Vừa phải nấu ăn, vừa phải trông con nhỏ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu các mẹ áp dụng trò chơi dưới đây
Những tuyệt chiêu này đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ đấy!
Có lẽ chỉ có những ai có con nhỏ mới thấu hiểu được cảm giác bận rộn và cuồng quay mỗi khi vừa phải trông con lại vừa phải làm việc nhà, nhất là khi nấu ăn vì bạn không thể lơ là bất kì việc nào cả. Chẳng thế mà những lúc như thế này, các mẹ luôn cảm thấy lo lắng và bất an hơn bình thường bởi con nhỏ.
Song, có một sự thật mà ít người phát hiện ra và biến chúng trở thành gợi ý giúp việc nấu ăn khi có bé bên cạnh trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn đó là toàn bộ các giác quan của trẻ có khả năng bị thu hút trong lúc mẹ nấu nướng, điều đó đồng nghĩa với việc các mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ tham gia vào công việc này cùng mẹ, vừa giúp trẻ phát triển tốt hơn các khả năng như: chạm – nhìn – ngửi – nếm và nghe, lại vừa giúp bé học được thêm nhiều điều mới mẻ.
Tuy nhiên, có rất nhiều tình huống bất ngờ không thể đoán hết có thể xảy ra khi nấu ăn cùng một đứa trẻ. Các mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết, cho bé tránh xa các vật dụng nguy hiểm và luôn luôn để mắt tới trẻ để có thể đảm bảo an toàn cho con.
Bài viết này sẽ đưa ra 7 gợi ý mà các mẹ có thể làm với trẻ để việc nấu ăn khi có bé bên cạnh trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
1. Giao nhiệm vụ cho trẻ
Mặc dù giao nhiệm vụ không phải là một trò chơi, nhưng hầu hết những đứa trẻ đều sẽ rất vui nếu được cùng mẹ nấu ăn. Và đương nhiên, tuổi nhỏ nên các mẹ hãy nhớ rằng chỉ nên giao cho trẻ những nhiệm vụ thật đơn giản thôi nhé!
Ví dụ: Các mẹ có thể yêu cầu con khuấy thức ăn, thông báo cho mẹ biết khi lò vi sóng đã tắt hoặc cùng trẻ nhặt những loại rau đơn giản… Điều này không chỉ khiến con bạn cảm nhận được sự kết nối, gia tăng tình cảm giữa hai mẹ con mà còn giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn mỗi khi vào bếp và giúp con học hỏi được thêm nhiều kiến thức bổ ích, khám phá những điều mới lạ mà con chưa biết.
Nên cho trẻ tránh xa các thiết bị điện và vật dụng nhà bếp nguy hiểm như: dao, dĩa, các vật sắc nhọn, dễ cháy nổ,… để đảm bảo an toàn.
2. Cho trẻ nếm thử đồ ăn và yêu cầu trẻ biểu lộ cảm giác thông qua những biểu cảm trên khuôn mặt
Video đang HOT
Cho con nếm thử đồ ăn sẽ giúp con kích thích và phát triển tốt vị giác. Không chỉ thế, những biểu cảm đáng yêu của con sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích hơn bao giờ hết đấy!
Cho trẻ nếm thử đồ ăn còn giúp bạn biết được sở thích của con.
3. Hướng dẫn trẻ làm món tráng miệng
Các món tráng miệng thường rất đơn giản, đó có thể là: một phần bánh kem, hoa quả hoặc nước ép… Do đó, các mẹ hãy cố gắng chuẩn bị trước tất cả những phần ăn hoặc nước uống dự định sẽ dùng cho phần tráng miệng rồi sau đó cho con cùng tham gia trang trí hoặc nhờ con tự sắp xếp hoa quả sao cho thật đẹp mắt theo cách mà con thích.
Những hoạt động này sẽ khiến cả mẹ và bé cảm thấy thú vị, chưa kể còn mang tính giáo dục cao, kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Các mẹ nên chuẩn bị bàn ghế cho con, tốt nhất nên sử dụng ghế ăn dặm có dây đai an toàn và đặt con ngồi ở một vị trí dễ nhìn nhất, để trong lúc trẻ đang tự mày mò trang trí đồ ăn thì mẹ vẫn có thể nấu ăn được.
4. Cho trẻ chơi trò xếp hình bằng đồ ăn
Đây là một trong những điều khuyến khích các mẹ nên làm với con khi đang chuẩn bị bữa ăn… Một số món như mì Ý hoặc các món bánh dẻo, kẹo dẻo sẽ rất phù hợp với trò chơi vui nhộn này.
Hoạt động này sẽ cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt của bé.
5. Cho trẻ chơi trò đoán đồ ăn
Đoán tên và nhận biết màu sắc của các loại đồ ăn là một trò chơi bổ ích và được nhiều chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên sử dụng hàng ngày để giúp trẻ nâng cao nhận thức cũng học hỏi được nhiều điều kiến thức khác nhau.
Để áp dụng trò chơi này một cách dễ dàng và thu hút bé, các mẹ nên chọn một số loại rau – củ – quả có màu sắc rực rỡ và yêu cầu trẻ đoán tên, màu sắc hoặc đặt tên cho các loại đồ ăn đó. Ngoài ra có thể cho bé sắp xếp theo kích cỡ và hình dạng…
Với trò chơi này, các mẹ có thể bị phân tâm trong việc nấu ăn. Song, nếu biết cách sắp xếp và phân bổ thời gian hợp lý thì trò chơi này sẽ vô cùng hữu ích cho trí tuệ và khả năng học hỏi của trẻ.
6. Làm dây chuyền bằng thức ăn
Với trò chơi này, các mẹ hoàn toàn có thể để bé tự chơi một mình. Thay vào đó, hãy hướng dẫn kĩ cho trẻ từ trước. Các mẹ có thể sử dụng mì ống, nui hoặc các đồ ăn có lõi ở giữa để dễ dàng xâu chuỗi thành dây. Đồng thời hãy nhớ khen ngợi và động viên các con khi chúng tạo ra một thành phẩm nào đó.
Hoạt động vui nhộn này sẽ khuyến khích sự sáng tạo và độc lập của trẻ.
7. Giả vờ chơi
Trẻ nhỏ thường rất thích bắt chước người lớn. Theo đó, các mẹ nên mua cho trẻ một bộ đồ chơi với đầy đủ các loại thiết bị nhà bếp cho trẻ và cho trẻ học theo trong lúc mẹ nấu ăn. Như vậy vừa đảm bảo an toàn cho bé lại vừa giúp trẻ cảm thấy vui vẻ để chơi đùa mà không làm phiền tới hoạt động của mẹ.
Với bộ đồ chơi này, các mẹ hoàn toàn có thể để bé tự chơi một mình. Song hãy nhớ luôn để mắt tới trẻ để bảo đảm an toàn cho trẻ.
Vừa đảm bảo cho con sự an toàn lại vừa có thể tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ trong căn bếp nhỏ xinh, giúp con hoàn thiện trí não và sự hiểu biết vốn là điều khó khăn nhưng không phải là không làm được. Với những trò chơi được gợi ý này, hy vọng nấu ăn khi có trẻ bên cạnh sẽ không còn là vấn đề khó nhằn với các mẹ, thay vào đó sẽ trở thành một hoạt động mang tính giáo dục cao lại gắn kết tình cảm gia đình. Thế nhưng hãy nhớ đừng bao giờ để con một mình trong nhà bếp, bởi sự tò mò và hiếu động của trẻ dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
Hội con gái "vụng thối vụng nát" nhất định phải biết 5 bí kíp "chữa cháy" này: kì diệu nhất là cách lấy mỡ trong nồi canh
Nhiều cô gái giỏi nấu ăn nhưng đôi khi cũng gặp phải "lỗi" nấu ăn, vì vậy những bí kíp này cũng rất cần thiết nhé.
Khi nấu ăn, cho dù bạn là một cô nàng đảm đang, thường xuyên vào bếp thì cũng không thể tránh được những lúc lơ là, làm cháy đồ ăn, trót cho quá nhiều nước vào nồi cơm hoặc quá nhiều dầu mỡ vào nồi canh... Và những chuyện như vậy hẳn là sẽ gặp "nhiều như cơm bữa" với những cô nàng thuộc hội ghét bếp, hội "vụng thối vụng nát"... ấy nhỉ? Vậy thì đây chính là lúc các bí kíp "học mót" sẽ giúp bạn rồi!
Trót nướng bánh mì hơi cháy, hãy chà 2 mặt bị cháy của miếng bánh mì vào nhau. Cách này sẽ khiến cho những vụn cháy rơi hết ra, và chúng ta lại có chiếc bánh mì nướng giòn ngon lành.
Nếu có lúc nào đó bạn hơi quá tay khi cho dầu mỡ vào nồi canh thì hãy thử theo cách này: lấy một muôi đá đầy, đưa qua đưa lại trên mặt nước, mỡ sẽ đông và bám vào phần dưới chiếc muôi. Lúc này có thể lấy mỡ ra một cách dễ dàng mà không hề làm ảnh hưởng đến hương vị của nồi canh rồi.
Trai, sò, hến... mà có nhiều cát quá, hãy ngâm một lúc trong nước muối, chúng sẽ tự nhả hết cát ra.
Còn nếu lỡ tay cho quá nhiều nước vào nồi cơm, dự là sẽ có một nồi cơm nhão thì hãy nhanh chân chạy đi mua về ít bánh mì, bỏ lên mặt nồi cơm như thế này. Bánh mì sẽ hút bớt nước khiến cơm đỡ nhão hơn.
Cách làm mới snack cực kỳ đơn giản: cho vào lò vi sóng quay cùng với một cốc nước để bên cạnh. Kết quả là sẽ ngon lành như mới.
Không muốn bếp gas cháy nổ, hãy luôn ghi nhớ 7 KHÔNG sau đây Gần đây, nhiều sự cố cháy nổ bếp gas xảy ra gây thiệt hại về người và của khiến nhiều người hoang mang và lo sợ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem, nguyên nhân vì đâu khiến bếp gas nhà bạn cháy nổ nhé. Khí gas nặng hơn không khí, do vậy khi bị rò rỉ, nó sẽ chìm xuống dưới...