Vừa lau bảng còn quá ướt không viết phấn được, thầy giáo nhanh trí lấy luôn chiếc quạt thổi cho… nhanh khô
Hành động này của thầy giáo đang được hội học trò chia sẻ rần rần vì quá dễ thương!
Không biết các bạn có còn nhớ không, nhưng bên cạnh những bài kiểm tra, những lần thi cử thì nỗi ám ảnh của học trò đó chính là phải trực nhật. Trong khi lũ bạn đang còn say giấc nồng thì những ai trực nhật đã phải lên trường từ sớm, quẹt dọn và chuẩn bị cho lớp học thật sạch sẽ. Không nói cũng biết, tuần nào mà phải trực nhật thì khổ đến nhường nào.
Chưa hết, không chỉ trực nhật đầu buổi, giữa mỗi tiết học hay trong tiết học còn phải thay nhau lau bảng. Mà bảng lau phải thật sạch chứ không được còn vết trắng, nếu không sẽ bị thầy cô giáo “ghim” cho mà xem.
Tuy nhiên, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với lớp học dưới đây bởi thầy giáo quá tâm lý. Biết học trò trực nhật mệt nên đã tự lau luôn bảng, cũng chính từ đây câu chuyện hài hước đã xảy ra.
Khi thây muôn giang bai nhưng bang chưa khô. Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
Cụ thể bức ảnh này được chụp trong một tiết học Vật Lý tại trường THPT Trần Khai Nguyên (TP.HCM). Theo chia sẻ của cậu bạn Phúc Tân – chủ nhân bài viết đang gây bão mạng xã hội: “ Luc nay la đang trong tiêt Ly, thây đang giang bai nhanh nhưng tai bang mơi lau xong nên con ươt, ma thây không thich viêt bang ươt nên thây mơi lây cây quat đê lam khô bang nhanh“.
Theo cậu bạn tiết lộ: “ Thầy tên là Phạm Điền Khoa đang là giáo viên Vật Lý trường mình, thầy mới ra trường thôi nên còn trẻ trung lắm. Tui mình thi quen vơi viêc thây hay tâu hai nên thây binh thương, cung co cươi sương sương cho thầy vui. Học với thầy vui lắm, tánh thầy dễ thương cực, dân mạng đảm bảo gato khi bọn mình học với thầy giáo tâm lý như này luôn“.
Sau khi bài đăng được đăng tải, đã thu hút hơn 22 nghìn lượt cảm xúc, và hàng trăm lượt bình luận chia sẻ. Phần đa dân mạng cho rằng lớp học này quá hạnh phúc khi được học với một thầy giáo tâm lý, đồng thời cho biết trực nhật là nỗi ám ảnh suốt quãng đời học sinh nên được thầy cô giúp thì quá là vui mừng.
Theo Helino
Học trò báo bị mất đồng hồ, thầy giáo tức tốc truy tìm thủ phạm nhưng cách thầy "gỡ bàn" nhân phẩm cho kẻ cắp khiến ai cũng bái phục
Cách thầy giáo khéo léo xử lý vụ trộm cắp trong lớp không những tìm ra được thủ phạm mà còn khiến kẻ trộm "tâm phục khẩu phục" nhận lỗi.
Gia đình gửi gắm con cái đến trường là muốn nhờ thầy cô giáo dục nên người. Con trẻ không ai sinh ra vốn đã hoàn thiện, cũng có những điểm tốt điểm xấu, những tính cách khó giáo viên nào chấp nhận. Nhưng xét cho cùng chúng cũng chỉ là những đứa trẻ mới lớn và đang lớn, sẽ có nhiều sai lầm nên nếu giáo viên không tinh ý trong hình phạt có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc học và tâm lý của trẻ.
Mới đây, một câu chuyện được khá nhiều phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội Weibo về cách hành xử khéo léo của người thầy khi phát hiện một học sinh trong lớp ăn cắp đồng hồ. Không buông lời đe dọa, không lời to tiếng lại, thầy giáo từ tốn bảo tất cả học sinh úp mặt vào tường để thầy lục soát người. Ngay lập tức người thầy giáo tìm ra được đồng hồ nhưng thầy đã không nói ra thủ phạm và cứu nguy cho cậu học trò một "bàn gỡ" nhân phẩm trông thấy.
" Hồi học phổ thông, có lần tôi ăn cắp một chiếc đồng hồ của bạn cùng lớp vì rất thích. Khi phát hiện bị mất, bạn ấy tìm đến thầy giáo chủ nhiệm để trình báo. Thầy yêu cầu chúng tôi đứng yên để thầy soát túi. Tôi hoảng sợ vì hành động của mình sẽ bị phơi bày. Trong lúc lo lắng, thầy yêu cầu chúng tôi nhắm mắt đứng quay mặt vào tường rồi thầy soát túi từng người. Khi đến túi của tôi, thầy rút chiếc đồng hồ ra và vẫn tiếp tục soát đến học sinh cuối cùng.
Xong, thầy bảo chúng tôi mở mắt và trở về ghế của mình. Tôi hồi hộp chờ thầy sẽ vạch trần tội lỗi của tôi trước cả lớp. Nhưng thầy chỉ đưa chiếc đồng hồ cho cả lớp xem rồi đưa nó lại cho chủ nhân. Thầy không đề cập đến tên của người đã đánh cắp chiếc đồng hồ mà chỉ nói: "Đây là lần cuối chuyện này xảy ra vì đến lần sau thầy sẽ phải làm khác". Sau đó thầy cũng không nói gì với tôi và không bao giờ đề cập đến câu chuyện này với bất kỳ ai nữa.
Trong suốt cuộc đời đi học của tôi, không ai biết việc tôi đã ăn cắp đồng hồ, trừ thầy. Tôi nghĩ rằng ngày hôm ấy thầy đã cứu nhân phẩm của mình. Sau đó, tôi không bao giờ bị cám dỗ nữa và tất cả những gì tôi có bây giờ đều nhờ ơn thầy.
Hôm nay, gặp lại thầy tình cờ ở quán cà phê gần trường, tôi chạy tới trò chuyện. nhưng thầy không còn nhớ tôi. Tôi gợi lại câu chuyện cũ, cái thời dại dột của tuổi trẻ trâu, mà thầy là người đã bao dung, vị tha, cho tôi một bài học quý mà tới tận bây giờ tôi vẫn biết ơn".
Tôi hỏi thầy tại sao lại không nhắc gì đến việc trộm đồng hồ, thì thầy trả lời: "Thầy không thể nhớ ai đã lấy trộm chiếc đồng hồ ngày hôm đó, bởi vì thầy cũng nhắm mắt khi soát túi tất cả các bạn. Thầy không muốn biết ai phạm lỗi cả, vì một khi đã biết thì não sẽ nhớ hoài, dù có bỏ qua thì cũng ít nhiều để ý đứa bị lỗi theo hướng tiêu cực".
Hóa ra người thầy năm xưa cũng không biết ai thủ phạm vì chính thầy cũng nhắm mắt! Thầy sợ những ấn tượng xấu sẽ đi theo và có thể ảnh hưởng đến các quyết định dạy học khi dạy cậu học trò đó. Đúng là khi con trẻ mắc lỗi, quyết định của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách hành xử sau này của trẻ. Vậy nên, thay vì quát mắng hay lục tung chân tướng rõ ràng, giáo viên và người lớn có thể áp dụng những biện pháp tâm lý nhẹ nhàng để trẻ tự nhận ra lỗi sai.
1. "Vờ" như quên lỗi của con trẻ
Không ai là chưa từng mắc lỗi và nhiều khi học trò mắc lỗi là do đua đòi bạn bè, tự nhiên nổi hứng chứ không phải bản chất xấu tính. Nếu đem trẻ ra chỉ trích trước đám đông dễ ảnh hưởng đến xấu đến tâm lý, khiến học sinh đó không dám đến lớp nhìn mặt bạn bè huống chi học hành. Vậy nên, đôi khi hãy vờ như không thấy hành động của trẻ, sau đó bạn có thể đưa ra hình phạt nhẹ nhàng và thể hiện lòng tin rằng học trò đó sẽ không còn mắc lỗi nữa.
2. Khuyến khích tính trung thực và tự nhận lỗi
Việc dạy dỗ luôn xuất phát từ vấn đế con người bởi chính bản thân người đó không chịu thay đổi thì khó ai có thể bắt người đó thay đổi được. Người lớn có thể đánh đập, chửi mắng để bắt trẻ tự nhận lỗi nhưng về lâu dài sẽ hình thành tư tưởng chống đối, rằng việc mình làm là đúng nhưng vẫn phải nhận vì người lớn bắt vậy. Vậy nên hãy giải thích vấn đề, nhẹ nhàng cho trẻ biết thế nào là đúng sai và "tâm phục khẩu phục" nhận lỗi của mình.
3. Bản thân người lớn cũng phải sống đúng
Trong quá trình dậy thì, con trẻ như tờ giấy trắng, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhà trường, gia đình và những người xung quanh. Đôi khi người lớn tự cho mình quyền phán xét con trẻ mà quên mất chính mình còn không sống đúng thì đứa trẻ đó nghe lời kiểu gì. Vậy nên sau khi giải thích lỗi cho trẻ, người lớn cũng không được phép tái phạm lỗi đó và chính mình cũng phải làm gương cho con trẻ noi theo.
Theo Helino
Lời tường trình vô trách nhiệm của thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh lớp 10 mang bầu: Tôi đã đòi chia tay nhưng em không chịu Thời gian vừa qua, sự việc thầy giáo có quan hệ tình cảm và làm một nữ sinh mang bầu xảy ra tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã khiến dư luận dành nhiều chú ý. Thầy giáo trong sự việc trên được xác định là Nguyễn Văn Chính (55 tuổi), giáo viên dạy toán của Trường THPT Sóc Sơn (thị trấn...