‘Vua nước đóng chai’ sở hữu tài sản 70 tỷ USD: Từng bỏ học, thi trượt ĐH 2 lần
Trung Quốc – Trước khi trở thành tỷ phú, ông Chung Thiểm Thiểm từng bỏ học từ cấp 1, làm đủ nghề kiếm sống. Hiện tại, ông được xếp vào nhóm những tỷ phú giàu nhất thế giới, sở hữu khối tài sản lớn.
Chung Thiểm Thiểm (SN 1954) xuất thân trong một gia đình trí thức ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là người sáng lập và điều hành Nông phu Sơn Tuyền (Nongfu Spring) – công ty đồ uống lớn nhất Trung Quốc.
Bỏ học từ cấp 1, làm đủ nghề để kiếm sống
Là một tỷ phú lẫy lừng, người đầu tiên của Trung Quốc nằm trong top 10 doanh nhân giàu nhất thế giới nhưng cuộc sống xung quanh ông đều trái ngược. Năm 10 tuổi, khi ông đang học lớp 5 buộc phải bỏ học vì gia đình khó khăn, phải chuyển nhà từ Hàng Châu về Chư Kỵ.
Cảm thấy cuộc sống nhàm chán, ông di chuyển đến nhiều thành phố khác làm các công việc chân tay như thợ mộc, công nhân xây dựng, nông dân trồng nấm cho tới nhân viên giao đồ uống tận nhà. Từ bé, ông Chung Thiểm Thiểm phải làm nhiều việc mới đủ tiền nuôi sống bản thân và bố mẹ.
Chung Thiểm Thiểm – ông trùm nước đóng chai Nông phu Sơn Tuyền. Ảnh: Sohu.
Năm 1977, kỳ thi đại học dành cho thí sinh tự do được mở lại ở Trung Quốc, Chung Thiểm Thiểm khi đó 23 tuổi quyết định từ bỏ cuộc sống lao động để ôn thi.
Video đang HOT
Vì nghỉ học từ sớm nên kiến thức cơ bản Chung Thiểm Thiểm chưa nắm vững. Do đó, ông đã thi trượt ĐH đến 2 lần, lần nào cũng thiếu hơn 20 điểm. Thi lần thứ 3 ông mới đỗ vào ĐH Phát thanh – Truyền hình Chiết Giang. Sau khi tốt nghiệp ĐH, ông làm phóng viên mục nông thôn cho tờ Nhật báo Chiết Giang.
Trong suốt 5 năm làm báo, Chung Thiểm Thiểm có cơ hội phỏng vấn gần 500 doanh nhân thành đạt. Việc này không chỉ giúp ông mở rộng tầm nhìn, còn tích lũy thêm nhiều mối quan hệ phục vụ việc kinh doanh sau này.
Bỏ việc ổn định, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Năm 1988, Đặc khu kinh tế Hải Nam được thành lập. Nhận thấy cơ hội, Chung Thiểm Thiểm bỏ nghề phóng viên đến Hải Nam bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Ban đầu, ông dự định thành lập tờ báo tư nhân nhưng không được phép. Sau đó, Chung Thiểm Thiểm quyết định khởi nghiệp bằng cách trồng nấm. Tuy nhiên, thời tiết ở Hải Nam không phù hợp trồng nấm nên toàn bộ số vốn ông bỏ ra đều mất trắng.
Sau lần khởi nghiệp đầu tiên thất bại, Chung Thiểm Thiểm tạm hoãn ước mơ, chật vật mưu sinh, lo từng bữa ăn. Cuộc sống của ông thay đổi kể từ khi gặp được Tông Khánh Hậu – đồng hương kiêm Giám đốc Công ty thực phẩm đóng hộp Wahaha. Người này đã mời ông về làm Giám đốc chi nhánh nhượng quyền Wahaha tại Hải Nam.
Năm 1990, Chung Thiểm Thiểm trở thành triệu phú bậc nhất tại đây. Điều này khiến mối quan hệ của ông với Tông Khánh Hậu trở nên bất hòa. Sau đó, Chung Thiểm Thiểm chuyển sang lĩnh vực mới.
Trong một lần ăn tối cùng bạn tại nhà hàng, ông nhận thấy món canh dưỡng sinh được nhiều người ưa chuộng. Bằng sự nhạy bén trong kinh doanh, ông nghiên cứu và thử nghiệm thành công thuốc viên dưỡng sinh và cho ra mắt trên thị trường, nhanh chóng trở thành mặt hàng bán chạy.
Tiếp nối thành công, ông tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm sức khỏe khác. Năm 1996, Chung Thiểm Thiểm quyết định kinh doanh sản phẩm nước đóng chai, thành lập Công ty TNHH Nông phu Sơn Tuyền. Ông cho ra mắt dòng sản phẩm như nước trái cây Nông phu quả viên, nước chanh bù điện giải C100, đồ uống vitamin, trà không đường…
Với triết lý kinh doanh đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và mục tiêu thay thế toàn bộ các loại nước đóng chai sử dụng hóa chất đang tràn lan trên thị trường. Sau hơn 20 năm, Chung Thiểm Thiểm hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
Theo thống kê của tờ Forbes hồi tháng 4, hiện ông sở hữu khối tài sản ròng khoảng hơn 70 tỷ USD – người giàu nhất Trung Quốc và thuộc top 10 tỷ phú thế giới.
“Ông trùm nước đóng chai” từng chia sẻ chiến lược kinh doanh: “Để một doanh nghiệp nhỏ phát triển lớn mạnh, lĩnh vực kinh doanh phải khác với số đông và mang lại lợi nhuận cao, mới tạo được khả năng phát triển cho doanh nghiệp”.
Hiện tại, tỷ phú Chung Thiểm Thiểm kinh doanh nhiều lĩnh vực như đồ uống, nông nghiệp, thực phẩm, sản phẩm sức khỏe, mỹ phẩm, dược phẩm sinh học và công nghệ thông tin.
Thượng Hải (Trung Quốc): Số ca tử vong do Covid-19 tăng gấp 3 lần, kế hoạch mở cửa gặp khó
Số ca Covid-19 ở Thượng Hải (Trung Quốc) đang tăng trở lại sau 1 tuần giảm, thêm vào đó số trường hợp tử vong báo cáo hôm nay (24/4) tăng hơn gấp 3 lần một ngày trước đó, khiến tiến trình mở cửa thành phố vấp phải trở ngại.
Ngày 24/4, Thượng Hải tiếp tục báo cáo 39 ca tử vong do Covid-19 trong ngày thứ 7 liên tiếp. Đây cũng là ngày thành phố này thông báo số ca tử vong nhiều nhất trong đợt dịch mới, gấp hơn 3 lần một ngày trước đó là 12 ca, đưa tổng số trường hợp tử vong lên 87 người. 39 ca tử vong mới có độ tuổi trung bình 78,7, đều có các bệnh nền và chưa tiêm vaccine. Hiện Thượng Hải vẫn còn 160 bệnh nhân nặng và 19 ca nguy kịch, trong khi số ca bệnh nặng vẫn có chiều hướng gia tăng.
Người dân xếp hàng xét nghiệm Covid-19 tại một cộng đồng dân cư ở Thượng Hải ngày 12/4. Ảnh: IC.
Trong ngày 23/4, thành phố này ghi nhận thêm 21.058 trường hợp dương tính mới, trong khi trước đó một ngày con số này là 23.370 ca, tăng mạnh hơn 5700 trường hợp. Số ca mắc mới quay trở lại mốc 20.000 đã phá vỡ xu hướng giảm trong tuần qua, phủ bóng đen lên những nỗ lực chống dịch của thành phố, vốn đã bước vào một "trận quyết chiến" nhằm dập tắt các ca lây nhiễm ngoài cộng đồng bắt đầu từ thứ Sáu, khiến cư dân lo ngại và tiếp tục làm chậm tốc độ mở cửa của Thượng Hải.
Trong cuộc họp báo sáng 24/4, ông Triệu Đan Đan, Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố cho biết: "Số ca dương tính mới vẫn tương đối nhiều và dao động ở mức cao, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bùng phát theo cụm tại một số công trường và doanh nghiệp. Vì vậy, vẫn cần nhận thức đầy đủ về mức độ phức tạp và nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh ở Thượng Hải hiện nay."
Cũng theo quan chức này, Thượng Hải sẽ tiếp tục kết hợp xét nghiệm kháng nguyên và axit nucleic trên diện rộng theo phân vùng rủi ro, người dân tại các "khu vực kiểm soát" do có ca bệnh vẫn được yêu cầu không ra khỏi nhà.
Thượng Hải mới đây vừa thông báo số liệu tăng trưởng kinh tế quý I năm 2022. Theo đó, do tác động của Covid-19 gây áp lực lên trung tâm tài chính và cũng là động cơ tăng trưởng hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, GDP của thành phố chỉ tăng 3,1% trong quý đầu tiên, giảm mạnh so với 17,6% của năm ngoái và chậm hơn mức trung bình 4,8% của cả nước.
Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo về "áp lực suy giảm lớn hơn" từ tháng 4, khi thành phố bắt đầu phong tỏa nhằm hạn chế các ca bệnh nhiễm biến thể Omicron gia tăng nhanh hơn. Họ cũng lưu ý rằng xu hướng tăng trưởng GDP trong quý II của Thượng Hải là "không lạc quan" và vẫn phụ thuộc vào việc liệu dịch bệnh có được kiểm soát hiệu quả trong ngắn hạn hay không.
Trong khi đó, ông Lương Vạn Niên, Trưởng nhóm chuyên gia ứng phó với Covid-19 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc khẳng định, chi phí dùng để thực hiện "không Covid-19 năng động" ở nước này, bao gồm đầu tư cho vaccine, xét nghiệm, xây dựng địa điểm cách ly, nhân lực..., giống như mua bảo hiểm để đối phó với rủi ro. Khoản bảo hiểm này là "xứng đáng" vì nó dành cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, nhằm giữ cho dịch bệnh được kiểm soát và không lây lan. Theo ông, nếu "nằm thẳng", tức không can thiệp, sẽ tạo thành một "vòng tuần hoàn ác tính" và gây nên "thảm họa", do tỷ lệ tử vong vì Omicron ở Hong Kong gấp 7-8 lần so với bệnh cúm thông thường, con số này ở người trên 80 tuổi lên tới gần 100 lần, trong khi số lượng chủng ngừa ở nhóm người này tại Trung Quốc "chưa đủ cao". Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng khẳng định, "không Covid-19 năng động" là "chiến lược chống dịch với chi phí xã hội tổng thể thấp nhất"./.
Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự Mỹ đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với chính phủ Quần đảo Solomon về thỏa thuận an ninh vừa được nước này bí mật ký kết với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ đáp trả tương ứng nếu quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự. Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm...