Vừa hứng chịu 2 trận lũ lớn, Bình Định lại lo phòng chống bão Rai đổ bộ
Nếu như bão Rai đổ bộ vào đất liền với cường độ gió rất mạnh cấp 12 đến cấp 15, sẽ nguy cơ nhà sập, tốc mái, cây đổ ngã là rất lớn.
Lo sơ tán người dân vùng nguy cơ sạt lở
Chiều 17/12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã có báo cáo với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tại Hội nghị trực tuyến công tác ứng phó với bão Rai.
Đồn Biên phòng Cửa Khẩu Cảng Quy Nhơn tuyên truyền cho bà con ngư dân neo đậu tàu cá an toàn, chủ động ứng phó với bão tại Cảng cá Quy Nhơn (T. Thắng).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng vừa qua tỉnh Bình Định hứng chịu hai đợt lũ lớn, nước ngập úng cả tuần. Nếu như bão Rai đổ bộ vào đất liền với cường độ gió rất mạnh cấp 12 đến cấp 15, sẽ nguy cơ nhà sập, tốc mái, cây đổ ngã là rất lớn.
“Bờ đê, bờ sông, các triền núi vừa qua chịu ảnh hưởng của hai đợt lũ lớn, ngấm nước rất nhiều. Cộng với hoàn lưu của bão dự kiến mưa lớn sẽ rất nguy hiểm” – ông Nguyễn Tuấn Thanh nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tuấn Thanh yêu cầu các địa phương rà soát tất cả các phương án, chủ động ứng phó với bão số 9 theo phương châm 4 tại chỗ, gắn với phòng chống dịch Covid-19, chia nhỏ không tập trung đông. Trong khi các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng sẵn sàng để hỗ trợ nhân dân di dời tài sản, con người trong tình huống khẩn cấp.
Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Định cũng yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân chằng chống các lồng bè, đặc biệt trong chiều ngày mai (18/12), nghiêm cấm không để người dân nào ở trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an toàn tính mạng.
Đối với sản xuất vụ Đông Xuân, hiện tỉnh đã gieo sạ được 58% diện tích, còn lại các địa phương yêu cầu bà con nông dân tạm dừng gieo sạ để giảm thiệt hại…
Hiện trường điểm sạt lở núi Cấm (thuộc thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) do 2 đợt lũ hồi cuối tháng 11 vừa qua.
Tại huyện An Lão, địa phương có nhiều điểm sạt lở, UBND huyện này đã vận động người dân ở những khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở sơ tán. Đặc biệt, ở hai xã có nguy cơ sạt lở cao là An Vinh và An Quang.
Trong khi đó, tại xã Cát Thành (huyện Phù Cát), địa phương này cũng đã sẵn sàng sơ tán khoảng 100 hộ dân sống bên dưới khu vực núi Cấm, nơi đã xảy ra 2 vụ sạt lở lớn, trong trận mưa lũ tháng 11/2021, đến nơi an toàn.
Cấm biển để đảm bảo an toàn
Chiều 17/12, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), công an tỉnh, UBND các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, thị xã Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn, nghiêm cấm không cho tàu xuất bến, kể từ 17h ngày 17/12 cho đến khi có bản tin thông báo cuối cùng về bão số 9 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương.
Ngư dân Bình Định vào Cảng cá Quy Nhơn bán cá “chạy bão” chiều 17/112 (Ảnh: T. Thắng).
Lực lượng bộ đội Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định đã khẩn trương tuyên truyền, vận động ngư dân đánh bắt gần bờ đưa tàu vào khu vực an toàn tránh trú bão Rai.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định, hiện có 186 tàu với 1.340 người đang hoạt động trên các vùng biển. Trong đó, có 27 tàu nằm trong vùng ảnh hưởng của bão, 26 tàu đang neo đậu tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và một tàu đang trên đường chạy vô đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa.
Các lực lượng chức năng đã phối hợp với gia đình chủ tàu thông báo, thuyền trưởng tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của cơn bão Rai để chủ động phòng tránh.
“Đối với 186 tàu thuyền ngư dân đang hoạt động trên các vùng biển, các địa phương khẩn trương làm việc với các gia đình để yêu cầu tất cả các tàu thuyền phải vào các đảo để tránh trú để giảm thiệt hại về người, tài sản. Tránh trường hợp ngư dân không nắm được thông tin liên lạc, chủ quan vẫn tiếp tục khai thác thì nguy cơ tai nạn trên biển rất lớn” – ông Nguyễn Tuấn Thanh lưu ý.
Thí điểm chăm sóc F0 tại nhà, giảm tải cho bệnh viện tại Bình Định
Tỉnh Bình Định thí điểm quản lý và chăm sóc sức khỏe người mắc Covid-19 (F0) và cách ly y tế F1 tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 22/11, UBND tỉnh Bình Định quyết định đồng ý thực hiện thí điểm chủ trương trên, nhằm đảm bảo năng lực hoạt động của các khu cách ly tập trung và để giảm tải việc nhập viện điều trị cho bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh nhẹ, chủ động kiểm soát nguồn lây nhiễm.
Bình Định số người mắc Covid-19 bất ngờ tăng cao, trong khi vaccine còn thiếu nhiều.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long giao Sở Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, căn cứ các quy định của Bộ Y tế để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện theo quy định; chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện thí điểm quản lý và chăm sóc sức khỏe người mắc Covid-19 (F0) tại nhà và cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 (F1) trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo đúng hướng dẫn của Sở Y tế, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Trong ngày 22/11, tỉnh Bình Định ghi nhận 122 mắc Covid-19. Trong đó, phát hiện 54 F0 tại TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn: 24 ca, thị xã Hoài Nhơn: 21 ca.
Tính đến 17/11, tỉnh đã tiếp nhận gần 1,2 triệu liều vaccine; đã tổ chức tiêm hơn 1,1 triệu liều; trong đó có gần 481.000 người đã tiêm mũi một, gần 324.000 người đã tiêm 2 mũi vaccine. Như vậy, có hơn 806.000 người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm ít nhất một mũi vaccine, đạt tỷ lệ bao phủ là 69,1%.
Bình Định: Nhiều khu vực ghi nhận F0 cộng đồng tại thành phố Quy Nhơn Ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại TP Quy Nhơn chỉ trong một ngày, tỉnh Bình Định yêu cầu thầy thuốc đến tận nhà dân để lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 ở những khu vực nguy cơ cao. Chiều 14/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định cho biết, trong ngày trên địa bàn tỉnh đã ghi...