Vừa mở lại nhà máy, chủ nợ chặn cửa đòi trả tiền ngay
Sau thời gian dài phải dừng hoạt động để phòng chống dịch, nhu cầu về vốn đầu tư, khôi phục sản xuất, kinh doanh của các DN tăng rất cao.
Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, họ không biết tìm đâu ra vốn.
Khó lại thêm khó
Bà Hoàng Thị Như Yến, Giám đốc Công ty CP Thương mại Xây dựng KPY (TP.HCM), kể rằng, vừa qua, công ty hỏi 5 ngân hàng để vay khoảng 10 tỷ đồng chi trả lương cho người lao động, chuẩn bị nguyên vật liệu và khởi động lại các dự án.
Để được vay, các ngân hàng yêu cầu DN phải cung cấp báo cáo thuế có lãi trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, 2 năm qua, do dịch Covid-19 nên kinh doanh thua lỗ, không có báo cáo thuế có lãi. Ngoài ra, ngân hàng còn đòi hỏi tài sản bảo đảm phải được định giá và cam kết trả nợ của DN. Với những yêu cầu trên, DN không thể tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng, bà Yến cho biết.
Trong khi đó, một số DN tại P.HCM cho hay, thời gian giãn cách, phải đóng cửa nên các món nợ tạm thời không bị đòi. Nhưng vừa mới hoạt động trở lại, áp lực về nguồn tiền rất căng thì các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, chủ cho thuê mặt bằng, thậm chí cả ngân hàng, lập tức đòi thanh toán những khoản nợ trước đó.
DN đang bị , áp lực về nguồn tiền, vừa hoạt động lập tức bị đòi nợ ngay (ảnh minh họa)
Sau đại dịch, việc vay vốn ngân hàng khó hơn trước do thiếu tài sản đảm bảo, bị thua lỗ và ngân hàng chặt chẽ hơn khi cho vay do lo sợ nợ xấu. Nhiều DN không biết xoay đâu ra tiền để trang trải, vì vậy đã khó lại càng thêm khó. “Chúng tôi đang phải gồng mình để tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng có đơn vị vượt quá khả năng chỉ có thể buông bỏ”, chủ một DN trong lĩnh vực cơ khí tại TP.HCM than thở.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời điểm này, hỗ trợ cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid để khôi phục sản xuất là rất cần thiết. Theo gợi ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vừa dự kiến một gói cấp bù lãi suất từ ngân sách Nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương với quy mô dư nợ tín dụng lên đến 100.000 tỷ đồng. Nhiều DN rất vui mừng và mong muốn gói hỗ trợ này sớm trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, đến nay vẫn chưa có Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về gói hỗ trợ này, nên cần chờ thêm thời gian nữa.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, rút kinh nghiệm lần trước, khi xây dựng chính sách, cơ quan này sẽ phải tính tới 2 mục tiêu quan trọng là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng những kịch bản, chương trình triển khai gói hỗ trợ. Như vậy, DN có muốn nhanh cũng không thể được.
Video đang HOT
Muốn vay vốn, DN phải có doanh thu, có lợi nhuận, có tài sản đảm bảo và không có nợ xấu.
Không những thế, điều quan tâm của giới chuyên môn là làm thế nào để DN tiếp cận được gói hỗ trợ này. Theo luật các tổ chức tín dụng, muốn vay vốn, DN phải có doanh thu, có lợi nhuận, có tài sản đảm bảo và không có nợ xấu. Như vậy, những DN khó khăn đang tạm ngừng hoạt động, sẽ không thể đáp ứng được.
Điều kiện cho vay của ngân hàng là không đổi. Ngân hàng không thể tự ý giảm chuẩn được, muốn giảm chuẩn phải có một quy chế cho phép họ làm điều đó. Nếu giảm chuẩn cho DN dễ vay, ví dụ như không cần tài sản đảm bảo, khi có rủi ro, không thể trả nợ được thì sẽ xử lý như thế nào? Khoản tiền bị mất ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Khó nhất chính là xác định được những ai là người chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Chờ đến bao giờ?
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, cần vực dậy và phát huy vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng DN ở các địa phương. Các quỹ này cần sẵn sàng đứng ra bảo lãnh DN vay vốn như một số quốc gia vẫn làm. Chính phủ nên chỉ đạo địa phương tăng nguồn lực tài chính cho các quỹ. Đồng thời, sửa đổi cơ chế vướng mắc như: quy định DN phải có tài sản đảm bảo, quỹ phải bảo toàn vốn… Từ đó mới có thể tạo động lực bảo lãnh tín dụng cho DN.
Nhưng với giải pháp này, cũng chưa thể thực hiện được ngay, do phải mất thời gian để vực dậy quỹ.
Tính đến nay, cả nước có 28 quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, nhưng đa phần đều hoạt động lay lắt, cầm chừng; thậm chí, một số quỹ cả năm không bảo lãnh được DN nào. Hạn chế này xuất phát từ bất cập về cơ chế chính sách cũng như nguồn lực của các quỹ.
Nếu không được cứu, hàng loạt DN sẽ tiếp tục rời khỏi thị trường.
Hiện quy mô của các quỹ bảo lãnh tín dụng còn nhỏ do nhiều địa phương chưa có nguồn lực để bố trí vốn cho quỹ. Trong khi đó, năng lực tài chính, quản trị điều hành các quỹ còn hạn chế; quy trình nghiệp vụ trong thẩm định hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thu hồi các khoản nợ,… chưa hoàn thiện. Cùng với đó, những quy định về điều kiện cấp bảo lãnh tín dụng, đặc biệt là yêu cầu DN phải có tài sản bảo đảm, cộng thêm những quy định về phạm vi và giới hạn cấp bảo lãnh tín dụng… khá rườm rà, phức tạp. Vì vậy, việc sửa đổi chính sách để các quỹ này phát huy vai trò,chắc chắn sẽ mất không ít thời gian.
Một số ý kiến đề xuất, cần hình thành ngay một quỹ bảo lãnh DN hoạt động theo cơ chế mới và dành một khoản tiền từ ngân sách để bảo lãnh tín dụng cho các DN vay. Một trong những điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo DN tiếp cận được là bảo lãnh 100%, cho vay tín chấp.
Tuy nhiên, ông Cấn Văn Lực lại cho biết, để hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các DN và không cần tài sản đảm bảo là khó khả thi. Vì theo Luật Quản lý nợ công, Chính phủ không được bảo lãnh nợ DN nữa.
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong tháng 9/2021 với hơn 3.000 DN cho thấy, nhiều DN chỉ có thể cầm cự tối đa 6 tháng. Nếu không được cứu, hàng loạt DN sẽ tiếp tục rời khỏi thị trường.
Trong khi đó, theo VCCI, gói hỗ trợ về vốn và tín dụng của Chính phủ bao gồm cho vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất vay… đã được triển khai từ đầu 2020 cho kết quả rất hạn chế. Theo khảo sát nhanh trên 500 DN vào tháng 8/2021chỉ có 30,72% DN tiếp cận được. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ (0,65%) cho biết gói hỗ trợ về vốn và tín dụng đáp ứng yêu cầu của DN.
Tăng tốc nối lại chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp
Sau khi các tỉnh thành công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp tăng tốc nối lại sản xuất để đảm bảo các đơn hàng, phục hồi chuỗi sản xuất sau những tháng bị đình trệ bởi dịch COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày gặp khó khăn khi trở lại sản xuất vì thiếu lao động.
Nhiều khó khăn về lao động
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, lực lượng lao động đã "giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây". Doanh nghiệp đang vận hành trở lại chuỗi sản xuất trong bối cảnh vô cùng khó khăn.
Khảo sát trong tháng 9/2021 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam với 256 doanh nghiệp dệt may, giày dép cho thấy, có đến 68,1% số doanh nghiệp cho biết bị nhãn hàng phạt do doanh nghiệp giao hàng chậm; 12,2% doanh nghiệp bị đối tác hủy đơn, doanh nghiệp phải đền hợp đồng.
Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động cho biết: Kết quả khảo sát cho thấy, trong số doanh nghiệp trong khu vực áp dụng Chỉ thị 16 có 65,3% doanh nghiệp Việt Nam đã ngừng hoạt động trong tháng 9/2021, chỉ còn 34,7% doanh nghiệp còn duy trì hoạt động. Trong khi đó, số doanh nghiệp FDI vẫn duy trì hoạt động chiếm đến 62,7%. Với những doanh nghiệp vẫn hoạt động theo mô hình "3 tại chỗ", chi phí vận hành doanh nghiệp trong dịch tăng rất cao, trung bình 2,2 tỷ đồng/tuần cho một nhà máy có 1.000 lao động.
Cũng theo kết quả khảo sát, có đến 68,1% số doanh nghiệp cho biết bị nhãn hàng phạt do doanh nghiệp giao hàng chậm; 12,2% doanh nghiệp bị đối tác hủy đơn, doanh nghiệp phải đền hợp đồng.
Về phía người lao động dệt may và da giày, kết quả khảo sát cho thấy trong bối cảnh giãn cách kéo dài, người lao động đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe và kinh tế gần như kiệt quệ.
"Trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê. Tuy nhiên, phần lớn họ xác định muốn về quê trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân và con cái. 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn tiếp tục làm việc ở nhà máy hiện tại.
Dự báo, trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may, da giày đều sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng do người lao động có xu hướng về quê tránh dịch, chưa quay trở lại làm việc ngay. Ngành dệt may-da giày đang đứng trước nguy cơ không thể đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra như dự kiến trước đó", bà Đỗ Quỳnh Chi cho hay.
Các khu công nghiệp tăng tốc
Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, tại nhiều tỉnh thành phía Nam cho thấy, các doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị để trở lại sản xuất kinh doanh.
Ghi nhận tại Bình Dương, hầu hết doanh nghiệp quan tâm thủ tục để trở lại sản xuất kinh doanh; quy trình xét nghiệm trong quá trình sản xuất; hoạt động theo mô hình "3 xanh" và vấn đề vaccine. Đến nay, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã hoạt động lại 100%, tuy nhiên công suất chỉ mới đạt 44% so với trước khi có dịch.
Ngay khi trở về trạng thái bình thường mới, Sở Công thương Bình Dương đã đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất trở lại xây dựng phương án trong tình hình mới, gửi các cấp, ngành, địa phương và triển khai ngay việc mở cửa khi bảo đảm các điều kiện theo quy định. Bình Dương sẽ trao quyền chủ động cho doanh nghiệp tái hoạt động và thực hiện công tác hậu kiểm nhằm đẩy nhanh hoạt động tái sản xuất. Hiện tại, tỉnh Bình Dương đã cho phép các doanh nghiệp tự xét nghiệm và tự cấp giấy xác nhận để người lao động đi lại.
Cùng với đó, ngành chức năng tỉnh Bình Dương cũng đã giới thiệu cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn kít test đạt chất lượng với giá chỉ vài chục nghìn đồng/test. Doanh nghiệp được phép gộp 3 đến 5 mẫu nên chi phí xét nghiệm cho mỗi công nhân sẽ rất thấp. Đồng thời, thời hạn kết quả xét nghiệm tới 7 ngày. Hiện người lao động ở Bình Dương đã tiêm mũi 1 và dự kiến trong tháng 10 này sẽ phủ 100% mũi 2.
Còn tại tỉnh Bến Tre, hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định; các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cơ bản đã được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.Tính đến ngày 13/10, toàn tỉnh có 2.258 doanh nghiệp đang hoạt động với 67.015 lao động (tỷ lệ 55%/tổng số doanh nghiệp hoạt động; tăng 1.593 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 239% so với khi triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg).
Tại tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 11/10, có tổng cộng 3.898 doanh nghiệp thực hiện cập nhật vào website http://kcnvietnam.vn để tạo tài khoản và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại doanh nghiệp.
Theo đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 3.180 doanh nghiệp thuộc nhóm ít nguy cơ, 669 doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ thấp và 49 doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ trung bình.
Tính đến sáng ngày 11/10, trong khu công nghiệp, tổng số doanh nghiệp còn lại đang thực hiện phương án "3 tại chỗ" là 1.176 doanh nghiệp, với tổng số lao động lưu trú là 154.699 người; có 139 doanh nghiệp thực hiện phương án cho người lao động đi về hàng ngày với tổng số lao động đăng ký là 41.762 người.
Ngoài khu công nghiệp, còn có 253 doanh nghiệp đang thực hiện phương án "3 tại chỗ" và 104 doanh nghiệp doanh nghiệp đang thực hiện phương án "1 cung đường 2 địa điểm". Số doanh nghiệp đang ngừng hoạt động do không thực hiện 3 tại chỗ trước đây, nay có nhu cầu hoạt động trở lại và được chấp thuận cho người lao động đi về hàng ngày là 24 doanh nghiệp với số lao động 5.545 người.
Tại Hà Nội, sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng, các doanh nghiệp cũng đang tăng tốc sản xuất để đảm bảo các đơn hàng mới, phục hồi sản xuất. Ở 9 khu công nghiệp tại Hà Nội, lượng doanh nghiệp hoạt động lại bình thường đã đạt trên 95% và 661 doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo COVID-19 tại doanh nghiệp với 3.600 tổ COVID an toàn. Việc phủ sóng vaccine mũi 1 đạt 97%; mũi 2 đạt 48% số đã tiêm mũi 1.
Thống kê cho thấy, dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong 8 tháng qua, Hà Nội ghi nhận hơn 13.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 165.730 tỷ đồng. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 5.687, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.
Cử tri TP Đà Nẵng quan tâm đến công tác hỗ trợ dân sinh, phục hồi kinh tế Sáng 13/10, HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình "Hội đồng nhân dân với cử tri" lần thứ nhất bằng hình thức trực tuyến với 14 điểm cầu gồm Trung tâm hành chính thành phố và 13 điểm cầu tại các quận, huyện, xã, phường. Tại chương trình, các cử tri đã đặt nhiều câu hỏi, chất vấn về các vấn...