Vừa mở cửa xe thấy em đồng nghiệp của chồng chễm chệ ghế trước, tôi nóng máu nhưng vẫn phải giả thân rồi “phản đòn” khiến họ im re
Mặc dù mua xe đã lâu, nhưng mãi tới khi trời mưa tôi mới nhờ chồng đưa đón. Thế nhưng, tôi nào ngờ trong khi mình lo nghĩ, thương chồng thì cô đồng nghiệp ngày ngày cũng… đi nhờ xe.
Tôi và Phong kết hôn được 3 năm, mặc dù chưa sinh con nhưng những mục tiêu mua nhà, mua xe đều đã hoàn thành cả. Trong mắt bạn bè, chúng tôi rất giỏi và đáng ngưỡng mộ. Khỏi phải nói, tôi cũng phổng mũi lắm mỗi lúc được ai đó khen.
Hiện tại, tôi đang uống thuốc và tiêm phòng, Phong thì kiêng rượu bia, thuốc lá…, sau khoảng 1, 2 tháng nữa chúng tôi có thể mang thai thì coi như mỹ mãn.
Nhưng cuộc sống mà, lúc thăng lúc trầm là chuyện thường. Vợ chồng tôi tạm không phải lo nghĩ chuyện tiền bạc thì lại xích mích vì các mối quan hệ ngoài luồng.
Tôi hay ghen, chính tôi cũng thấy như vậy. Thế nhưng Phong chẳng biết “giữ mình” mà lại toàn chơi thân với các chị em gái. 70% bạn bè của anh toàn nữ giới. Thế nên hai đứa rất hay cãi nhau, anh thì nói tôi ghen mù quáng, tôi thì nói anh đào hoa, lăng nhăng, hay “thả thính”.
Hồi đầu mới yêu anh tôi đã ghen ghê lắm. Nhưng dần dần tiếp xúc, đi ăn uống cùng nhau nhiều thì tôi lại thân với các bạn của Phong, thế mới hết ghen. Gỡ bỏ được những vướng mắc trong lòng, tôi đã lạc quan nghĩ rằng, mình thì hay ghen, Phong thì đào hoa, trời không chịu đất thôi thì đất chịu trời. Mình vẫn khó chịu nhưng cố gắng giữ trong lòng hoặc tìm cách làm thân với bạn khác giới của chồng thì mọi chuyện sẽ ổn. Đúng là chúng tôi đã hạnh phúc hơn, ít cãi cọ hơn được 1 khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, khi Phong đi làm ở công ty mới, lương cao hơn nhưng các mối quan hệ cũng phức tạp mà tôi không kiểm soát nổi. Đã thế, tin nhắn của các chị em gái đến tới tấp, tôi hỏi thì Phong đều nói công việc.
(Ảnh minh họa)
Ban đầu tôi không tin, kiểm tra xong thì cũng đúng là toàn nội dung gì mà thuế má, hàng hóa, vận đơn… tôi chẳng hiểu nổi. Nhưng một ngày tình cờ tôi vào đọc mới thấy xen kẽ chuyện công việc họ cũng “thả thính” nhau đều đều. Tức quá, tôi bỏ về nhà mẹ đẻ mất mấy ngày. Phong hứa sẽ giữ khoảng cách hơn để tôi không phải suy nghĩ.
Vài tháng gần đây, mặc dù mua xe nhưng tôi thương Phong phải đi lại nhiều, đường tắc nên vẫn tự đi làm. Phần nữa là công ty tôi không cùng trục đường với công ty anh về nhà.
Video đang HOT
Thế nhưng mãi hôm gần đây, trời mưa thì tôi mới nhờ chồng đi đón. 6h15 chiều, tôi thấy xe ô tô của chồng đỗ ở sảnh tòa nhà liền nhanh chóng bước tới. Nhưng khi vừa mở cửa, tôi sửng sốt thấy cô đồng nghiệp ngồi ở ghế trước. Tôi bực lắm vẫn nhẹ nhàng nhắc thì cô ta còn õng ẹo:
- Chị ơi, em bị say xe, em ngồi ghế trước được không?
Đã đi nhờ còn không biết điều, tôi tức quá. Nhưng nghĩ tới chồng, vẫn nhẹ nhàng mỉm cười, bảo:
- Ôi, chị cũng say xe nặng nên mới ít đi xe đấy. Em chịu khó ra ghế sau ngồi nhé!
Trên xe, tôi liên tục hỏi chuyện cô nàng tỏ ra rất thân thiết. Thực tình thì tôi không có cảm tình gì với cô ta đâu. Một người chẳng biết điều sao mà ưa cho nổi.
Hỏi ra mới biết cô nàng có chồng sắp cưới nhưng thường đi công tác xa. Thậm chí, cả hai hiện đã dọn về chung sống ở khu chung cư ngoại thành rồi cơ. Tôi nghe tới đây liền tủm tỉm quay sang bảo:
- Chồng sắp cưới của em có biết anh Phong đưa đón em đi làm mỗi ngày không?
Cô náng ấp úng 1 chút, mặt hơi tái đi sau đó cũng cười bảo:
- Biết chứ chị. Chuyện gì em cũng kể với anh ấy hết.
Tôi không tin lắm bởi thái độ cô ta không dứt khoát. Hơn nữa, thường những người đàn ông hay phải đi công tác như thế không mấy yên tâm và sẽ quản vợ chặt hơn. Rõ ràng cô ta nói dối. Tôi đề nghị:
- Vậy cho chị xin số, xin facebook chồng sắp cưới của em đi. Chị sẽ chào hỏi rồi hẹn 2 đôi mình đi uống cà phê mới được.
- À em thấy không cần đâu ạ.
- Em trẻ nên không hiểu lễ nghĩa rồi, anh Phong đưa đón em bao lâu như vậy, chăm em thay cả phần chồng thì anh ta phải cảm ơn chứ.
Nghe tôi nói câu ấy mà cả Phong và cô đồng nghiệp tái mặt. Phong khẽ nhắc tôi nhưng tôi chỉ lạnh lùng bảo:
- Anh đưa đồng nghiệp về đi xong đưa em qua rạp chiếu phim ở đường xx chút, em có hẹn đi xem phim với anh Tuấn.
Phong giật nảy, quên ngay vụ tôi cà khịa đồng nghiệp mà tò mò hỏi rồi ngăn cản. Tôi ung dung lôi son phấn ra tô lại rồi bảo:
- Nam nữ ngày ngày đi chung xe riêng tư hơn còn không vấn đề, rạp chiếu phim đông người thì sao được.
Phong nghe nói xong thì hiểu ý ngay. Cô đồng nghiệp có vẻ cũng sợ tôi sẽ đi gặp chồng chưa cưới thật nên bỗng nhẹ giọng hẳn. Sau cuộc đụng độ hôm ấy, nữ đồng nghiệp kia cũng lặn mất tăm. Tôi cũng nhận ra không chỉ mình mà cả chồng cũng ghen ghê gớm. Có lẽ sau này tôi sẽ áp dụng chiêu ấy để trị anh.
Miss Mộng Mơ
Theo Helino
Sao cứ phải thả cá và đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo?
Tôi thật nghĩ mãi không hiểu sao mọi người bỏ công bỏ sức đi mua cá và vàng mã về cúng rồi lại thả và đốt, nếu cầm bằng đấy tiền mặt ném xuống sông hay đem đi đốt thì các bạn có làm không?
Nhà tôi từ xưa đến nay chưa bao giờ thả cá, cũng chẳng đốt mũ mão tiền vàng. Tết ông Công ông Táo, bố mẹ tôi vẫn làm mâm cơm cúng và hoa quả để thắp hương. Khi nào con cháu trong nhà đông đủ thì ông bà bày vẽ nhiều món.
Năm nào con cái bận bịu không về, ông bà cũng chỉ thắp hương với khoanh giò, chiếc bánh chưng hoặc đĩa xôi nhỏ và chút hoa quả. Tiện thì mẹ thắp hương buổi trưa, không tiện thì mẹ vẫn thắp hương lúc chiều tối. Cả nhà tôi cũng chẳng có cuốn văn khấn nào, mẹ thường chỉ khấn theo những gì mẹ nghĩ rồi lễ tạ.
(Ảnh minh họa/ Tường Vân)
Theo nếp mẹ, tôi lấy vợ ở riêng và cũng chưa bao giờ thả cá hay đốt vàng mã. Mấy năm đầu cưới nhau, vợ cũng hục hặc ghê lắm vì nhà vợ lúc nào cũng đầy đủ lễ nghi. Ngày rằm tháng 7 hay những ngày này, có khi mua đến cả chục triệu đồng đồ mã để đốt.
Về làm dâu nhà tôi, ban đầu vợ cứ bảo như thế là bất kính nọ kia, rồi cả năm có ngày lễ sao lại úi xùi như vậy được nhưng tôi vẫn nhất quyết giữ nếp nhà.
Suốt mấy chục năm nay, gia đình tôi cửa nhà êm ấm, bố mẹ mạnh khoẻ, anh em tôi đều làm ăn phát đạt, con cháu trong nhà cũng chăm ngoan học tốt. Nếu đúng là ngày 23 tháng Chạp, các vị Táo quân cưỡi cá chép về trời để bẩm báo Ngọc Hoàng thì chắc các vị Táo nhà tôi cũng kịp đi nhờ cá nhà hàng xóm lên thiên đình rồi!
Chiều qua, chị đồng nghiệp ở công ty tôi hốt hoảng vì quên không mua cá để chồng thắp hương ở nhà. Công việc cuối năm thì bận quá, chẳng về sớm được thế là chị nhấc máy đặt cá chép online vì "không có cá các Táo cưỡi bằng gì, bắt buộc phải có".
30 nghìn đồng 3 con cá chép đỏ bé bằng ngón tay út lại thêm 50 nghìn đồng tiền ship. Thế là 80 nghìn đồng tiền vé cho các Táo về trời. Chị bảo, thế còn rẻ chán, miễn được việc!
Tôi lại chẳng nghĩ vậy, bỏ 80 nghìn đồng đổ xuống sông (mà chưa chắc đã xuống được sông vì nguy cơ cá bị túm lại cũng không phải không có) khéo lại vứt luôn cả túi nilon, thế là vừa mất tiền vừa làm hại môi trường.
Còn mũ mão giầy hài vàng mã nữa, cái này mấy bộ xịn xịn còn đắt hơn cá chép nhiều, nhà nào cũng đốt, đốt lấy được nhưng hễ hôm nào đài báo không khí ô nhiễm thì lại gào rú ầm ĩ lên.
Thôi thì mỗi nhà mỗi kiểu, tôi thì tôi kiên quyết không cá chép cũng chẳng tiền vàng, nhiều người cũng bảo "không đốt, không thả cá cứ thấy thiếu thiếu". Các Táo chẳng thiếu thì thôi, mọi người lo nghĩ làm gì?
Theo vtc.vn
Bài học đắt giá cho thanh niên lần đầu biết yêu, cắm xe cho người yêu lấy tiền tiêu Tết và cú sốc khi bị bạn gái cắm sừng Vì mới ký hợp đồng chính thức chưa lâu nên Linh không có tiền thưởng Tết. Thương người yêu, tôi đưa hết tiền thưởng của mình cho cô ấy. Còn mình thì cắm xe để về quê tiêu tạm. Tôi biết khi mình chia sẻ những điều này, mọi người sẽ chỉ trích thậm chí cho rằng tôi ngốc nghếch. Nhưng dù sao...