Vua Lúa trên bình nguyên Ea Súp

Theo dõi VGT trên

Đôi vợ chồng người con trai thứ ba của Vua Lúa Lã Như Kỹ điều khiển máy gặt đ.ập liên hợpxe cày chở lúa chạy trước.

Chúng tôi trên chiếc xe bán tải theo sau, cùng đón ngày Quốc tế Lao động hậu Covid-19 giữa cánh đồng thơm ngào ngạt, chim yến lượn đầy trời, tưởng như không còn dấu vết hoang vu của một huyện nghèo giáp biên giới trên Tây Nguyên.

Vua Lúa trên bình nguyên Ea Súp - Hình 1

Thạc sĩ Cẩm Lai xin làm học trò Vua Lúa

Bền danh “Vua Lúa”

Hơn 20 năm trước, ông Lã Như Kỹ đã được nhiều nhà báo tôn vinh là “Vua lúa trên Tây Nguyên”. Danh xưng vui vẻ, không ngai ấy đúng mãi tới bây giờ. Chỉ khác, ngày ấy ông Kỹ tổ chức gặt đ.ập thủ công cho ra gạo trắng ở xã Buôn Triết bên sông Krông Na phía Nam tỉnh Đắk Lắk. Còn bây giờ, ông tiên phong đưa những giống lúa đặc sản cho ra gạo đen, gạo đỏ giá trị cao, và đầu tư cơ giới hóa đồng ruộng Ya Tờ Mốt ở huyện Ea Súp, giáp biên giới phía Tây.

Trong lúc mọi người xôn xao vui chơi nghỉ lễ, gia đình ông Kỹ bận rộn thu hoạch 80 ha lúa đặc sản. Sáng ngày Quốc tế Lao động, chúng tôi vào xã vùng sâu Ya Tờ Mốt bằng chiếc ô tô biển trắng do bác tài Nguyễn Đình Viên-Bí thư Huyện ủy Ea Súp, em cột chèo của Vua Lúa cầm lái. Chuyện trồng trọt, nương rẫy giòn tan suốt chặng đường hơn trăm cây số. Ông Viên trầm trồ: Chưa thấy người nào say mê đồng ruộng bằng anh ấy! Hai bàn tay trắng, học vấn chỉ tới lớp 7, thành công sự nghiệp chỉ nhờ nghị lực phi thường và yêu đồng, mê lúa thôi.

Từ ngoài đồng lái chiếc xe bán tải trở về, Vua Lúa giục chúng tôi qua xe ông để đi thăm đồng. Đã có dịp trải nghiệm rợn tóc gáy với tài cầm lái vững vàng của ông khi băng qua các vùng mương máng, đê bao lầy sụt, vỡ nát bên sông Krông Ana, tôi sang xe. Vua Lúa lái siêu lụa mà xe vẫn xóc kinh hồn trên mặt đường lổm ngổm, vì được san ủi để ngăn nước, be bờ hơn là cho ô tô chạy.

Từ năm 2014 lãnh đạo tỉnh đã phê duyệt chủ trương giao cho hợp tác xã 8/4 mở cơ sở 2, tạo vùng sản xuất lúa giống tại huyện Ea Súp. HTX 8/4 gồm 80 thành viên, địa chỉ cơ sở 1 tại xã Buôn Tría huyện Lắk, do ông Lã Như Kỹ làm Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đã hơn 20 năm làm tốt nhiệm vụ tưới tiêu cho 1.700 ha lúa của 3 xã thuộc huyện Lắk. Trước đó, từ những năm chín mươi ông Kỹ đã mê say trồng lúa dọc bãi bồi ven sông và trên cánh đồng từng bị nông trường bỏ hoang vì chim chuột. Có vụ ông Kỹ cho cấy 40 ha lúa, thu hoạch tới gần 300 tấn. Vào mùa, ông thân chinh lái xe xuống tận Ninh Hòa, Phú Yên tuyển thợ rồi chở cả trăm người lên gặt đ.ập thủ công. Có năm ngập lụt, lúa ngã chìm trong nước, ông lại đặt mua năm- bảy nghìn con vịt thả vào đồng, chuyển bại thành thắng, lại lãi to.

Đại gia đình nông dân

Năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký quyết định cho HTX 8/4 thuê hơn 187 ha đất tại Ya Tờ Mốt huyện Ea Súp, giao Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện việc giao đất xong trong vòng 3 tháng. Thế nhưng từ đó tới nay, Trung tâm chỉ giao được cho HTX 20 ha, vì đồng hoang nhưng đụng vào đâu cũng có người nhận là chủ đất.

Ông Kỹ phải vận động 14 thành viên HTX góp t.iền mua lại đất, từ giá 40 triệu đồng/ha tăng dần lên 115 triệu/ha. Gom được 100 ha, ông mời Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) vào khảo sát, hỗ trợ giống và kỹ thuật trồng các giống lúa đặc sản cho ra loại gạo màu đỏ, màu đen dẻo ngọt giàu chất dinh dưỡng, siêu thị đóng túi nhỏ bán 60.000đ/ký. Trồng vụ đầu, năng suất đã đạt 7-8 tấn/ha, cao nhất trong tất cả các vùng mà Vinaseed đã triển khai trồng thử nghiệm.

Vua Lúa trên bình nguyên Ea Súp - Hình 2

Vợ chồng anh Lã Như Hùng lái xe gặt đ.ập và chở lúa trên cánh đồng lúa đen

Đầu năm 2019, HTX đầu tư hơn 2 tỷ đồng kéo điện từ xã Ea Rốc qua Ya Tờ Mốt. Giải quyết xong các khâu đất-giống-nước-điện, ông giao chức Giám đốc HTX 8/4 lại cho người khác, để toàn tâm toàn ý lo sản xuất lúa đặc sản ở cơ sở 2 bên huyện Ea Súp, rồi đầu tư 1,5 tỷ đồng nữa xây khu kho xưởng, lò sấy. Anh Võ Tường Huân cán bộ cơ khí Tập đoàn Lộc Trời lên hướng dẫn ông cách đắp lò sấy vỉ ngang, tận dụng phế phẩm làm nhiên liệu, chi phí xây lắp chỉ tốn 180 triệu đồng, mỗi mẻ 8 tiếng sấy ngon lành 15 tấn lúa.

Xe cứ chạy một quãng chúng tôi lại kêu ngừng để chụp ảnh. Ea Súp vốn là huyện có khí hậu nóng khô nhất tỉnh, nhưng nơi này đang thơm mát gió đồng, ngạt ngào hòa quyện giữa lúa chín bao la và những luống rơm tươi trải dài sau vệt xe của cỗ máy gặt đ.ập. Lã Như Hùng, con trai thứ ba của Vua Lúa điều khiển máy gặt đ.ập liên hợp. Còn vợ anh, chị Thu Huyền là tài xế lái xe cày chở lúa về kho. Vùng này nhiều chim yến, nên cánh đồng cả ngày rộn rã tiếng chim. Đôi xe to kềnh của Hùng-Huyền miệt mài sóng đôi trong tiếng máy nổ giòn giã và tiếng chim ríu rít, thanh bình.

16 tháng 2 lần song sinh

Video đang HOT

Vợ chồng Vua Lúa có 4 người con: 3 trai 1 gái đều đã lập gia đình, sinh cho ông bà 10 cháu nội ngoại, thường xuyên tập hợp “tam đại đồng đường” cùng cha mẹ lo việc đồng áng. Ngộ nghĩnh nhất là chuyện vợ chồng cậu con cả Lã Như Quyết, cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất chỉ trong 16 tháng đã “sản xuất” được cả 2 cặp con gái sinh đôi. “Nhiều người bảo chắc do nó ăn nhiều gạo đen Phúc Thọ giàu dinh dưỡng quá. Chả biết thế nào. Nhưng cặp con gái đầu mới chào đời hơn 6 tháng, mẹ nó đã mang bầu cặp thứ 2. Hai đứa đầu 5 t.uổi, 2 đứa kế 4 t.uổi, lên lớp cứ phải đeo vòng khác nhau thì cô giáo mới phân biệt được”- Bà Nguyễn Thị Vê, vợ Vua Lúa vui vẻ kể.

Vụ hè thu 2019 ông Kỹ xuống giống 40 ha lúa đen Phúc Thọ và 10 ha lúa đỏ Huyết Rồng ở Ya Tờ Mốt, gặt được hơn 250 tấn lúa, Vinaseed thu mua toàn bộ với mức giá 10.000đ/ký, đầu ra ổn định. Vụ Đông xuân 2020 ông mở rộng diện tích lên 80 ha cho 3 giống lúa ngon nhất, dự kiến thu hơn 500 tấn. Các giống lúa đặc sản cần có nguồn nước ổn định suốt thời gian lúa trổ đòng. Nhờ cán bộ thủy lợi của huyện nhiệt tình hỗ trợ, ông Kỹ không lo thiếu nước.

Qua t.uổi 60 từ lâu, con cháu đề huề hiếu thảo, gia đình đầm ấm, tạo dựng xong nhà cửa cơ ngơi cho các con rồi Vua Lúa vẫn chưa lần nào đưa vợ đi du lịch đúng nghĩa. Hỏi bà Vê có gì không hài lòng về chồng? Bà cằn nhằn nghe rất … ngọt: Ông ấy gì cũng được, mỗi tội ham làm quá, chẳng chịu đi chơi đâu cả! Ông Kỹ gãi đầu: Cứ mỗi lần tính đi lại có chuyện. Nhưng rõ ràng việc nhiều quá, chơi đâu cũng chả thấy vui bằng đồng ruộng.

Ông Dương Quang Sáu-Phó tổng Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam đ.ánh giá cao cả cánh đồng lúa đặc sản trên bình nguyên Ea Súp và người đã gây dựng ra nó: Tập đoàn chúng tôi đầu tư giống và kỹ thuật lúa Phúc Thọ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, những không đâu năng suất cao cho bằng Ya Tờ Mốt. Phần do nguồn nước, khí hậu, thổ nhưỡng, phần do công sức chuyên cần của ông Kỹ. Ông ấy đúng nghĩa lão nông tri điền, được gọi Vua Lúa cũng xứng đáng.

Thạc sĩ Hồ Thị Cẩm Lai-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Buôn Ma Thuột tự nhận vào đây với tư cách “học trò Vua Lúa”. Chị hỏi tỉ mỉ từng khâu trong chuỗi dây chuyền sản xuất rất hợp lý do ông Kỹ thiết kế, rồi khẳng định nhờ hợp lý hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất khép kín, mà lúa đặc sản ông Kỹ trồng lãi tới 50%, gấp đôi so các hộ nông dân khác.

M.áu từng đổ trên cánh đồng

ng Nguyễn Thế Hoan-Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình Thủy lợi tỉnh Đắk Lắk cho biết hệ thống thủy lợi Ea Súp lâu nay đủ tưới cho cánh đồng lúa lớn nhất Đắk Lắk, tổng diện tích hơn 7.000 ha tại Ea Súp.

Kỹ sư Nguyễn Quyền, nguyên Trưởng ban chỉ huy công trường thủy lợi Ea Súp Hạ, kể: Năm 1978-1979, khi xây hồ đ.ập và 12 km kênh mương cho công trình này, chúng tôi đã nhiều lần bị Fulro quậy phá, tấn công. Có lần đội chiếu bóng lưu động của huyện về phục vụ, kết hợp chiếu phim với tuyên truyền khuyên đồng bào đừng nghe theo Fulro. Sáng sớm hôm sau xe chở đội chiếu phim vừa rời công trường thì bị phục kích, 4 người gồm tài xế và 3 cán bộ đội chiếu bóng hy sinh tại chỗ.

Tôi đã xốc người thứ 5 bị thương lên xe, chở thẳng ra bệnh viện tỉnh cấp cứu … Những người đã cống hiến qua thời gian khổ ấy bây giờ ấm lòng khi thấy công trình thủy lợi Ea Súp được đầu tư nâng cấp, mở rộng diện tích phục vụ, tạo nên mùa vàng cho cánh đồng rộng lớn nhất trên cao nguyên này…

Hai “gã khùng” liều đi nuôi "chim trời t.iền tỷ" ở Kon Tum

Với khát vọng tạo nên một thương hiệu mang "hơi thở" núi rừng Kon Tum, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm chấp nhận bị gọi là "khùng", dồn thời gian, t.iền bạc và tâm huyết nuôi loài chim được ví như lộc trời - chim yến.

1.Khi ráng chiều tắt dần sau dãy núi xanh lam, trên nền trời xám bắt đầu xuất hiện từng bóng đen nhỏ bé vun vút từ xa lao tới, rồi hợp thành đàn, bay quẩn trên nóc nhà, ríu rít kêu tìm bạn trước khi chui vào căn nhà cao lênh khênh, kín như hộp diêm. Loáng cái, trên đầu chúng tôi rợp những đôi cánh nhỏ bé.

Hai gã khùng liều đi nuôi chim trời t.iền tỷ ở Kon Tum - Hình 1

Chim yến tìm về "nhà" sau một ngày kiếm ăn. Ảnh: TH .

Miên man ngắm nhìn những đôi cánh đang vi vút đ.ập gió ấy mà trong tôi cồn lên suy nghĩ: Nếu đổi lại là mình, liệu có dám dốc hết vốn liếng, vay thêm ngân hàng để thực hiện cuộc phiêu lưu "5 ăn 5 thua" này không?

Như đoán được suy nghĩ của tôi, Đặng Xuân Hùng cười lớn: Thế thì người ta mới gọi chúng tôi là "hai gã khùng" chứ. Đùa thôi, chứ để nuôi yến thành công, vốn đầu tư là một chuyện, ăn nhau là ở tinh thần ham học hỏi, nắm bắt kỹ thuật và một chút may mắn nữa.

Và rồi, trong ánh sáng chạng vạng, trong tiếng ríu rít tần số cao của hàng ngàn con chim yến về tổ, tôi đã được nghe 2 ông chủ nhà nuôi yến trải lòng xung quanh những vui buồn đã qua và những trăn trở, dự định trong tương lai.

Hai con người, hai tính cách ngỡ như trái ngược ấy lại tâm đầu ý hợp trong "chuyện làm ăn", và chẳng bao lâu sau, cả hai phát hiện rằng, hóa ra "chúng ta" có khá nhiều điểm chung, ít nhất là sự đam mê nuôi yến, sự quyết liệt, bài bản trong công việc và cả một chút... m.áu liều.

Không ít người ở Kon Tum đã và đang nuôi yến. Người ta truyền tai nhau rằng, việc đầu tư xây nhà nuôi yến chứa đựng rủi ro cao bởi vì xây nhà xong chưa chắc yến đã vào, vào chưa chắc đã ở, ở chưa chắc đã làm tổ hoặc làm tổ ít, từng có những dự án thất bại, qua cả năm trời mà chỉ lơ thơ dăm ba cặp yến tìm về. Trong bối cảnh ấy, việc đổ t.iền nuôi yến rõ ràng là liều - Đinh Xuân Tâm nhớ lại.

Có một điều may mắn là, Đặng Xuân Hùng từng sinh sống mấy năm ở Khánh Hòa - vùng đất có truyền thống làm nghề khai thác tổ yến trên đảo trước đây, và nuôi yến nhà sau này. Khi ấy, dù không nghĩ rằng sau này chính mình sẽ nuôi yến, nhưng do yêu thích mà Hùng đã bỏ nhiều công sức, thời gian tìm hiểu về chim yến, nên anh khá am hiểu tập tính và môi trường sinh sống của chúng.

Hai gã khùng liều đi nuôi chim trời t.iền tỷ ở Kon Tum - Hình 2

Khu nhà nuôi yến được đầu tư bài bản, với quy trình kỹ thuật khắt khe. Ảnh: TH

Năm 2018, bằng kinh nghiệm của mình, Đặng Xuân Hùng lờ mờ đoán được rằng, khu đất rộng cả mấy héc ta ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum của gia đình có thể làm nhà nuôi yến được, bởi ở đây thoáng đãng, sát cánh đồng nên không ảnh hưởng đến những nhà xung quanh, lại có ao hồ. Đặc biệt hơn cả, vào những buổi chiều cho cá ăn, Hùng phát hiện có những cánh yến lượn lờ, chấp chới trên mái nhà.

Vì vậy, sau nhiều đêm dài trăn trở, suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm quyết định khởi đầu "cuộc phiêu lưu" mới: nuôi yến.

2.Nhưng "lờ mờ đoán" là một chuyện, để bắt tay vào làm lại đòi hỏi phải có nghiên cứu, có "luận cứ, luận chứng" thuyết phục đàng hoàng, không thể làm lụi được. Bài học thất bại của một số người đi trước còn đó.

Chúng tôi quyết định đi tìm thuê các chuyên gia giỏi về khảo sát, xác định vùng hoạt động của chim yến. Hàng tháng trời quan sát bằng mắt thường, sau đó là sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thử âm trong các buổi chiều, từ 16h-18h (là khung giờ chim kiếm ăn về). Kết quả thử mỗi ngày (lượng chim, hướng chim bay) đều được quan sát và ghi lại cụ thể làm cơ sở để đ.ánh giá- Đặng Xuân Hùng kể.

Hai gã khùng liều đi nuôi chim trời t.iền tỷ ở Kon Tum - Hình 3

Đặng Xuân Hùng (thứ 2 từ trái sang) giới thiệu về sản phẩm yến sào. Ảnh: TH

Sau thời gian dài nghiên cứu, xác minh thực tế, các chuyên gia đã khẳng định có thể xây dựng nhà nuôi yến ở 2 vị trí, tại khu rừng cao su ở xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum), và tại khu vườn của gia đình Đặng Xuân Hùng (ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây), bởi nơi đây nằm trúng luồng chim yến từ Khánh Hòa lên, từ Lào sang.

Ngay lập tức ý tưởng được triển khai với sự bài bản hiếm thấy. Cả hai chạy đôn chạy đáo hoàn tất các thủ tục, từ rà soát quy hoạch, khai báo với phòng chức năng đến xin phép xây dựng, tìm đầu mối cung ứng nguyên vật liệu đạt chuẩn, mua sắm trang thiết bị... "Đã làm là phải bài bản, đàng hoàng, không thì thôi" - Hùng từng đốp chát lại một người bạn khi người này cho rằng đang làm việc thừa, vì "bao nhiêu người làm rồi, có ai kỹ như vậy đâu".

Xét cho cùng đây cũng là điều nên làm, vì nguồn vốn đầu tư không hề ít. Chi phí cho khu nhà nuôi yến ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây (xây nhà, mua sắm trang thiết bị...) hết khoảng 1,3 tỷ đồng; chi phí cho khu nhà nuôi yến ở xã Đăk Cấm cũng xấp xỉ, chưa biết kết quả thế nào, đầu tư ban đầu mất đứt 2,5 tỷ đồng, phần lớn là vốn vay ngân hàng, nên chẳng dại gì mà làm kiểu chụp giật.

Bắt tay vào làm rồi mới thấy, nuôi yến khó thật. Có người nói, nuôi chim yến dễ vì không cần phải lo lắng về việc lựa chọn con giống, cũng không cần phải lo lắng về nguồn thức ăn cho chim vì sáng sớm chúng bay ra khỏi tổ đi kiếm ăn, chiều tối mới trở về. Nhưng trên thực tế, nếu muốn thành công, phải tuân thủ những quy trình kỹ thuật khắt khe.

Hai gã khùng liều đi nuôi chim trời t.iền tỷ ở Kon Tum - Hình 4

Hệ thống sấy tổ yến. Ảnh: TH

Trước hết là trong xây dựng và lắp đặt thiết bị. Muốn thu hút chim yến về ở nhiều và nhanh, nhà nuôi yến phải đảm bảo các yêu cầu sau "mưa không ồn, nắng không nóng, thoáng không khí, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lý, tạo đường bay độc lập". Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên, yến có về thì cũng sẽ đi.

Ở tỉnh ta, đặc thù khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, nên nhà nuôi yến còn phải lắp đặt hệ thống sưởi khi thời tiết lạnh, hệ thống làm mát khi thời tiết nóng, luôn đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến từ 27-300C, độ ẩm từ 65% - 80%. Vì vậy, trong nhà yến còn phải lắp đặt hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm không khí.

Xây dựng xong nhà nuôi, lắp đặt hoàn tất trang thiết bị, bật loa lên, cả 2 bỏ ăn bỏ ngủ thấp thỏm rình coi yến có về không. Khi những cặp yến đầu tiên lượn vòng trên nóc nhà rồi theo "cửa" chui vào, chúng tôi mừng đến phát khóc, sau đó, yến về ngày một nhiều, chưa đầy năm đã được hàng ngàn cặp, và may mắn thay, đúng 1 năm sau, chúng tôi đã được thu hoạch mẻ đầu tiên - Hùng hào hứng.

Theo giải thích của anh, gọi là may mắn vì không phải ai nuôi yến cũng thành công, hoặc nếu thành công thì cũng phải vài ba năm sau mới được thu hoạch.

Hai gã khùng liều đi nuôi chim trời t.iền tỷ ở Kon Tum - Hình 5

Đinh Xuân Tâm và Đặng Xuân Hùng với mẻ tổ yến đầu tiên. Ảnh: TH

3.Trong căn nhà gỗ nhỏ xinh được bọc kính dày xung quanh, chị Hồng (vợ Đặng Xuân Hùng) đang tỉ mẩn dùng nhíp nhặt nhạnh từng mảnh tạp chất, lông chim li ti trong tổ yến. Có lẽ đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, dẻo dai và kiên nhẫn nhất mà tôi từng biết.

Dụng cụ để làm sạch tổ yến thô cũng khá đơn giản, gồm thau sạch màu trắng hoặc màu nhạt để dễ thấy lông lẫn trong tổ yến; nhíp gắp; rây sạch, có lỗ nhỏ; muỗng; đĩa hay chén để đựng yến sạch.

Chăm chú gắp từng mẩu tạp chất màu đen nổi lên giữa nền trắng của tổ yến, chị Hồng cho biết, việc thu hoạch tổ yến cũng có mùa, người nuôi phải tránh thời gian chim yến làm tổ và sinh sản (khoảng tháng chạp năm trước đến hết tháng giêng năm sau). Vì vậy, người nuôi thường thu hoạch tổ yến ở 3 thời điểm: trước khi chim đẻ trứng; khi chim yến đẻ được 2 quả trứng; sau khi chim yến đã rời tổ. Việc thu hoạch ở mỗi thời điểm đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.

Theo chị Hồng, hiện nay, mỗi tháng 2 nhà yến cho thu hoạch khoảng 5-6 kg, đáng mừng là sản lượng đang tăng dần bởi đàn chim đã "an cư lạc nghiệp" và sinh sản không ngừng.

Sản phẩm "Yến sào Kon Tum" hiện được bán với giá vừa phải: 25 triệu đồng/1kg yến thô; 5 triệu đồng/kg yến tươi; 40 triệu đồng/kg yến tinh đã làm sạch, sấy khô. Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến mua nhưng không được vì sản lượng có hạn.

Hai gã khùng liều đi nuôi chim trời t.iền tỷ ở Kon Tum - Hình 6

Sau khi thu hoạch, tổ yến thô được làm sạch nếu khách hàng có yêu cầu. Ảnh: TH

Điều đáng nói là ngay từ khi triển khai ý tưởng nuôi yến, hai "gã khùng" đã nghĩ ngay đến việc xây dựng thương hiệu yến sào Kon Tum một cách nghiêm túc, bài bản nhằm giúp người tiêu dùng phố núi tiếp cận được những sản phẩm yến nhà chất lượng và uy tín.

Được biết, hiện nay, ở Kon Tum đã có một số người đầu tư nuôi yến, nhưng tất cả đều chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu một định hướng bài bản về phát triển cũng như xây dựng thương hiệu.Xuất phát từ thực tế đó, tháng 4/2019, Hùng và Tâm đã quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Yến sào Kon Tum lên Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngày 20/1/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, không lâu nữa, cơ sở nuôi yến của hai người sẽ được công nhận sở hữu nhãn hiệu này.

Trên thị trường đã có các thương hiệu Yến sào Khánh Hòa, Yến sào Bình Thuận, Yến sào Phú Yên..., vậy thì sao không thể có Yến sào Kon Tum? Tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi quyết tâm, hoàn toàn có thể đưa tên Kon Tum vào "bản đồ" yến sào Việt Nam - Đinh Xuân Tâm bộc bạch.

Bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh những đôi cánh nhỏ vi vút đ.ập gió tìm về "nhà" trong ráng chiều, và có niềm tin mãnh liệt rằng, khát vọng về một thương hiệu riêng cho yến sào phố núi của hai "gã khùng" sẽ trở thành hiện thực.

Có người nói 2 cậu ấy... khùng, khi bỏ hàng tỷ đồng ra để "đánh bạc", để "mơ hái lộc trời", trong khi một số người đi trước đang lao đao, lại còn đăng ký nhãn hiệu gì đó nữa. Nhưng tôi thì tin rằng họ sẽ thành công. Bởi tôi đọc được trong ánh mắt, trong cách làm của họ sự quyết tâm và khát vọng chinh phục mục tiêu phía trước- một người từng nuôi yến đã nói về ặng Xuân Hùng và inh Xuân Tâm như vậy.

Thành Hưng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ
12:08:22 21/09/2024
Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng
14:23:52 20/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin
15:34:55 21/09/2024
Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
21:30:37 20/09/2024
Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng
12:14:56 20/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024
3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An
21:35:52 20/09/2024

Tin đang nóng

Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?
08:11:32 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024
Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?
08:10:47 22/09/2024
Mỹ nhân được ví như tiên nữ nhờ điệu múa kiếm, chỉ xuất hiện 3 giây mà viral khắp cõi mạng
05:57:10 22/09/2024
Những nữ phụ 'ghi điểm' trên sóng phim giờ vàng
05:58:19 22/09/2024

Tin mới nhất

3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích

08:42:40 22/09/2024
Trong lúc đi qua cầu tràn, 3 học sinh ở Nghệ An không may bị nước cuốn trôi. Hai em may mắn được người dân cứu sống, một em mất tích.

Sạt lở dưới chân cầu Hạc Trì ở Phú Thọ, mái kè đứt gãy nham nhở

08:23:47 22/09/2024
Do ảnh hưởng của nước lũ sông Lô dâng cao trong thời gian vừa qua, tuyến kè bờ sông tại phố Phong Châu, phường Bạch Hạc bị sạt lở, uy h.iếp đến an toàn giao thông và cuộc sống người dân.

Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh

07:01:38 22/09/2024
Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 t.uổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận.

Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

12:23:19 21/09/2024
Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

12:19:28 21/09/2024
Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc).

Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích

12:12:37 21/09/2024
Mưa lớn nhiều ngày qua đã gây hư hỏng hàng loạt cầu dân sinh ở H.Bù Đăng (Bình Phước), cuốn trôi 1 người dân mất tích.

Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới

11:57:01 21/09/2024
Chia sẻ với PV. VietNamNet chiều 20/9, ông Hoàng Văn Chung ở xã Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) phấn khởi khoe, sáng nay ông vừa bán được 40 con lợn với giá 69.000 đồng/kg. Nhẩm tính, mỗi con lợn xuất chuồng ông lãi khoảng 1,5 triệu ...

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng gặp người đồng cấp Syria để bình thường hóa quan hệ

Thế giới

09:21:12 22/09/2024
Ông Erdogan đưa ra phát biểu này tại cuộc họp báo ở thành phố Istanbul trước khi lên đường đến Mỹ để tham dự khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Nghỉ việc khi bị đồng nghiệp phát hiện làm TikToker

Netizen

09:20:31 22/09/2024
Không ít nhân viên, quản lý ở Mỹ che giấu thân phận sao mạng với sếp và đồng nghiệp. Nhưng duy trì 2 công việc khá khó khăn, một số người lựa chọn từ bỏ công việc chính.

Về Nam Định ngắm vẻ uy nghi của nhà thờ Kiên Giao

Du lịch

09:09:19 22/09/2024
Cách thành phố Nam Định khoảng 30km, nhà thờ Kiên Lao ở huyện Xuân Trường là một trong những nhà thờ đẹp, có kiến trúc uy nghi mà du khách có thể dành thời gian ghé thăm.

Căng cực: Yuna Vũ đại chiến mỹ nhân xứ Hàn - Lee Rayeon ở Đảo thiên đường

Tv show

09:07:52 22/09/2024
Các bình luận viên và khán giả không khỏi nín thở với những diễn biến căng thẳng trong tập 10 chương trình Đảo thiên đường .

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/9/2024: Ngọ thuận lợi, Tuất may mắn

Trắc nghiệm

09:04:20 22/09/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/9/2024, Ngọ hãy tin tưởng vào bản thân, Tuất cần mạnh dạn nắm bắt các cơ hội.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/9/2024 cho thấy người t.uổi Tý gặp

Ngô Cẩn Ngôn nuôi chồng 'rỗi nghề', nịt bụng bầu đóng phim, sống túng thiếu?

Sao châu á

09:01:31 22/09/2024
Mới đây, Ngô Cẩn Ngôn tiếp tục vướng tin đồn mang thai khi xuất hiện với vòng 2 lớn vượt mặt. Theo truyền thông Trung Quốc tiết lộ, Ngô Cẩn Ngôn có khả năng đã mang thai được 5, 6 tháng nhưng giai đoạn này cô vẫn phải tham gia bộ phim.

Diễn viên Vân Trang và chồng đại gia sống sung túc trong biệt thự 1.000m2

Sao việt

08:54:28 22/09/2024
Sau kết hôn, diễn viên Vân Trang tận hưởng cuộc sống giàu có, hạnh phúc viên mãn bên ông xã Hữu Quân cùng 3 con gái dễ thương.

Tạm giữ đối tượng chống người thi hành công vụ

Pháp luật

08:45:09 22/09/2024
Chiều 20/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết, Bình Thuận cho biết, hiện đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Quốc Huy (SN 1984, trú phường Đức Long, TP Phan Thiết) để điều tra hành vi Chống người thi hành công vụ và Cố ý gây thương t...

Dương Tử bị đối thủ "dìm hàng" vì cay cú?

Hậu trường phim

08:38:48 22/09/2024
Mới đây, nhà sản xuất Vu Chính đã lại một lần nữa gây tranh cãi trên mạng xã hội khi trả lời netizen về thứ hạng đỉnh lưu - tứ đại hoa đán - tứ tiểu hoa đán.

Duy Mạnh tại liveshow Anh Em Kết Đoàn với Tuấn Hưng: Hát, rap và nhảy như nghệ sĩ Gen Z!

Nhạc việt

08:22:19 22/09/2024
Biểu diễn hàng loạt ca khúc trước đó nhưng với Tôi Là Dân 37, Duy Mạnh chơi lớn khi mang lên sân khấu dàn vũ đoàn và khuấy đảo bầu không khí.

Công Phượng chính thức có bến đỗ mới

Sao thể thao

07:59:34 22/09/2024
Tối 21/9, CLB Bình Phước xác nhận kí hợp đồng với t.iền đạo Nguyễn Công Phượng. T.iền đạo gốc Nghệ gia nhập đội bóng miền Đông Nam Bộ theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm.