Vừa nhận tiền đền bù đất, dân bị cán bộ thu lại một nửa
Nhiều hộ dân ở phường Đông Cương, TP Thanh Hóa thuộc diện nhận tiền đền bù đất đai của dự án. Tuy nhiên, họ chưa kịp đưa số tiền về nhà thì bị cán bộ phường thu lại 50%.
Nhiều hộ dân trú tại phố 7 và phố 8, phường Đông Cương (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) có đất sản xuất nông nghiệp thuộc diện đền bù khi Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Tuấn Minh lấy đất triển khai dự án Văn phòng thương mại.
Sau khi nhận được tiền đền bù, một số hộ dân bị cán bộ phường Đông Cương thu lại khoảng 50% nhưng không rõ lý do.
Bà Lũy sống trong căn nhà cấp 4 xập xệ, bị cán bộ thu lại tiền đền bù đất đai không rõ lý do. Ảnh: Nguyễn Dương.
Cụ Lũy (73 tuổi) sống ở phố 7, phường Đông Cương (TP Thanh Hóa) cũng vừa bị cán bộ phường thù lại 11 triệu đồng trong tổng số 21 triệu đồng đền bù đất ruộng ở cánh đồng Hà Đá.
“Họ nói thu lại tiền để đóng vào ủy ban, nhưng không nói dùng vào việc gì. Sau khi thu, cán bộ bảo ký vào giấy gì đó, nhưng tôi không biết nội dung”, bà Lũy kể.
Bà Lũy chia sẻ cũng tính sửa sang lại căn nhà sau khi nhận tiền đền bù đất ruộng nhưng vì số tiền bị thu lại một phần và bà tuổi đã cao, không sống được bao lâu nên thôi.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quan Trung (63 tuổi, ở thôn 8), nhận tiền đền bù hơn 30 triệu đồng cho khoảng 1 sào đất. Thế nhưng, gia đình ông bị cán bộ của phường thu lại hơn 20 triệu đồng.
“Tôi thắc mắc tại sao thu tiền thì họ nói thu để làm giấy tờ này, giấy tờ nọ. Tôi không rõ họ thu vào mục đích gì”, ông Trung bức xúc nói.
Video đang HOT
Nhiều hộ dân ở phố 7 và phố 8 phản ánh, họ cũng rơi vào hoàn cảnh như gia đình bà Lũy và ông Trung.
Trong số các hộ bị thu lại tiền, gia đình bà Nguyễn Thị Phượng (giáo viên về nghỉ hưu, ở phố 8) là hộ duy nhất được cán bộ phường trả lại số tiền đền bù đất đai bị phường thu. Bà Phượng cho hay nhận hơn 100 triệu đồng thì bị thu 65 triệu.
“Tôi thắc mắc ai cấp quyết định cho phường thu lại? Tại sao thu không biên lai, hóa đơn thì họ không trả lời được. Vì có chút hiểu biết pháp luật, tôi nhiều lần khiếu nại nên họ thỏa thuận trả lại”, bà Phượng nói.
UBND phường Đông Cương, TP Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Dương.
Sáng 1/12, trao đổi với Zing.vn, ông Lê Đình Mão, Chủ tịch UBND phường Đông Cương, thừa nhận có sự việc trên. Tuy nhiên, ông Mão lý giải đây không phải là “thu” lại tiền của dân mà phường “kêu gọi” các hộ dân đóng góp xây dựng địa phương trên tinh thần tự nguyện.
Theo Chủ tịch UBND phường Đông Cương, việc này do cấp dưới của ông triển khai. Khi triển khai, các cán bộ phường có tổ chức họp dân và khi thu có hóa đơn.
Về câu hỏi tại sao đóng góp địa phương lại thu của các hộ một số tiền lớn như vậy? Ông Mão không giải thích được.
“Hôm trả tiền đền bù cho dân, tôi đi công tác. Không hiểu cấp dưới triển khai thế nào mà họ thắc mắc, khiếu nại. Tôi sẽ chỉ đạo rà soát, trả lại tiền cho người dân”, ông Mão nói.
Ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, cho biết sẽ yêu cầu lãnh đạo phường Đông Cương báo cáo sự việc.
(Theo Zing News)
Băng giang hồ bóc lột thân xác người bán dâm thế nào?
Hai băng giang hồ tranh nhau thu tiền bảo kê các nam đồng tính, giả gái đứng bán dâm ở đường Lý Thường Kiệt (quận 10, TP.HCM). Mỗi ngày các nạn nhân nộp cho chúng 200.000 đồng.
Cơ quan công an vừa triệt phá 3 băng nhóm giang hồ bảo kê, thu tiền của những người bán dâm ở TP.HCM. Theo lời khai của các "mỹ nam", để hành nghề đứng đường, họ phải bỏ từ 30 đến 50 triệu đồng sang Thái Lan chuyển giới. Nếu người không có nhiều tiền thì hằng ngày họ tiêm hoóc-môn nữ vào người để thân hình mềm mại. Sau đó, họ nuôi tóc dài hoặc đội tóc giả, trang điểm, mặc đồ gợi cảm rồi chụp hình đăng lên mạng xã hội để câu khách.
Ngoài những người chuyển giới đứng đường bán dâm còn có nhiều nam giả gái. Những người này nhằm vào là những quý ông nhậu say, hoa mắt, không phân biệt được. Mỗi lần "lừa tình" thành công, những người này thường kiếm được 300.000 - 700.000 đồng. Nếu chiều theo ý khách, các "cô gái" sẽ được bo thêm. Tiền thuê phòng khách trả. Khi vào phòng, quý ông phải trả tiền cho người bán dâm trước rồi mới được hành sự.
Một trong số người chuyển giới bán dâm bị bảo kê thu tiền mỗi ngày. Ảnh: Khánh Trung
Theo "luật giang hồ", để được đứng đón khách, những người bán dâm phải nộp cho Phạm Xuân Lộc (34 tuổi, một giang hồ cộm cán gốc Hải Phòng, nhưng hoạt động ở TP.HCM) mỗi đêm 200.000 đồng.
Khi nạn nhân bán dâm xong thì bị đàn em của Lộc chặn trước cửa thu 200.000 đồng tiền bảo kê. Ngoài ra, anh ta còn được hưởng hoa hồng giới thiệu khách cho các nhà nghỉ, khách sạn. Nếu "đào" bị khách xù tiền thì được đàn em của Lộc trợ giúp, nhưng người bán dâm phải trả tiền công.
Theo công an, hôm nào các "đào" ra đón khách mà không có tiền đóng bảo kê thì ngày hôm sau phải nộp cho cả 2 ngày là 400.000 đồng. Nếu ngày thứ 2 cũng không có tiền đóng thì bị bảo kê ghi nợ 800.000 đồng. "Cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con đè lên vai của người hành nghề mại dâm", một cán bộ điều tra cho hay.
Nợ lâu không có tiền trả thì các "đào" bị côn đồ đến đánh dằn mặt, kề mã tấu vào cổ. "Chúng đe dọa nếu không có tiền trả sẽ cắt cổ", một nạn nhân kể. Quản lý 30 - 40 người bán dâm, hàng tháng Lộc và đàn em thu lợi bất chính 150 - 200 triệu đồng.
Hằng đêm, cứ trước giờ vào "ca", người bán dâm phải chuẩn bị trước 200.000 đồng để đến giờ đàn em của Lộc đi qua thu. Hoặc Lộc sẽ cho đàn em đứng canh, khi thấy các "đào" bắt được khách thì buộc đưa đến khách sạn mà Lộc liên kết để "mây mưa".
Băng nhóm bảo kê chuyên thu tiền của người chuyển giới bán dâm. Ảnh: Công an cung cấp
Thấy kiếm được tiền quá dễ, Lộc chiêu dụ thêm đàn em có máu mặt ở quê nhà vào hoạt động. Sau một thời gian làm đàn em dưới trướng của Lộc, Trương Công Định (23 tuổi, quê Hải Phòng) tách nhóm. Từ đây ở khu chợ tình xuất hiện thêm một băng giang hồ.
Để tranh giành lãnh địa, 2 băng nhóm thường xuyên chém nhau dẫn đến đổ máu. Bất ngờ bị đàn em vượt mặt, Lộc liền thuê Nguyễn Viết Hùng và Nguyễn Văn Dũng (49 tuổi, quê Đà Nẵng) cùng hợp tác. Mỗi ngày Lộc trả cho 2 người này 1 triệu để bảo vệ cho đàn em đi thu tiền bảo kê. Không chấp nhận thân phận dưới trướng của Hùng và Dũng, nhiều đàn em của Lộc bỏ đại ca chạy về phe của Định.
Ban giám đốc Công an TP.HCM lập chuyên án do Thiếu tướng Phan Anh Minh làm trưởng ban chỉ đạo, đại tá Lê Ngọc Phương và thượng tá Nguyễn Thành Mỹ - Trưởng và Phó Phòng PC45 chỉ huy đột kích 9 địa điểm nằm rải rác ở các quận 10, 12, Tân Phú, Bình Tân, truy xét các băng nhóm bảo kê.
Ngày 4/1, lực lượng bảo kê bắt được 13 người. Riêng Lộc nhanh chân tẩu thoát về Bắc Giang trốn ở nhà bạn gái. Bằng biện pháp nghiệp vụ, ngày 13/1, các trinh sát Đội 2 (PC45) bay ra Bắc phối hợp với cảnh sát hình sự Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang bắt giữ Lộc di lý về TP.HCM phục vụ điều tra. Còn Định và đàn em đang hút ma túy ở một khách sạn tại quận 3 thì bị cảnh sát bắt quả tang.
Theo Zing
Theo_Người Đưa Tin
Truy thu tiền người "tù treo vẫn nhận lương 7 triệu" TAND huyện Đức Cơ tuyên phạt ông Sơn 24 tháng tù treo về tội "Nhận hối lộ" . Tuy nhiên, từ khi bị tòa tuyên phạt đến nay, ông Sơn chưa được bố trí công việc mới nhưng vẫn nhận lương hơn 7 triệu đồng/tháng. Theo tin tức báo Giao Thông, ngày 11/11, UBND huyện Đức Cơ, Gia Lai cho biết, đã chỉ...