Vừa giật giải thọ nhất thế giới, con nhện 43 năm tuổi lại lăn đùng ra chết vì lý do dở hơi
Vượt qua bao biến cố để đến tuổi ‘ngoại tứ tuần’, con nhện lâu đời nhất ở Úc lại ra đi theo cách khó tưởng tượng nổi.
Theo Tạp chí Bảo tồn Sinh học Thái Bình Dương (Pacific Conservation Biology Journal), kỷ lục sống lâu trước đó thuộc về 1 con nhện tarantula 28 năm tuổi ở Mexico.
Còn con nhện 43 năm tuổi xấu số trong bài viết này không chết vì già mà bởi 1 vết đốt của ong bắp cày 2 năm về trước.
Nó không có tên mà chỉ được các nhà khoa học gọi là “Số 16″.
Theo ScienceAlert, tuổi đời hoành tráng của Số 16 đã giúp giới nghiên cứu phát hiện ra nhiều thông tin quan trọng về tập tính của loài nhện ở Úc.
“Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là con nhện già nhất từng được ghi lại. Tuổi thọ của nó đã cho phép chúng tôi điều tra sâu hơn về tập tính và biến động số lượng cá thể nhện”, Leanda Mason, nhà khoa học đến từ Đại học Curtin cho biết.
Số 16, con nhện cửa sập cái già nhất thế giới qua đời ở tuổi 43 vì bị ong đốt
Trong quá khứ, một dự án nghiên cứu về nhện cửa sập (trapdoor spider) lần đầu tiên được tổ chức ở Tây Úc vào năm 1974, trong đó Số 16 đã được tìm thấy và theo dõi.
Mason nói : “Qua nghiên cứu chi tiết, chúng tôi có thể xác định được tuổi thọ kéo dài của nhện cửa sập là do đặc điểm sống của chúng, bao gồm bản chất ít vận động và chuyển hóa năng lượng thấp”.
Số 16 hầu như được theo dõi trong tự nhiên. Thông thường, nhện cái đặt bẫy cửa sập và sống quanh quẩn cả đời ở đó. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đánh dấu hang của Số 16 và thường xuyên lui tới kiểm tra.
Nghiên cứu cũng giúp con người hiểu rõ hơn về sự căng thẳng trong tương lai, phá rừng và biến đổi khí hậu có thể tác động đến các loài như thế nào.
Những con nhện cửa sập thường có tuổi thọ từ 5 – 20 năm. Trong khi những con cái chỉ loanh quanh gần hang, con đực rời đi khi trưởng thành để tìm bạn đời.
Trông khá đáng sợ nhưng chúng không phải là mối đe dọa lớn đối với con người, dù vết cắn có thể gây sưng tấy và đau nhức.
Theo CGTN
Video đang HOT
LAN HƯƠNG
Nhện / Giật Giải , Lăn Đùng , Dở Hơi , Loài Nhện, Tứ Tuần, Cửa Sập, Đến Tuổi , Ong Bắp Cày , Thế Giới , Tập Tính , Biến Cố / Chết / Lâu Đời / Đại Học Curtin / Sống Lâu / Tưởng Tượng / SPIDER / MASON / Xấu Số
Top 4 loài động vật hung tợn và tham lam nhất hành tinh
Trong thế giới tự nhiên, có những loài động vật hiền lành thân thiện, thì cũng có những loài hoàn toàn ngược lại, chúng hiếu chiến và luôn gieo rắc kinh hoàng cho các sinh vật xung quanh, kể cả con người.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á (hay con gọi là ong bắp cày Nhật Bản) là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới
Những con ong bắp cày có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 45mm, sải cánh 75mm, chúng có thể bay với tốc độ 40km/h. Nọc của loài ong này còn chứa chất độc thần kinh cực mạnh và đáng nói là chúng luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công mục tiêu
Do ngòi đốt của ong mật không thể xuyên qua được lớp giáp chắc chắn của ong bắp cày nên chúng thường chủ động cướp phá tổ của ong mật, giết ong thợ, ăn thịt ấu trùng và nhộng
Bản năng hiếu chiến và hung hãn của ong bắp cày không chỉ biến chúng thành một loài xâm lấn nguy hiểm trong tự nhiên mà còn đe dọa các trang trại ong mật của con người
Không những gây sự với ong mật, chúng còn chủ động tấn công cả con người nếu chẳng may bước vào địa bàn của chúng
Theo thống kê của các tổ chức y tế trên thế giới, mỗi năm có trung bình 40 ca tử vong với thủ phạm là ong bắp cày khổng lồ châu Á
Bên cạnh đó, loài ong này còn có tập tính đào bới, đục lỗ trong rễ khiến cây bị thối gốc, phá hoại mùa màng
Với những điều nguy hiểm mà ong bắp cày gây ra, chính phủ các nước Trung Quốc, Nhật Bản đã từng phải điều động quân đội sử dụng súng phun lửa để kiểm soát sự xâm lấn của chúng
Không ít người lầm tưởng cá voi sát thủ (hay còn được gọi là cá hổ kình) là một loài sinh vật thông minh, hiền lành và thân thiện với con người. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng thực sự là hung thần biển cả
Cá voi sát thủ là thành viên lớn nhất trong họ cá heo, một con đực trưởng thành có thể dài 6 - 8m, nặng hơn 6 tấn, chúng sống theo bầy đàn, sở hữu kỹ năng săn mồi thượng thừa, có khả năng giao tiếp và có tổ chức xã hội phát triển
Kích thước to lớn cùng với tập tính đi săn theo bầy đã giúp loài cá này trở nên "bất khả chiến bại" và có thể cho bất kỳ loài vật nào vào thực đơn của chúng
Bên cạnh việc đánh "hội đồng" và ăn thịt cả những con cá mập trắng nặng cả tấn, loài cá này còn có thể tấn công các loài to lớn hơn nhiều như cá voi xám, cá nhà táng, cá voi lưng gù hay thậm chí là cá voi xanh bằng cách húc, cắn xé để chúng mất máu hoặc dìm con mồi cho đến chết
Mòng biển là thành viên duy nhất thuộc họ nhà chim có mặt trong danh sách những loài động vật hung hãn và "hiếu chiến" nhất thế giới
Đây là loài chim ăn thịt lớn, rất thông minh, có các phương thức liên lạc phức tạp và có cấu trúc xã hội phát triển cao
Loài chim này có bản chất rất táo tợn, ăn cực kỳ tạp và là những kẻ cướp đúng nghĩa, chúng luôn có các hành vi vừa ăn cắp thức ăn, vừa tấn công con người
Trong tự nhiên, ngoài việc cướp mồi của loài khác, chúng còn săn các loài chim và động vật có vú trong đất liền hay thậm chí là liên kết lại để tấn công có tổ chức những loài lớn hơn
Với bản chất liều lĩnh của mình, mòng biển còn thường xuyên lẻn vào nhà, tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi để trộm cắp thức ăn và xả những bãi chất thải có mùi khủng khiếp
Với thế mạnh sở hữu tứ chi phát triển, linh cẩu là loài động vật có tỉ lệ thành công lớn khi săn mồi, thậm chí, có thể săn được những con mồi lớn như ngựa vằn và linh dương đầu bò. Tuy nhiên, loài vật này lại luôn thích ăn đồ ăn của các loại động vật khác
Thay vì việc đi săn mồi thì hằng ngày thì linh cẩu thường nhòm ngó mồi của loài khác, như sư tử và báo săn
Chúng sẽ mò theo sau, chờ sư tử bắt được mồi rồi cả bầy áp đảo để cướp miếng ngon
Không chỉ thế, những đàn linh cẩu đôi khi còn tấn công và ăn thịt luôn cả những con sư tử già yếu, bị thương hoặc lẻ bầy
Với bản tính liều lĩnh và tham lam, linh cẩu có thể gây sự với bất cứ loài nào, thậm chí, đã có một số trường hợp ghi nhận chúng còn tấn công cả con người
Ong bắp cày hạ gục nhện Tarantula Đoạn video ghi lại cuộc chiến giữa ong bắp cày ký sinh và nhện Tarantula được quay ở Arizona, Mỹ, ngày 3/9. Ong bắp cày đã chủ động tấn công và hạ gục con nhện xấu số.