Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã mô tả Triều Tiên là “một cường quốc hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) tại cuộc gặp ở Hà Nội, Việt Nam năm 2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông đồng thời bày tỏ rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ “vui mừng” khi thấy ông trở lại Nhà Trắng.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục trong một cuộc họp báo, Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ đã lần đầu tiên đề cập công khai đến Bình Nhưỡng ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tại phòng mái vòm (Rotunda), Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington D.C.
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: “Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đ.e dọ.a lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân”.
Ông Trump nói thêm: “Chúng tôi đã có quan hệ tốt. Tôi nghĩ ông ấy sẽ vui khi thấy tôi trở lại (Nhà Trắng)”.
Video đang HOT
Nhận xét của Tổng thống Trump được đưa ra giữa bối cảnh có nhiều kỳ vọng rằng ông có thể tìm cách khôi phục ngoại giao trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khi ông nhiều lần tự hào về mối quan hệ cá nhân với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong chiến dịch tranh cử.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có ba cuộc gặp trực tiếp với ông Kim, bao gồm hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, một cuộc gặp tại Việt Năm năm 2019 và một lần tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ý của Tổng thống Trump khi gọi Triều Tiên là “cường quốc hạt nhân”, một thuật ngữ mà các quan chức Mỹ thường tránh sử dụng, vì nó có thể bị hiểu là Washington thừa nhận chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm suy yếu nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tuần trước, trong phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện, ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cũng đã gọi Triều Tiên là một “cường quốc hạt nhân”.
Thuật ngữ “cường quốc hạt nhân” khác với các quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Nga.
Sự không chắc chắn vẫn bao trùm triển vọng khôi phục đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng có thể không còn quá mặn mà với việc tái khởi động đối thoại với Washington. Điều này, theo các nhà phân tích, phần lớn đến từ việc Triều Tiên hiện dựa vào Nga để nhận nhiên liệu, đảm bảo an ninh và các hỗ trợ khác.
Mặc dù ông Trump từng đạt được những bước tiến ngoại giao với Triều Tiên, nhưng tình hình hiện tại cho thấy con đường để tái thiết lập quan hệ Mỹ-Triều sẽ còn nhiều thách thức phía trước.
Triều Tiên giải thể toàn bộ các tổ chức liên quan đến các vấn đề liên Triều
Trong ấn bản danh bạ thường niên năm 2024, 11 tổ chức của Triều Tiên được liệt kê là phụ trách quan hệ liên Triều trong ấn bản năm 2023 đều đã bị xóa hoặc được đán.h dấu là "được cho là đã giải thể".
Ngôi làng ở thành phố Kaesong, Triều Tiên. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 24/12, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Triều Tiên được cho là đã giải thể toàn bộ khoảng 10 tổ chức chính thức chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên Triều, sau khi lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh định hình Hàn Quốc là "kẻ thù chính" vào cuối năm ngoái.
Quan chức này tiết lộ đán.h giá trên khi Bộ thống nhất Hàn Quốc công bố các ấn bản mới nhất của danh bạ thường niên về các cán bộ chủ chốt trong đảng và chính phủ của Triều Tiên.
Trong ấn bản năm 2024, 11 tổ chức của Triều Tiên được liệt kê là phụ trách quan hệ liên Triều trong ấn bản năm 2023 đều đã bị xóa hoặc được đán.h dấu là "được cho là đã giải thể".
Trong số đó, có cả Ủy ban Quốc gia về tái thống nhất hòa bình Tổ quốc, một cơ quan nhà nước trước đây phụ trách các cuộc đàm phán với Hàn Quốc.
Ngoài ra, các tổ chức như Mặt trận Dân chủ vì Thống nhất Tổ quốc, Hội đồng Hòa giải Dân tộc và năm cơ quan khác liên quan đến các vấn đề liên Triều cũng được Triều Tiên tuyên bố bãi bỏ thông qua các bản tin trước đó.
Triều Tiên dường như đã tiến hành tái cơ cấu tổ chức sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại cuộc họp toàn thể đảng Lao động cuối năm vào tháng 12 năm ngoái, xác định quan hệ liên Triều là quan hệ giữa "hai nhà nước thù địch" và ra lệnh loại bỏ các cơ quan xử lý vấn đề này.
Trong khuôn khổ động thái này, Cục Mặt trận thống nhất, một cơ quan chủ chốt của đảng Lao động Triều Tiên phụ trách các vấn đề với Hàn Quốc, cũng được đổi tên thành "Cục 10 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên".
"Với việc đổi tên, một số chức năng của cơ quan này dường như đã được chuyển sang Bộ Ngoại giao, mặc dù tình trạng của tổ chức này phần lớn không thay đổi, như được thể hiện qua vai trò và quyền hạn được dành cho các lãnh đạo như cố vấn Kim Yong-chol và người đứng đầu Ri Son-gwon," quan chức này nói thêm.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng No Kwang-chol, người nhậm chức vào tháng 10 năm nay, và Bộ trưởng Công an mới Pang Tu-sop, được cho là đã được bầu làm ủy viên chính thức và dự khuyết của Bộ Chính trị, theo đán.h giá của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Triển vọng chính sách đối với Triều Tiên dưới chính quyền Trump 2.0 Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thể hiện quan điểm tích cực đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và ủng hộ khả năng tái khởi động đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. (Tư liệu) Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp tại khách sạn Sofitel Legend Metropole mở...