ta đưa ra xét xử lưu động với hàng nghìn người ngồi theo dõi. Pha kịch tính nhất của phiên toàn sẽ là tuyên án tử hình và cùng nhau vỗ tay. Chung thân hay 30 năm tù không bao giờ là đủ ấn tượng với số đông trốn việc đi xem xét xử lưu động. Và tối hôm đó, báo chí có thể sẽ đưa tin, rằng, mức án mà tòa đưa ra là hợp lý, là phù hợp với sự phẫn nộ của nhân dân đối với hành vi của tên tội phạm.
Chúng ta gọi tư duy và hành động như vậy là nhân danh công lý. Nhưng dường như công lý theo cách đó càng được thực thi, xã hội của chúng ta lại càng trở nên bất ổn và dễ bị kích động?
Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ tại phiên tòa xét xử
Đến một dân tộc đủ mạnh mẽ
Năm 2011, Anders Behring Breivik đã gây ra vụ thảm sát đẫm máu nhất lịch sử Na Uy, cướp đi sinh mạng của 92 con người. Y bị tuyên án tù 21 năm trong một phiên xử kín.
Điều đáng lưu tâm không phải là bản án kia, mà là cách mà dân tộc Na Uy phản ứng lại với cái ác. Không có đám đông cuồng nộ nào đòi đưa tên sát thủ ra hành quyết, không một thông điệp thù hằn nào được đưa ra. 150.000 người, trong đó có rất nhiều trẻ em, đã mang hoa hồng đến, đứng sát bên nhau và cùng chia sẻ nỗi mất mát của cộng đồng trong một lễ truy điệu xúc động.
Mặc dù, tên sát thủ sau khi bị bắt đã tìm mọi cách để kích động đám đông: đưa tay chào kiểu phát xít, cười thách thức hoặc tuyên bố tái diễn tội ác nếu có cơ hội. Một luật sư, dù đã có lúc đắn đo, chấp nhận bào chữa cho tên sát nhân, bởi: "dù trong hoàn cảnh nào, cũng không thể phá vỡ những nguyên tắc pháp luật đã phục vụ nhân dân được".
Tại bài diễn văn tại lễ truy điệu, ngài Jens Stoltenberg, Thủ tướng Na Uy lúc đó đã nói : "...trong thời điểm bi kịch này của đất nước, tôi tự hào khi được sống trong một đất nước vẫn biết ngẩng cao đầu, tôi được truyền sức mạnh từ nhân phẩm, lòng từ bi và sự quyết tâm từ những con người tôi đã được gặp... Chúng ta bị sốc bởi những gì đã diễn ra nhưng chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ các giá trị cao đẹp của dân tộc mình, đó là dân chủ, hòa hợp và nhân văn..".
Tiếp đó, ông dẫn lời của một cô gái, thành viên của Đoàn Thanh niên Lao động Na Uy trả lời CNN: "Nếu một người có ý định tạo ra thù hận trên đất nước này, trước hết hãy nhìn xem có bao nhiêu tình yêu thương mà chúng tôi đang nhân lên và chia sẻ cho nhau".
Dân tộc Na Uy đã chiến thắng tên sát nhân, chiến thắng cái ác, chiến thắng ý định gieo mầm cái ác vào một cộng đồng văn minh bậc nhất thế giới. Không phải bằng cách cùng nhau phẫn nộ, sửa luật, chà đạp lên những giá trị văn minh của dân tộc để đưa tên sát nhân ra xử tử. Họ đủ mạnh mẽ để hành động và tuyên bố với thế giới, rằng, không có chỗ cho cái ác, dù dưới bất cứ hình thức nào, được quyền tồn tại trong đất nước Na Uy.
Gần đây hơn, trong vụ khủng bố ở Paris, một lần nữa chúng ta nhìn thấy cách ứng xử của nhân loại trên toàn thế giới trước những kẻ geo mầm hận thù, chia rẽ. Đó là khi âm thanh của "Tất cả những gì chúng ta có là tình yêu thương" vang vọng khắp điện Les Invalides, khi bao người để lá cờ Tự do - Bình đẳng - Bác ái trên ảnh đại diện Facebook bất kể thành phần, tôn giáo nào.
Đừng để cái ác mạo danh công lý
Cái ác, cái xấu vốn dĩ yếu đuối trước lương tri của con người. Nhưng nó cũng sẽ trở nên vô cùng lấn lướt và nguy hiểm khi mạo danh công lý, nhất là trong thời đại MXH và thông tin lan truyền mạnh mẽ hiện nay.
Người viết không có ý định bào chữa cho việc làm của nữ tử tù kia, cũng không hề có ý định chê trách dư luận. Mà bởi vì tin rằng, dân tộc này tồn tại thống nhất được đến ngày hôm nay trước bao nhiêu biến động của lịch sử, một phần là nhờ vào niềm tin ở tha thứ và lòng từ bi, của "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa".
Và cuối cùng, sức mạnh để một cộng đồng, một xã hội trở nên tốt đẹp hơn sẽ không đến từ những đám đông kích động, cuồng nộ, mà phải từ bản lĩnh giữ được vẹn nguyên giá trị con người cao đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo VietNamNet
Xét xử lưu động án hình sự: Bị cáo phạm tội, người nhà 'lãnh đủ'? Thực tế, khi xét xử lưu động, đôi khi Toà án chỉ mới quan tâm đến mục đích răn đe, cảnh báo chung mà chưa quan tâm đến danh dự, uy tín của bị cáo và thân nhân gia đình họ. Xét xử là hoạt động của Toà án và việc xét xử luôn phải tuân theo thủ tục, quy trình và nguyên...