Vừa nghe nhà gái muốn lễ đen 10 triệu, chú rể tỏ luôn thái độ “chửa ễnh ra còn đòi thể diện” và pha “quay xe sáng suốt” của cô dâu
“Ngay khi nhà gái thông báo có khoản lễ đó, nhà anh tỏ thái độ luôn, nói bố mẹ em cổ hủ, kết hôn do đôi bên tự nguyện còn thách cưới…”, cô gái kể.
Thời buổi hiện đại, tư tưởng của tầng lớp thanh niên thoáng hơn nên với nhiều người đàn ông, chuyện “tậu trâu được nghé” họ xem là song hỉ, niềm vui nhân đôi. Ngược lại vẫn có những anh chàng “dám làm” nhưng không “dám chịu” thậm chí còn phủ nhận cả những lời hứa hẹn thương yêu từng trao cho bạn gái của mình. Giống chàng trai trong câu chuyện mới được đăng tải trên mạng xã hội dưới đây.
Câu chuyện như sau: ” Yêu nhau hai năm, không ít lần bạn trai chủ động muốn ‘vượt rào’ mà em không đồng ý. Em không bài xích chuyện ‘ăn cơm trước kẻng’ mà đơn giản chỉ muốn giữ cho tới khi hai đứa chính thức thành vợ thành chồng. Những lúc bị em ‘từ chối’, anh luôn tỏ thái độ hằn học, khó chịu bảo em không yêu, không tin tưởng bạn trai nên mới ‘đề phòng’ như vậy. Mỗi lần như thế, em phải giải thích rất mệt mỏi. Thành thử ‘giữ’ được hơn năm, anh ‘đòi hỏi’ quá, em cũng đành ‘chiều lòng’ vì không muốn tình cảm hai đứa bị rạn nứt. Hơn nữa, anh cũng luôn miệng hứa hẹn sẽ cưới ngay khi sắp xếp được công việc ổn định hơn.
Bài chia sẻ của cô gái
Cách đây 3 tháng, em thử que 2 vạch. Khác hẳn với lời hứa hẹn lúc trước, khi em thông báo có bầu anh chỉ đáp lại vỏn vẹn 1 câu: ‘Đã nói là uống thuốc vào rồi cơ mà. Em cố tình để ép cưới phải không’.
Sau rồi anh cũng quyết định cưới. Có điều hôm gặp mặt hai bên gia đình, bố mẹ em không đòi hỏi yêu cầu gì nhiều ở nhà trai, bảo để nhà anh chủ động cho thoải mái. 5 lễ, 7 lễ thế nào là tùy. Riêng khoản lễ đen là quy định bắt buộc vì đó là phong tục quê em. Bố mẹ chỉ yêu cầu nhà anh bỏ lễ 10 triệu gọi là cho có lệ, đẹp mặt trước họ hàng.
Ngay khi nhà gái thông báo có khoản lễ đó, nhà anh tỏ thái độ luôn, nói bố mẹ em cổ hủ, kết hôn do đôi bên tự nguyện còn thách cưới. Không chỉ vậy, bố mẹ anh còn mặc cả lên xuống như mua mớ rau ngoài chợ khiến gia đình em khá sốc. Tuy nhiên bố mẹ em cũng nhẹ nhàng giải thích rằng, đó là tục lệ quê hương không thể bỏ.
Không ‘thỏa thuận’ được, mẹ chồng tương lai em đứng dậy về trong tâm thế không lấy gì làm vui vẻ. Buồn hơn cả, ngay tối ấy bạn trai gọi em đi nói chuyện. Anh khẳng định sẽ không chuẩn bị lễ đen, rằng nếu em đồng ý như vậy thì cưới, không thì thôi.
Video đang HOT
Mặc dù ức chế nhưng em vẫn nhẫn nhịn, giải thích với anh, 10 triệu không phải là khoản lớn nhưng nó thể hiện sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái, là thể diện của cô dâu. Không ngờ anh ấy cười nhạt bảo: ‘Thể diện gì nữa. Thích thể diện đã không để thế. Chửa ễnh ra, tôi cưới cho là may. Hoặc nếu thích đẹp mặt thì nhà em tự bỏ tiền vào phong bì rồi đưa anh, coi như hôm ăn hỏi anh diễn với thiên hạ’.
Ôi, em nghe mà choáng váng luôn, những gì anh nói trước đây và bây giờ trái ngược nhau hoàn toàn, cảm giác đúng là lật mặt như trở bàn tay. Ức quá em cười bảo: ‘Thôi, thế thì khỏi cưới xin làm gì. Nếu anh coi việc lấy tôi chỉ là ban ơn, giải quyết cái bụng bầu thì khỏi. Coi như tôi có mắt như không nên trao thân nhầm người. Con tôi cũng không cần người bố như anh. Về bảo bố mẹ anh khỏi phải sang nhà tôi ăn hỏi nữa’.
Ảnh minh họa
Tuyên bố xong, em đứng dậy về. Bố mẹ nghe em kể đầu đuôi lại mọi việc, ông bà tán thành quyết định của em rồi bảo con gái cứ yên tâm dưỡng thai, lo sinh nở. Ông bà sẽ chăm con chăm cháu, quyết không gả con gái cho người chồng như vậy”.
Hôn nhân là việc trọng đại cả đời người nên không thể nhắm mắt quyết định chỉ vì một lý do nào không xuất phát bởi tình yêu và sự tự nguyện của đôi bên. Theo dõi câu chuyện, nhiều người cho rằng thái độ của anh chàng trên khiến cô gái thất vọng mà muốn dừng chuyện ăn hỏi cưới xin lại cũng là điều dễ hiểu. Bởi ngay từ đầu anh đã là người nói được, không làm được, lúc yêu hứa hẹn đủ điều nhưng khi có chuyện lại không muốn chịu trách nhiệm. Một người đàn ông như thế không thể là chỗ dựa cả đời cho phụ nữ.
Màn "ngã giá" thách cưới 25 triệu khiến dân mạng chia phe tranh cãi: Cô dâu chú rể mặt buồn rười rượi, thái độ của ông bác trưởng đoàn mới đáng nói!
Mặc dù chuyện thách cưới chẳng hiếm hoi gì nhưng rõ ràng việc đưa ra con số phù hợp với hoàn cảnh cũng vô cùng quan trọng.
Thách cưới là một phong tục ở nhiều vùng miền Việt Nam. Cho dù hai bên gia đình và đôi trẻ đã tìm hiểu sâu sắc, ưng ý về đối phương những vẫn phải có thủ tục thách cưới, chuẩn bị cho hôn lễ.
Bây giờ, nhiều vùng miền đã dần bỏ đi cái phong tục đó hoặc có thể chỉ đưa ra con số tượng trưng thôi. Tuy nhiên ở nhiều nơi, số tiền mà nhà gái đưa ra cũng đủ khiến nhà trai "tái mặt".
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh hai bên gia đình gặp gỡ trong lễ ăn hỏi và bàn bạc chuyện cưới xin gây chú ý. Khung cảnh diễn ra ở phòng khách nhà gái. Lễ vật ăn hỏi để trên bàn, một ông bác có thể là trưởng đoàn nhà trai đang phát biểu.
"Tôi đề nghị, nhá, thế này, tôi đề nghị nhà trai bố trí thu xếp hỗ trợ cho nhà gái 25 triệu, từ A đến Z. Đấy, trên tinh thần như thế".
Ông bác đưa ra lời đề nghị 25 triệu đồng.
Cô dâu chú rể buồn rầu.
Lúc đó, thái độ của người đàn ông này cũng chẳng phải nhẹ nhàng hay thân tình. Giọng điệu khi nói ra lời đề nghị về số tiền ăn hỏi như ra lệnh và bắt buộc nhà trai phải thực hiện như thế.
Trong tình huống ấy, cô dâu và chú rể đứng ỏ một góc gần đó, mặt buồn rười rượi. Những người khác trong phòng cũng xôn xao bàn tán.
Nói gì thì nói, 25 triệu thách cưới không phải là con số nhỏ nhưng nó cũng chẳng lớn hay là số tiền vượt quá mức chi của nhiều gia đình. Thế nhưng nhìn hình ảnh về phái đoàn nhà trai khi sang nhà gái, nhiều người suy đoán rằng có thể họ cũng chẳng khá giả, giàu có gì nên việc đưa ra "cứng" con số 25 triệu có thể khiến cho họ gặp khó khăn.
Một đám cưới tổ chức được đã tốn kém rất nhiều khoản, bây giờ nhà gái thách cưới số tiền lớn thì sau này người vất vả cũng chính là cô dâu chú rể mà thôi.
Một số ý kiến của cư dân mạng.
Dân mạng đã chia phe tranh cãi dưới bài đăng. Nhiều người cho rằng chuyện người ta thách cưới số tiền 25 triệu là bình thường. Nếu như khoản nho nhỏ đó còn không có thì sau này lấy gì để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân bền chặt. Kinh tế góp vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, phần lớn mọi vấn đề đều xuất phát và được giải quyết bằng kinh tế. Số khác lại nghĩ có thể hai nhà nên bàn bạc trước để đưa ra con số phù hợp với hoàn cảnh thì đỡ gây hoang mang hơn.
Nhiều người lại đi sai hướng, bàn bạc về vấn đề 25 triệu để "mua" cô dâu và nghĩ về chuyện nhà gái nuôi con mấy chục năm rồi bây giờ gả chồng thì nhà trai được lợi.
Đây là một sự so sánh sai lầm đơn giản bởi tiền thách cưới nó là một phong tục. Chúng ta đừng coi trọng về chuyện con số đó nhiều ít thế nào mà quan trọng có phù hợp với đôi bên hay không thôi. Nhà gái gả con chứ không bán con, cô dâu là vô giá nên số tiền thách cưới không phải là khoản ấn định giá trị con người.
Thách cưới là một phong tục vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng miền và thật sự chẳng dễ gì thay đổi được quan niệm lâu năm để lại. Thế nhưng cái gì cũng nên hợp lý hơn và thực tế hơn.
Nhà gái thách cưới "cô dâu nặng 72kg là 72 triệu", chú rể tái mặt muốn hủy hôn, hội chị em thì trợn mắt: Gả con hay bán con? "Bây giờ mình chán không chịu được nhưng chẳng biết làm thế nào. Nhà có quả bom nổ chậm mà thách cưới cao quá. Có khi phải hủy cưới mất thôi" - chú rể than thở. Thách cưới vốn là tập tục trong lễ cưới hỏi của người Việt vẫn còn được lưu giữ ở nhiều vùng miền. Ở một số gia đình,...