Vua off-road Land Rover Defender đã thay đổi thế nào sau 70 năm?
Hơn 70 năm qua, Land Rover Defender đã có sự thay đổi đáng kể giúp hãng xe Anh tự tin ra mắt model 2020 với nhiều kỳ vọng.
Land Rover Series I (1948-1958). Rover Company gặp vấn đề lớn sau chiến tranh thế giới 2. Châu Âu khi đó đang hỗn loạn khiến người ta không còn tâm trí chú ý tới chiếc xe hạng sang như Rover. Lấy cảm hứng từ Willys Jeep, công ty này phát triển mẫu Land Rover đầu tiên, vốn dĩ là xe dành cho nông nghiệp với dẫn động 4 bánh, khung gầm bằng thép, thân xe bằng nhôm. Năm 1948, xe được sản xuất rồi sau này biến đổi thành Land Rover Series I. Mẫu xe này có nhiều trục cơ sở, số cửa và thân xe khác nhau.
Land Rover Series II (1958-1971). Đúng 10 năm sau, Series II ra đời. Kiểu dáng bên ngoài, đèn pha và thiết kế hình hộp vẫn lấy từ Series I tuy có mềm mại hơn. Lần đầu tiên, cánh cửa và gương chiếu hậu được thêm vào.
Land Rover Series III (1971-1985). Năm 1971, Land Rover ra mắt Series III. Đèn pha được chuyển từ lưới tản nhiệt lên cản trước. Đây cũng là chi tiết giúp phân biệt Series III với thế hệ trước. Land Rover gắn thêm đồng bộ kế vào hộp số sàn, đồng thời chuyển cụm đồng hồ sau tay lái ra giữa bảng điều khiển. Năm 1979, model dùng động cơ V8 được giới thiệu. Do động cơ V8 cồng kềnh, nhà sản xuất buộc phải đẩy lưới tản nhiệt ra phía trước, đồng thời mở rộng cản trước, định hình nên kiểu dáng Land Rover trong 3 thập kỷ tiếp theo.
Land Rover 90 và 110 (1983-1990). Thiết kế của Land Rover One-Ten và Land Rover Ninety (sau này được gắn số 110 và 90) có từ năm 1983, đánh dấu lần đầu tiên Land Rover sử dụng hệ thống treo lò xo cuộn thay cho lá nhíp trên mẫu cũ. Nội thất và động cơ cũng được nâng cấp đáng kể.
Land Rover Defender (1990-2016). Cái tên Defender xuất hiện từ năm 1990 sau khi Land Rover Discovery ra mắt (1989). Land Rover muốn tách biệt bản cũ và bản mới. Defender được bán tại Mỹ từ năm 1993 tới 1997. Đó chính là bản 110 và 90, gần như không thay đổi cho tới năm 2007, khi đó mẫu SUV này được nâng cấp nội thất. Chiếc Defender cuối cùng rời dây chuyển sản xuất vào tháng 1 năm 2016.
Land Rover Defender L663 (2020 trở đi). Model 2020 của Land Rover Defender được thiết kế mới hoàn toàn. Với tên mã L663, Defender 2020 sử dụng nền tảng unibody bằng nhôm của Range Rover, Range Rover Sport, và Land Rover Discovery. SUV mới bỏ hệ thống treo trục chủ động truyền thống, thay vào đó là thiết lập đa kết nối giữa trục trước và sau. Mặc cho thay đổi này, nhà sản xuất hứa hẹn Defender 2020 vẫn sở hữu khả năng off-road ấn tượng.
Video đang HOT
Theo Zing
Frankfurt 2019: Land Rover Defender "hồi sinh"
Sau một thời gian dài vắng bóng, Land Rover Defender đã được "hồi sinh" tại Triển lãm Ôtô Frankfurt 2019 với nền tảng hoàn toàn mới, một loạt tùy chọn động cơ cùng những công nghệ tiên tiến
Về cơ bản, mẫu xe vẫn mang hình dáng vuông vức của dòng Defender "huyền thoại" nhưng sở hữu những đường nét hiện đại hơn hẳn
Ở thế hệ hoàn toàn mới này, Defender chuyển từ thân xe dạng body-on-frame (thân trên khung) sang cấu trúc liền khối bằng nhôm trọng lượng nhẹ với độ cứng cáp tăng gấp 3 lần. Đây cũng là nền tảng sử dụng cho một số mẫu xe khác trong danh mục sản phẩm của hãng như Range Rover, Range Rover Sport và Land Rover Discovery.
Defender ra mắt với 2 phiên bản: Bản 3 cửa Defender 90 và bản 5 cửa Defender 110 với giá bán lần lượt 40.000 Bảng Anh (49.000 USD), 45.240 bảng Anh (56.000 USD). Sắp tới còn có thêm phiên bản trục cơ sở dài Defender 130 với cách thiết kế 8 chỗ ngồi thay vì 7 chỗ ngồi trên Defender 110.
Defender 110 sở hữu chiều dài 5.018mm (tính cả bánh xe dự phòng phía sau), tăng 440mm so với xe tiền nhiệm. Trong khi đó, ở Defender 90 là 4.583mm, cải thiện 722mm. Trục cơ sở 3.022mm (dài hơn 99mm so với Discovery), giúp Defender 110 có phần nhô ra ngắn hơn, cải thiện đáng kể khả năng off-road của phương tiện.
Xe được trang bị hệ thống treo phía trước dạng xương đòn kép, hệ thống treo độc lập Integral Link phía sau. Kích thước các bánh xe cũng tăng từ 16-18inch lên 22inch, đem đến cái nhìn bề thế.
Defender có tới 6 biến thể, gồm Defender, Defender S, Defender SE, Defender HSE, Defender X, và Defender First Edition.
Bên trong, Defender 2020 tiêu chuẩn (Defender 110) gây ấn tượng với hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng 10-inch, màn hình lái 7-inch, hệ thống âm thanh 6 loa... Bản cao cấp hơn có thêm ghế trước chỉnh điện 18 hướng, hệ thống âm thanh 14 loa, nội thất bọc da...
Về khía cạnh truyền động, hãng xe Anh Quốc đưa lên Defender 2020 một loạt lựa chọn động cơ. Đầu tiên là động cơ tăng áp 4 xy-lanh sản sinh công suất 296 mã lực, mô-men xoắn 400Nm. Tuy nhiên, động cơ này chỉ có trên Defender 110.
Ngoài ra còn có động cơ tăng áp mild-hybrid 48volt cho công suất 395 mã lực, mô-men xoắn 550Nm. Đây là động cơ tiêu chuẩn trên Defender 90. Cả hai loại động cơ trên đều đi kèm hộp số tự động 8 cấp của ZF.
Ở một số thị trường, khách hàng có thể đặt hàng động cơ diesel tăng áp hoặc động cơ hybrid sẽ ra mắt sau.
Theo kế hoạch, những chiếc Defender 2020 đầu tiên sẽ được bàn giao cho người dùng vào đầu năm tới. Tuy nhiên, khách hàng đã có thể đặt mua xe ngay từ bây giờ. Thay vì sản xuất tại Anh như trước kia, Defender mới sẽ được sản xuất tại Slovakia.
Một số trang bị hiện đại trên Defender 2020 như; phần mềm thông qua hình thức OTA (không dây) và sự xuất hiện của hệ thống thông tin giải trí Pivi Pro, hệ thống màn hình thông tin giải trí 10inch tương thích Apple CarPlay và Android Auto, cảnh báo áp suất lốp, phanh khẩn cấp, camera 3D, quan sát dưới sàn xe, kiểm soát hành trình và giới hạn tốc độ, giám sát tình trạng tài xế, hỗ trợ giữ làn, hỗ trợ đỗ xe, cảm biến mức nước ngập, nhận diện biển báo giao thông...
Theo Ô tô Xe máy Việt Nam
Land Rover Defender 2020 chính thức ra mắt, lạ lẫm và cục mịch Sau 3 năm chờ đời, fan hâm mộ Land Rover Defender đã thấy thế hệ 2020, với rất nhiều khác biệt. Land Rover vừa chính thức giới thiệu Defender 2020 tại triển lãm xe Frankfurt Auto Show 2019 (Đức). Mẫu SUV mang tính biểu tượng hơn 7 thập kỷ có ngoại hình mới với nội thất và động cơ nâng cấp. Defender thế...