Vừa nhập biên ‘hàng khủng’ Rafale, Ấn Độ đã định phô diễn sức mạnh
Chiến đấu cơ Rafale vừa được quân đội Ấn Độ nhập biên hồi tháng trước nhưng nhiều khả năng sẽ được tham gia cuốc tập trận đầu tiên giữa nước này và Qatar.
Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử giữa Qatar và Ấn Độ dự kiến sẽ được diễn ra trong những ngày cuối cùng của năm nay. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Truyền thông Ấn Độ có vẻ rất quan tâm tới cuộc tập trận này và nhiều khả năng, máy bay chiến đấu Rafale mới nhất của Ấn Độ cũng như máy bay do thám P8 sẽ tham gia cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử giữa Ấn Độ và Qatar có tên Za’ỉ-Al-Bahr có nghĩa là “Tiếng Gầm của Biển”. Cuộc tập trận tập trung vào các khoa mục bao gồm tác chiến mặt nước, phòng không, tuần tra biển, chống cướp biển. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Hải quân Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận không những tăng cường tình đoàn kế giữa quân đội hai nước, đây còn là cơ hội rất tốt để Hải quân Ấn Độ được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Theo thông tin được phía Ấn Độ tiết lộ, cuộc tập trận sẽ diễn ra trong thời gian tổng cộng 5 ngày. Trong đó có ba ngày diễn ra quá trình hậu cần, tiếp tế ở cảng và hai ngày diễn ra trên biển. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Đây được xem là cơ hội cực kỳ thuận lợi để Không quân Ấn Độ mang các tiêm kích Rafale ra thử nghiệm – loại tiêm kích đắt nhất kho vũ khí của nước này tới nay vẫn chưa tham gia vào bất cứ cuộc tập trận chung đa quốc gia nào. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Ấn Độ hiện đang là một trong số bốn quốc gia trên thế giới sử dụng các tiêm kích Rafale đắt đỏ trong biên chế của mình. Các quốc gia này bao gồm Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Tính tới tháng 9/2019, Pháp mới chỉ sản xuất được 175 máy bay Rafale. Một trong những lý do khiến loại tiêm kích này ít được phổ biển đó là do giá thành quá đắt đỏ của chúng. Phiên bản “rẻ tiền” nhất của Rafale cũng có giá lên tới hơn 70 triệu Euro – nghĩa là đắt ngang tiêm kích F-35A. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Trong quá khứ, Hải quân Ấn Độ cùng với Hải quân Qatar đã từng có sự hợp tác trong rất nhiều khía cạnh, tuy nhiên tới tận năm 2019 này, hai nước mới quyết định tập trận chung. Nguồn ảnh: Arme d’air.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng bay cơ động của mình.
Tuấn Anh
Theo kienthuc.net.vn
Trộm viếng tàu sân bay Ấn Độ, cuỗm mất ổ cứng máy tính
Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra một nghi án đánh cắp trang thiết bị điện tử trên tàu sân bay tự đóng đầu tiên của nước này tại xưởng đóng tàu ở bang Kochi.
Theo RT, các đối tượng đã đánh cắp một ổ cứng, bộ nhớ tạm (RAM) và bộ xử lý của 4 máy tính vừa được lắp đặt trên tàu sân bay tự đóng (IAC) đầu tiên của quân đội Ấn Độ.
Tàu sân bay được đặt tên là INS Vikrant, với tên dự án là AIC-1. Quá trình đóng tàu được bắt đầu vào năm 2013 và vẫn trong quá trình thi công tại Xưởng đóng tàu Cochin (CSL) tại bang Kochi, phía tây nam Ấn Độ.
Báo cáo điều tra cho biết camera an ninh chỉ được bố trí bên ngoài khu vực đóng tàu nhưng không lắp đặt trên trong con tàu đang được thi công. Điều này khiến cảnh sát gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và truy tìm các nghi phạm.
Xưởng đóng tàu tại Kochi cho biết tàu INS Vikrant, tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự đóng, bị mất cắp nhiều thiết bị điện tử. Ảnh: DNA India.
"Chúng tôi đang kiểm tra hình ảnh ghi nhận trong những ngày trước đó. Ban quản lý xưởng đóng tàu không hay biết gì về thời điểm vụ đánh cắp xảy ra. Chúng tôi không thể tiết lộ thêm chi tiết vụ việc", một điều tra viên trả lời India Times.
Vụ đánh cắp được phát hiện vào cuối tuần qua sau khi những đợt thử nghiệm đầu tiên cho hệ thống điện tử của tàu bất ngờ thất bại. Ban đầu, các kỹ sư cho rằng hệ thống gặp trục trặc về đường dây điện. Sau đó, họ nhận ra nhiều trang thiết bị điện tử quốc phòng đã "thất lạc", khiến hệ thống không thể hoạt động.
Đại diện CSL cho biết họ đã trình báo vụ việc với hải quân Ấn Độ và gửi đơn cho cảnh sát địa phương.
"Chúng tôi có hệ thống an ninh riêng cho dự án IAC, được quản lý bởi Lực lượng An ninh Công nghiệp Trung ương (CISF). Chúng tôi cũng bố trí camera và lực lượng an ninh tại khu vực xung quanh. Công ty đang tiến hành điều tra nội bộ và phối hợp với điều tra của cảnh sát. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể sau khi điều tra kết thúc", người phát ngôn của CSL cho biết.
Hải quân Ấn Độ tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Lực lượng này cho biết những thiết bị đị đánh cắp không có ý nghĩa lớn về mặt quân sự.
Dù hải quân Ấn Độ không lộ bí mật quân sự, vụ đánh cắp này có thể làm chậm tiến độ hoàn thành dự án AIC-1. Theo kế hoạch ban đầu, tàu sân bay của hải quân Ấn Độ sẽ được được đưa vào biên chế trong giai đoạn giữa năm 2020 - 2022.
Theo Zing.vn
Ấn Độ sẽ mua những tên lửa "kém cỏi" của Nga Ấn Độ đã quyết định mua hàng trăm tên lửa Nga. Đáng chú ý là những tên lửa này, cách đây không lâu, đã bị chính Ấn Độ chỉ trích là những vũ khí "kém cỏi". Tên lửa không đối không tầm trung R-77. Sau thất bại của Không quân Ấn Độ tại bang Kashmir (phía Bắc Ấn Độ), Bộ Quốc phòng nước...