“Vua nấm” Bảy Yết: Người đầu tiên trồng nấm bào ngư ở Việt Nam
“Vua nấm” Bảy Yết từ lâu đã là cái tên quen thuộc với nhiều người trồng nấm cả nước.
Ông có tên đầy đủ là Phan Văn Yết (sinh năm 1952), ngụ tại ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM, là người đầu tiên trồng nấm bào ngư ở Việt Nam, có công đầu trong việc phát triển rộng rãi mô hình nấm bào ngư.
Kể về thời kỳ đầu đến với nghề nấm, ông chia sẻ: “Đó là những ngày tháng khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã chỉ có vài công ruộng lúa, theo phong trào của cả vùng, năm ấy chuyển đổi sang trồng nấm rơm, nấm mèo. Bởi vậy, tôi bàn với vợ (bà Phan Thị Hòa) dồn hết vốn liếng tích góp và vay mượn thêm để chuyển sang nghề trồng nấm”.
Có vốn, vợ chồng ông Bảy vừa tự mày mò, vừa học hỏi kinh nghiệm từ bà con, cả gia đình trông chờ vào số nấm trồng thời đó. Khó khăn nối tiếp, nấm bị bệnh rồi nấm không ra, ông phải hứng chịu khoản nợ khổng lồ thời ấy lên tới 80 triệu đồng. Long đong, lận đận một thời gian dài, ông Bảy quyết không từ bỏ trồng nấm, thế rồi vận may cơ hội mới của ông cũng đến. Ông Bảy được thầy Lê Duy Thắng – giảng viên Đại học khoa học tự nhiên TP.HCM tháo gỡ khó khăn, thầy cung cấp cho ông Bảy 2 ống nghiệm chứa phôi nấm bào ngư để trồng thử và ông nhân được từ đó hơn 10.000 cây. Tuy nhiên, lần đầu trồng thử do chưa có nhiều kinh nghiệm nên nấm bị hư hại phân nửa, chỉ đủ hoàn vốn đầu tư.
Trải qua hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng nấm bào ngư, ông Bảy luôn học hỏi và hoàn thiện quy trình, kỹ thuật trồng nấm sao cho hiệu quả và chất lượng nhất. Thế nhưng, trồng nấm ổn rồi mà đầu ra chưa có, đây là chướng ngại lớn của vợ chồng ông. Bà Hòa chia sẻ: “Lúc đầu, đi giới thiệu nấm bào ngư cho các siêu thị ở thành phố họ không nhận vì chưa có chứng nhận về chất lượng. Sau đó, để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, chồng tôi phải mang nấm đến Sở y tế TP.HCM và Viện Pasteur kiểm định ba tháng/lần”. Từ đây, Cơ sở nấm bào ngư Bảy Yết đã được nhiều người tin tưởng và biết đến.
Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình ông Bảy, chính quyền đã giúp đỡ làm thủ tục để vay vốn từ chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển nông nghiệp tại TP.HCM để mở rộng mô hình. Bà Hòa cho biết: “Nhờ có vốn vay mà gia đình đã có tiền để mở rộng trồng nấm, từ việc nhập nguyên liệu đến cơ sở sản xuất cũng được sửa sang nhiều, việc hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất có ý nghĩa rất lớn, tạo cơ hội cho gia đình mạnh dạn hơn đầu tư phát triển”.
Hiện nay, cơ sở trồng nấm bào ngư Bảy Yết có diện tích khoảng 3.000 m2 , trồng nhiều loại nấm bào ngư như: bào ngư xám, bào ngư trắng, nấm sò, nấm vàng, bào ngư Ấn Độ, bào ngư Nhật Bản,… Ngoài ra, tại trại nấm Bảy Yết còn sản xuất nấm mèo và nấm linh chi. Tuy vậy, chủ yếu vẫn là bào ngư xám, bởi đây là loại nấm được người tiêu dùng yêu thích và bán chạy nhất.
Video đang HOT
Để sản xuất nấm bào ngư cần sử dụng mạt cưa đóng túi, sau đó trộn thêm với các chất dinh dưỡng cần thiết rồi đưa vào lò hấp 1 ngày, sau đó cho bịch ra ngoài chờ nguội và cấy bào ngư vào bịch mạt cưa. Sau 2 tháng, các bịch nấm bào ngư sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến thời tiết để thực hiện tưới phù hợp nhất. Trung bình một bịch nấm đạt cho thu hoạch khoảng 400 g nấm bào ngư trong 3 tháng.
Cơ sở nấm bào ngư Bảy Yết hiện cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng trong TP.HCM, một số ít bán lẻ cho các hộ kinh doanh và người dân,… Giá thành nấm bào ngư trong các siêu thị hiện nay là 54.000 đ/kg, sản lượng nấm bào ngư của vợ chồng ông Bảy cung ứng ra thị trường khoảng gần 20 tấn/năm.
“Vua nấm” Bảy Yết cũng gần cái tuổi thất thập nhưng tình yêu với cây nấm vẫn nguyên vẹn. Hàng ngày, ông vẫn cùng vợ con chăm lo công việc làm nấm. Ông yêu nấm bào ngư như chính sinh mệnh của mình.
Theo Hoài An (KHPT)
Đà Nẵng: Trồng loại nấm giá gần 500 USD/kg, thu lãi 400 triệu/năm
Tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), trồng nấm được xác định là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cao cho hàng chục lao động tại địa phương.
Đặc biệt, có nhiều mô hình, HTX trồng nấm linh chi, nấm bào ngư thu lãi 400 triệu đồng/năm.
Nấm dễ trồng, chi phí đầu tư thấp
Thành lập năm 2015, Hợp tác xã (HTX) nấm Nhơn Phước, ở xã Hòa Nhơn (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) là một trong những HTX sản xuất nấm bào ngư và linh chi có thương hiệu tại huyện Hòa Vang. Anh Nguyễn Văn Nhi - Giám đốc HTX nấm Nhơn Phước cho biết: "Trồng nấm đầu tư ít chi phí lại đỡ vất vả hơn so với các nghề khác, còn giải quyết được công ăn việc làm cho các hộ gia đình tại địa phương nên tôi quyết định thực hiện mô hình này."
Mô hình trồng nấm linh chi, nấm bào ngư của Hợp tác xã (HTX) nấm Nhơn Phước, ở xã Hòa Nhơn (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) là hướng đi mới của bà con ND Đà Nẵng.
Qua quá trình tìm tòi và học hỏi, anh Nhi đã kêu gọi các hộ gia đình tham gia HTX sản xuất và không ngừng mở rộng quy mô. ến nay, cơ sở sản xuất nấm có diện tích 2.500 m2, chủ yếu tập trung trồng sản xuất các loại nấm như: nấm linh chi, nấm bàu ngư... HTX cũng đang đưa thử nghiệm nấm vân chi, nấm milky hoàng đế. Ngoài ra, HTX còn cung cấp giống cho các hội viên, cung ứng sản phẩm nấm ra thị trường.
Theo anh Nhi, sản xuất nấm giống trải qua nhiều công đoạn, ban đầu chọn mùn cưa (chủ yếu lấy từ cây cao su và cây keo), ủ mùn cưa từ 1 - 2 tháng, sau đó, sàng lọc kỹ và cho vào máy trộn. Sau khi trộn xong, mùn cưa sẽ được đưa vào máy đóng bịch và bỏ vào lò hấp hơn 110 độ trong vòng 10 - 12 tiếng. Hoàn thành công việc hấp, bịch phôi nấm sẽ đưa ra ngoài cho nguội và bắt đầu cấy giống.
Trồng nấm đầu tư ít, chi phí lại thấp, bà con ND đỡ vất vả hơn so với các nghề khác.
"Vì là mô hình trồng nấm trong nhà nên đòi hỏi các tiêu chí kỹ thuật khắt khe. Quá trình nuôi trồng liên quan chặt chẽ tới thời tiết nên trong các khâu thanh trùng, xử lý nguyên liệu, môi trường... rất nghiêm ngặt để giảm tỷ lệ rủi ro trong quá trình sản xuất...", anh Nhi nói.
Thu lãi 400 triệu/năm
Anh Nhi cho biết, hiện nay, HTX cung ứng ra thị trường 1,5 - 1,8 tấn/tháng, đối với nấm bào ngư, giá bán 35.000 - 45.000 đồng/kg vào ngày thường, 60.000 - 80.000 đồng/kg vào các ngày rằm, mùng một và 500kg/năm đối với nấm linh chi, mức giá dao động 1 - 1,2 triệu đồng/kg.
"Năm 2018, doanh thu HTX trên 800 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí, thu lãi hơn 400 triệu đồng. Năm 2019 này dự kiến doanh thu sẽ tăng và lợi nhuận cao hơn năm ngoái. Hiện nay, HTX tạo được việc làm cho 7 hộ tham gia trồng nấm tại địa phương với thu nhập 5 triệu đồng/tháng và 4 lao động tại cơ sở với thu nhập 170.000 đồng/ngày...", anh Nhi cho hay.
Năm 2018 vừa qua, doanh thu HTX trên 800 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí thu lãi hơn 400 triệu đồng. Năm 2019 này dự kiến doanh thu sẽ tăng và lợi nhuận cao hơn năm ngoái.
Cũng theo anh Nhi, với hiệu quả từ nghề trồng nấm, giải quyết nguồn lao động tại đia phương, vừa qua, Trung tâm khuyến nông thành phố Đà Nẵng và Hội nông dân thành phố đã hỗ trợ lò hấp nguyên liệu, tủ sấy sản phẩm nấm, giàn phun sương,... cho HTX Nấm Nhơn Phước.
Anh Nhi cho hay: "Với cơ ngơi vừa được nâng cấp, trang thiết bị hoàn thiện, tiếp nhận chu đáo quy trình sản xuất theo công nghệ cao, HTX sẽ nâng sản lượng nấm lên gấp đôi và tiến tới mở rộng cơ sở hạ tầng cũng như áp dụng quy trình trồng nấm khép kín công nghệ cao để có những sản phẩm chất lượng tốt hơn. Từ đó tạo công ăn việc làm cho nhiều người hơn, nâng cao thu nhập cho các xã viên...".
Được biết, sản phẩm nấm Nhơn Phước đã được huyện Hòa Vang chọn và xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng trong năm 2019.
Theo Danviet
Đang từ nghèo rớt mồng tơi, làm cách này, dân trở nên giàu có Kết quả nổi bật từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) trong tỉnh Bình Dương là nhiều nông dân từ khó khăn đã trở thành tỷ phú. Làm giàu từ ý chí vượt khó Khi nói đến bà Nguyễn Ngọc Diệp, ở khu phố 5, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, bà con ở khu phố...