Vừa kiểm soát dịch bệnh, quận 7 vừa xây dựng hàng loạt cầu, mở rộng hẻm
Năm 2021 mất đến 4-5 tháng chống dịch, chính quyền quận 7, TP.HCM vẫn kịp vận động cùng người dân hiến đất mở rộng 11 con hẻm, xây 3 cây cầu dân sinh với tổng kinh phí là 35 tỉ đồng, trong đó có 16,5 tỉ từ nguồn xã hội hóa.
Cầu 1005 Trần Xuân Soạn trước khi nâng cấp (ảnh trái) và sau khi được xây mới – Ảnh: KIM ÚT
Người dân phấn khởi
Những ngày đầu năm, xe cộ qua lại hẻm 1005 Trần Xuân Soạn (phường Tân Hưng, quận 7) tấp nập nhưng thông thoáng. Đặc biệt, tại cây cầu bắc qua rạch Ông, nơi ngày trước hai xe máy đi qua phải canh né từng chút một, nay chạy “phà phà”, con hẻm cũng được tu sửa mới cứng.
Anh Hoàng Minh Công, tài xế công nghệ thường giao hàng khu vực này, cho biết cây cầu được mở rộng khiến giao thông thuận lợi hơn. “Bình thường tôi chở hai thùng đồ, khi qua cầu thì xe cộ hướng kia phải đứng nép lại nhường đường. Nay cầu rộng ra gần gấp đôi nên chạy phà phà, nhanh lẹ mà cũng đỡ phiền người khác”, anh Công hồ hởi kể.
Cầu nằm trong hẻm, nhưng đây là tuyến đường độc đạo dài gần 2km để vào các khu dân cư dọc theo rạch Ông Lớn, nên mật độ giao thông cao.
Video đang HOT
Là người hiến 1m đất trước nhà để nâng cấp cầu, bà N.V.Đ. hết sức vui mừng ngày cây cầu hoàn thành. “Nhà tôi ngay dưới chân cầu cũ. Khi cầu được mở rộng, đường vào nhà tôi bị thu hẹp hơn so với trước đây, nhưng thấy cầu mới khang trang, sạch đẹp, tôi rất mừng”, bà Đ. bộc bạch.
Cách đó không xa, con hẻm 300/23 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thuận (quận 7) cũng vừa hoàn thành cải tạo. Từ con hẻm rộng hơn 3 mét, chắp vá lồi lõm vì người dân tự đổ ximăng, mưa lầy, triều cường ngập úng, nay đã thành con hẻm phẳng lì, sạch sẽ, rộng 6 mét.
Anh Nguyễn Tấn Thanh sống hơn 20 năm tại con hẻm, vui mừng khi chứng kiến con hẻm ngày nào thay da đổi thịt. “Trước đây nó xập xệ, chật chội lắm, đường gồ ghề, đi trời mưa rất nguy hiểm. Những ngày triều cường cả con hẻm chìm trong nước, việc buôn bán của gia đình tôi cũng trì trệ. Từ ngày con hẻm được mở rộng, bà con ai cũng phấn khởi”, anh Thanh nói.
Hẻm 300/23 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thuận trước khi nâng cấp chỉ rộng 3-4 mét (ảnh trái), sau nâng cấp con hẻm khang trang rộng đến 6 mét – Ảnh: KIM ÚT
Năm 2022 tiếp tục xây cầu, mở hẻm
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đức Trí – trưởng Phòng quản lý đô thị quận 7 – cho biết cầu 1005 Trần Xuân Soạn hay hẻm 300/23 là hai trong 14 công trình dân sinh quận này hoàn thành trong năm 2021. Tổng chi phí xây dựng 35 tỉ đồng, trong đó có 16,5 tỉ từ nguồn xã hội hóa.
“Chúng tôi đặt chỉ tiêu làm 10 công trình trong năm ngoái, nhưng hết năm làm được 14 cái, rất mừng. Mừng hơn là dịch kéo dài 4-5 tháng nhưng vẫn vượt được kế hoạch”, ông Trí cho hay, và cho biết thêm, trong 14 công trình có 3 cây cầu và 11 con hẻm.
Dịch bệnh kéo dài gây khó khăn cho mọi hoạt động, nhưng việc vượt chỉ tiêu trong việc xây dựng, cải tạo các công trình dân sinh là điểm sáng của chính quyền quận 7. Để đạt được thành công này, ông Trí cho biết trong thời gian dịch bệnh, các cán bộ thực hiện công tác vận động cũng được UBND giao nhiệm vụ chống dịch. Khi vào các tuyến hẻm phân phát nhu yếu phẩm, thuốc men…, các cán bộ đã kết hợp vận động, tuyên truyền để người dân đồng thuận.
“Chưa dịch, mình vận động người dân mở rộng hẻm để đem lại giao thông thuận lợi, đảm bảo phòng cháy chữa cháy, cứu thương… Còn trong tình hình như hiện nay, mình đẩy mạnh tuyên truyền hẻm rộng, hẻm sạch thì khả năng lây bệnh giảm, giúp người dân hiểu, nên nhận được sự đồng thuận cao”, ông Trí nói.
Bên cạnh đó, quận cũng đã đổi mới trong cách làm, đó là vận động đến đâu nâng cấp đến đó. Ông Trí cho biết, trước đây khi vận động nâng cấp hẻm phải đợi toàn bộ người dân đồng thuận mới triển khai xây dựng, nên mỗi công trình đều mất rất nhiều thời gian.
“Khi có người dân đồng thuận, quận xây dựng ngay, làm như vậy người dân sẽ thấy được lợi ích của việc nâng cấp. Từ đó, quá trình vận động và xây dựng cũng thuận lợi và nhanh chóng hơn”, ông Trí cho hay.
Ông Lê Văn Thành – phó chủ tịch UBND quận 7 – cho biết việc đầu tư hoàn thành các tuyến cầu, đường, hẻm đã góp phần chỉnh trang đô thị trong việc cải thiện hệ thống giao thông, tăng cường mật độ lưu thông thông thoáng, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.
Trong năm 2022, UBND quận tiếp tục triển khai vận động tất cả nguồn lực xã hội hóa để đầu tư ít nhất 2 cây cầu đảm bảo an toàn giao thông, đầu tư tối thiểu 10 tuyến hẻm chính, mở rộng và nâng cấp các tuyến hẻm nhánh theo hiện trạng đảm bảo kết nối hẻm chính.
Vụ giáo viên uống thuốc tự tử tại buổi họp kỷ luật: UBND quận nói gì?
UBND quận 7, TP.HCM vừa có báo cáo nhanh về vụ việc giáo viên V.T.N.H. tự tử tại buổi họp ở Trường THCS Hoàng Quốc Việt, quận 7 ngày 2-12.
Theo UBND quận 7, buổi họp tại Trường THCS Hoàng Quốc Việt diễn ra vào lúc 14h ngày 2-12 là buổi họp kiểm điểm viên chức đối với bà V.T.N.H. theo quy định trong trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Báo cáo trên cho biết: "Trường THCS Hoàng Quốc Việt đã thực hiện trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật theo quy định, đồng thời đã ban hành quyết định ngày 11-11-2021 về kỷ luật đối với viên chức là bà V.T.N.H. - giáo viên môn ngữ văn của trường do có hành vi sai phạm là không thực hiện nhiệm vụ hiệu trưởng phân công, vắng mặt không phép từ ngày 18-3 đến ngày 29-10-2021 với hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Tại buổi họp, lãnh đạo nhà trường không tự đề ra hình thức kỷ luật đối với bà H. mà đã tiến hành họp theo quy trình họp kiểm điểm viên chức đối với bà H. với các hành vi liên quan việc bà H., cụ thể:
Tiếp tục vắng mặt tại trường không phép từ ngày 1-11-2021 cho đến thời điểm họp kiểm điểm; Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp (đã có kết luận của các cơ quan chuyên môn có liên quan); Gây mất trật tự tại Trường THCS Hoàng Quốc Việt (theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công an phường Phú Mỹ)".
Liên quan đến việc uống thuốc tự tử của bà H., báo cáo nhanh của UBND quận 7 nêu rõ: Tại buổi họp chiều ngày 2-12, sau khi thông qua biên bản và kết thúc cuộc họp kiểm điểm, bà H. đã lấy thuốc uống với ý định tự tử. Các giáo viên đang có mặt đã can ngăn và hỗ trợ bà nôn thuốc đồng thời gọi xe cấp cứu chuyển đến Bệnh viện quận 7 ngay sau đó và thông tin tới thân nhân của bà.
Theo báo cáo của Bệnh viện quận 7, vào lúc 17h45 ngày 2-12 bệnh viện tiếp nhận bà H. trong tình trạng "toàn thân: tỉnh táo, tiếp xúc được, than buồn ngủ". Căn cứ lời khai của người nhà, bà H. uống thuốc ngủ và theo mẫu vỏ thuốc đưa vào là dạng vỉ 10 viên thuốc Stilux 60mg (thuốc an thần có nguồn gốc thảo dược).
Đến 20h30 cùng ngày, thân nhân bệnh nhân xin xuất viện, tình trạng khi xuất viện là "toàn thân: tỉnh, tiếp xúc tốt".
Vụ giáo viên tự tử tại TPHCM: Nhà trường không tự đề ra hình thức kỷ luật!? UBND Quận 7 thông tin, tại buổi họp, nhà trường không đề ra hình thức kỷ luật với bà Hoa mà đã thực hiện theo quy trình họp kiểm điểm viên chức đối với các hành vi cụ thể đã được xác định trước đó. Sau khi nắm bắt thông tin về trường hợp nữ giáo viên dạy Văn uống thuốc tự tử...