Vừa nói vừa đệm tiếng Anh, liệu có “đẳng cấp” và “sành điệu”?
Những người xung quanh sẽ nhìn bạn với ánh mắt ngưỡng mộ hay khó chịu khi trong câu nói của bạn lúc nào cũng thêm thắt một vài từ tiếng Anh… để chứng tỏ mình “sang” và “thời thượng”???
Ảnh minh họa
Ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có trình độ dân trí cao. Không quá khó để bắt gặp một chị lao công cũng dùng “Ok”, “Yes/No” đệm vào những câu nói, giới tri thức – sinh viên với những câu từ: “Sorry, hết money nên tối nay không overnight được you ạ!” và nhân viên văn phòng: “Anh sure nhưng mà content cần add một số vấn đề nữa…” (trong một cuộc họp nhóm trao đổi công việc).
Bên cạnh việc sử dụng ngoại ngữ như một công cụ hữu ích và không thể thiếu trong công việc, học tập… đã xuất hiện không ít những mặt trái – sính ngoại ngữ, lạm dụng ngoại ngữ ngày càng phổ biến và thực sự là một “căn bệnh” đang lây lan, phát triển mạnh mẽ trong giới văn phòng, sinh viên, học sinh cấp 1, cấp 2. Và vấn đề giữ gìn và phát triển sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt chưa bao giờ là câu chuyện cũ.
Chúng tôi đã có dịp trao đổi vấn đề này với PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).
PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và phát triển,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thưa PGS.TS Phạm Ngọc Trung, ông đánh giá như thế nào về việc dùng ngoại ngữ hiện nay ở nước ta, đặc biệt là trong giới trẻ – các bạn học sinh, sinh viên và những người đang đi làm?
Video đang HOT
Ngoại ngữ ngày càng được dùng phổ biến trong xã hội, nhất là một số ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp do những vai trò và ý nghĩa đặc thù của nó.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng và không ngừng phát triển. Ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng trong tình hình mới – Đảng và Nhà nước ta tiến hành sự nghiệp Đổi mới. Đây là một phương tiện để khai thác thông tin nhiều hơn – ở nhiều kênh và nhiều quốc gia, mở rộng tầm ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các cơ quan trong nước và nước ngoài. Như trong quan hệ đối ngoại, nếu biết ngoại ngữ, có thể nắm bắt được quan điểm, tình hình của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới; các vấn đề mà nhân loại đang quan tâm để xác định được nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của đất nước. Nếu chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt thì chúng ta sẽ không hội nhập được với các nước trong khu vực và trên thế giới, rơi vào tình trạng bị cô lập và chia tách với bên ngoài.
Đơn giản như người nông dân, khi biết ngoại ngữ họ có thể tìm hiểu tình hình thị trường nông sản nước ngoài và xuất khẩu các sản phẩm của mình đến đó, tránh các hiện tượng bị ép giá, lỗ vốn do không tiêu thụ được nông sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực mà ngoại ngữ mang lại cho người dùng đã xuất hiện không ít những mặt trái – sính ngoại ngữ, sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi, lạm dụng ngoại ngữ trên một số trang tin và diễn đàn gây nên sự phản cảm và ức chế cho người nghe.
Một số từ tiếng Anh như: yes, no, ok, thank you, sorry, check, restart, sure, view… trở thành câu cửa miệng của nhiều người, đặc biệt là trong giới tri thức – sinh viên, viên chức nhà nước, nhân viên văn phòng. Có người cho rằng như vậy là khoe ngoại ngữ để chứng tỏ mình biết, mình giỏi ngoại ngữ; số khác cho rằng dùng tiếng Anh thay thế tiếng Việt để bớt dài dòng trong câu chữ và để luyện tập tiếng Anh hàng ngày…
Các bạn trẻ thế hệ 9X, 10X có cách nói chuyện, nhắn tin theo kiểu “công nghiệp” (mọi thứ đều phải nhanh chóng, ngay lập tức). Sử dụng chữ viết tắt, các ký tự, ngôn từ quá hiện đại, pha trộn “nửa Ta nửa Tây” không đúng với ngôn ngữ, cách giao tiếp truyền thống làm người nhận tin không thể hiểu nội dung tin nhắn.
- Những trường hợp nào thì nên dùng và có thể dùng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ 2 của mình mà vẫn tránh được sự lạm dụng nó, thưa ông?
Ngôn ngữ Việt Nam sử dụng đại từ nhân xưng rất phức tạp, phân biệt rõ theo từng ngôi thứ. Trong khi đó, sử dụng tiếng nước ngoài – như tiếng Anh lại dễ dàng hơn, làm xóa nhòa ranh giới trong giao tiếp và tạo sự tế nhị, uyển chuyển, linh hoạt của ngôn từ.
Tuy nhiên, sử dụng ngoại ngữ đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì giá trị của ngoại ngữ mới được phát huy.
Trong một số bài nghiên cứu khoa học, khi một từ tiếng Việt không thể miêu tả hết nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn đề cập thì sử dụng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Trung, Nga…) để thay thế và có chú thích đi kèm bởi nó đã được quốc tế hóa là một cách làm vẫn được. Những trường hợp như vậy, người viết không phải sính ngoại ngữ, khoe ngoại ngữ. Họ là những nhà khoa học, hiểu ngoại ngữ và biết cách dùng ngoại ngữ đúng lúc, đúng chỗ. Do đó, không gây ra sự khó chịu cho người đọc.
Trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình và các loại hình báo chí khác, biên tập viên, phóng viên, người dẫn chương trình cần giỏi ngoại ngữ và biết dùng ngoại ngữ, có ý thức sử dụng ngoại ngữ một cách cẩn thận. Không biết ngoại ngữ hay kém ngoại ngữ, phát âm tiếng bồi thì rất phản cảm, người dân không hiểu và bị “dị ứng”. Điều này cần hết sức tránh.
Trên giảng đường đại học, các thầy cô đôi khi vẫn sử dụng một số thuật ngữ tiếng nước ngoài, mục đích là để sinh viên dần tiếp cận với khoa học.
Những sinh viên đang học ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên để hình thành thói quen, giúp rèn luyện cách phát âm và các kỹ năng khác một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tránh việc khoe ngoại ngữ thường có ở những người mới học. Nếu trong một nhóm bạn cùng thảo luận về một vấn đề cụ thể và không phải tất cả đều biết ngoại ngữ, giỏi ngoại ngữ thì không nên sử dụng ngoại ngữ, làm người nghe không hiểu nghĩa của nó. Hay khi về quê, nói chuyện với người thân, bạn bè, hàng xóm – những người chỉ sử dụng thuần túy tiếng Việt, nếu dùng những từ ngoại ngữ phức tạp sẽ làm người nghe không hiểu, khó chịu và mang lại nhiều hệ quả xấu hơn.
Trong môi trường học tập, làm việc tại các dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, sân bay, hải cảng… nơi có nhiều khách nước ngoài, biết sử dụng ngoại ngữ là điều rất tốt, giúp trao đổi thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Như vậy, hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cũng tốt hơn.
- Thưa ông, trong quá trình hội nhập, dưới sự giao lưu ngôn ngữ, giao lưu văn hóa cần phải làm gì để giữ gìn sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt mà vẫn phát triển ngoại ngữ?
Trong dân gian, sử dụng tiếng Việt cũng chia thành 2 giai tầng: những người chữ nghĩa và người ăn nói tục tĩu. Ngày nay, những từ không đẹp, những tiếng, những câu nói tục, chửi thề phải hết sức tránh.
Bên cạnh đó, chúng ta không chỉ chú trọng vào sử dụng, bảo tồn tiếng Việt mà cần phải phát triển nó. Ngôn ngữ nói cần tinh giản, gọn gàng, chính xác, thông tin kịp thời, tránh dài dòng. Làm sao nói tốt mà vẫn giữ được sự trong sáng, đẹp đẽ của tiếng Việt.
Hệ thống giáo trình, sách giáo khoa phải bài bản để truyền đạt cho các em những nét đẹp của tiếng mẹ đẻ, rèn cách phát âm chuẩn để hình thành nên tình yêu tiếng Việt cho lớp người trẻ.
Bên cạnh đó, môi trường giáo dục với các thầy cô giáo sử dụng tiếng Việt chuẩn. Nâng cao ý thức sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, giữa các học sinh với nhau, các thầy các cô và giữa thầy với trò.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… trình độ ngoại ngữ của người dân được nâng lên rõ rệt nhưng theo cách tự nhiên (qua giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày). Cần mở lớp bồi dưỡng, đào tạo ngoại ngữ qua các tổ chức đoàn thể, hiệp hội để người dân biết cách giao tiếp chuẩn mực, tránh đi sự phản cảm, lạm dụng.
Theo ANTD
Ra mắt CLB Báo chí điều tra đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 29-3 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra buổi họp báo ra mắt Câu lạc bộ Báo chí điều tra (IJC). Câu lạc bộ ra đời nhằm đào tạo một đội ngũ nhà báo viết về lĩnh vực điều tra có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệp tác nghiệp.
Câu lạc bộ Báo chí điều tra (Investigative Journalism Club - IJC) thuộc đề án "Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng" do Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện. Đề án đã dự thi chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2013 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tổ chức.
Đề án ra đời nhờ một số kết quả nghiên cứu, trong đó có kết quả khảo sát xã hội học "Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức" do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới công bố năm 2012. Kết quả cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng báo chí phát hiện ra tham nhũng trước khi cơ quan chức năng phát hiện, và hơn 8% cho rằng áp lực từ báo chí giúp các vụ tham nhũng khỏi bị "chìm xuồng". Điều này đã khẳng định cần phải xây dựng minh bạch thật sự, trao quyền cho báo chí để giúp lĩnh vực này áp dụng kỹ năng điều tra, phát hiện trường hợp tham nhũng.
Các thành viên trong CLB Báo chí Điều tra ra mắt các đại biểu
Theo kế hoạch, Đề án "Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong phòng chống tham nhũng" sẽ diễn ra trong thời gian 2013 - 2014 với hy vọng sẽ có khoảng 10.000 sinh viên biết đến Đề án và CLB báo chí điều tra, 100 % sinh viên các lớp được thử nghiệm giảng dạy lồng ghép và tham gia Câu lạc bộ FOJ hiểu được vai trò của báo chí và nhà báo điều tra trong phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, sẽ có 80 đến 100 nhà báo điều tra và các cơ quan báo chí biết đến Đề án, chia sẻ ý kiến, tham gia hỗ trợ cho dự án trong công tác đào tạo, biên soạn tài liệu, hội đồng tuyển chọn thành viên Câu lạc bộ và bộ sưu tập.
PGS. Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Báo chí, cho biết: "Mục tiêu của dự án Báo chí điều tra là hướng tới sinh viên báo chí, đào tạo kiến thức và kỹ năng điều tra ngay từ gốc, nỗ lực đưa điều tra phòng chống tham nhũng vào chương trình đào tạo cử nhân báo chí chính quy dưới hình thức lồng ghép vào các môn học. Trên cơ sở thiết kế hoạt động của Câu lạc bộ Báo chí điều tra, sinh viên báo chí được đào tạo cả về kiến thức và thực hành kỹ năng nghề nghiệp, với nguồn lực tổng hợp từ 4 phía: giảng viên báo chí - sinh viên báo chí - nhà báo điều tra - chuyên gia lĩnh vực điều tra phòng, chống tham nhũng".
Cũng trong dịp này, website của khoa Báo chí, có địa chỉ www.cjc.edu.vn chính thức ra mắt với mục tiêu trở thành một diễn đàn nghiệp vụ của Chi hội nhà báo Khoa Báo chí.
Theo ANTD
Thăm, tặng quà tết đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn Chiều 23-1, Thượng tá Phạm Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm và đồng chí Bùi Nhật Quang, Phó Bí thư Đoàn thanh niên CATP đã đến thăm, tặng quà gia đình Thiếu úy Phạm Ngọc Dũng (Đội 3, Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm). Đồng chí Bùi Nhật Quang, Phó Bí thư Đoàn thanh niên CATP Hà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phạm Thoại tung báo cáo kiểm tra số tiền 14,7 tỷ đồng, luật sư nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Thiếu tướng Tô Cao Lanh nói về lùm xùm từ thiện của Phạm Thoại, mẹ bé Bắp

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Điều tra vụ thi thể phân hủy trên sân thượng chung cư Khang Gia

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine sẽ được xác định trong vài tuần tới
Thế giới
15:35:44 05/04/2025
3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Trắc nghiệm
15:16:34 05/04/2025
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, hành hương về đất Tổ không thể bỏ qua 6 món ăn này
Ẩm thực
15:05:48 05/04/2025
Kim Seon Ho trở lại thành công sau những tranh cãi trong quá khứ
Hậu trường phim
15:02:32 05/04/2025
Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh
Sao việt
14:58:54 05/04/2025
Kẻ trộm 21 chỉ vàng ở Nghệ An bị bắt khi đang chạy trốn lên Lào Cai
Pháp luật
14:58:34 05/04/2025
Phim Hàn vừa chiếu đã được khen điên rồ nhất 2025, nữ chính là chiến thần mặt mộc đẹp không vết xước
Phim châu á
14:52:44 05/04/2025
Nhạc sĩ đứng sau OST Địa Đạo: Chỉ có 13 ngày để hoàn thành ca khúc, biết ơn vì là một phần của dự án
Nhạc việt
14:49:29 05/04/2025
Nữ ca sĩ bất ổn số 1 showbiz khiến fan hốt hoảng khi đăng video mặt biến dạng
Sao châu á
14:45:22 05/04/2025
Phim 'Cánh đồng hoang' lên sóng Cine 7 - Ký ức phim Việt
Tv show
14:42:42 05/04/2025