Vừa dúi vào tay mẹ đẻ 200k để về quê chồng đã liếc xéo “thóc đâu mà đãi gà rừng”, tôi dứt khoát đáp trả khiến anh nghẹn họng
3 năm hôn nhân, nhiều lúc tôi đau khổ vô cùng nhưng chưa bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ chồng. Tuy nhiên, khi anh nói hỗn với mẹ, tôi không thể chịu đựng nổi.
Ngày quyết định lấy chồng mẹ tôi đã bảo: “Nói không nghe, lấy chồng xa sau này sướng khổ thì đừng kêu ai nhá”.
Tôi vừa mừng, vừa tủi, nắm tay mẹ khẳng định chắc nịch: “Con gái mẹ nhất định sẽ hạnh phúc mà. Con tin vào Hùng lắm mẹ ạ! Mẹ yên tâm, chúng con sẽ sống ở Hà Nội là chính, về thăm mẹ khéo còn nhiều hơn lúc chưa chồng nữa.”
Mẹ tôi không mấy hào hứng, cố lạnh lùng bảo: “Tùy chị thôi, chị giờ có nghe bố mẹ khuyên nữa đâu. Đủ lông đủ cánh rồi! Nhưng Hà Nội hay về quê chồng, mẹ cũng không tới đâu. Mẹ say xe lắm!”
3 năm trước, tôi mặc lời khuyên can của mẹ mà khăng khăng cưới Hùng dù anh ở tỉnh khác, cách nhà tôi những gần 200km. Thực ra, ngoài chuyện khoảng cách thì anh là người rất tốt, chịu khó, chiều người yêu, công việc ổn, lương cao…
Tuy nhiên, khi lấy về, hôn nhân lại không toàn màu hồng như tôi nghĩ. Hùng dù hay san sẻ việc nhà nhưng rất kĩ tính và gia trưởng. Anh tỏ thái độ khó chịu ra mặt khi tôi làm không đúng ý, đặt đồ không đúng vị trí…
Điều khiến tôi buồn nhất là Hùng quá coi trọng bên nội, còn bên ngoại gần như bơ luôn. Anh từng hứa sẽ cho tôi về ngoại 2 tuần/ lần (nhà tôi cách Hà Nội chỉ 50km), nhưng hầu hết anh luôn tìm cớ lôi tôi về quê anh. Khi thì mẹ ốm, lúc thì bố đau, rồi cưới xin, ma chay, tân gia, lễ Tết… Ôi thôi đủ cả. Đã thế, tôi mà cho mẹ vài đồng khi ốm đau, ngày Tết anh đã lườm cháy mặt.
Những mâu thuẫn có lẽ bắt đầu nảy sinh nhiều hơn chính là khi tôi nghỉ công việc áp lực để làm nơi nhẹ nhàng, lương giảm đi hơn 1 nửa. Hùng mắng tôi nhiều thêm, mọi vết bẩn trên bàn ăn, một chiếc khăn ở sofa cũng đủ anh chỉ trích tôi cả buổi tối. Anh lúc nào cũng bảo cả cái gia đình này anh gánh vác, tiền trả nợ ngân hàng sau mua nhà cũng mình anh lo, tôi chỉ việc giữ căn hộ sạch sẽ gọn gàng làm cũng không nổi. Tôi cãi: “Thế anh mang thai hộ em đi, em đi làm cho!”
Video đang HOT
Nhưng Hùng lại mắng tôi xơi xơi rằng lấy con cái ra uy hiếp, làm cớ… Rồi dần dần, tôi cũng học cách nhịn đi cho êm ấm cửa nhà. Hơn nữa, bản thân tôi cũng hiểu anh đang là trụ cột chính, mình cứ làm căng lên không có lợi gì.
(Ảnh minh họa)
Cái vui vẻ, lãng mạn của cuộc sống hôn nhân thật sự tắt ngóm từ lúc tôi sinh con. Khi đó, tôi chính thức bỏ việc, thất nghiệp để ở nhà chăm con. Nhiều lúc nhớ nhà, nhớ bạn bè nhưng biết tình cảnh mình không tiền, vướng con chỉ biết rơi nước mắt.
Còn Hùng, anh đay nghiến tôi nặng nề hơn. Anh nói tôi chỉ việc ăn, trông con làm cũng không xong. Tiền anh cũng chỉ cho 5 triệu vừa lo cho con, vừa mua đồ ăn, trang trải điện nước mà bảo: “Em học cách chi tiêu đi, lấy chồng bao lâu rồi vẫn hoang phí. Anh không phải ngân hàng”.
Buồn chán đủ bề nhưng tôi cũng chẳng dám nói với mẹ. Thời gian gần đây, tôi bị ốm nên mẹ lên thăm, trông cháu giúp. Hơn 1 tuần có bà, tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Nhưng tôi hiểu, Hùng không thích nên cũng không giữ mẹ ở lại thêm.
Buổi sáng chủ nhật, đưa bà xuống dưới sảnh để bắt xe về quê, tôi còn mỗi đồng 200k nên dúi vào tay, bảo: “Con cũng không có nhiều, mẹ cầm lấy trả tiền xe với uống nước”.
Thế mà Hùng đang bế con ở bên cạnh, liếc xéo rồi lầm bầm trong miệng: “Thóc đâu mà đãi gà rừng. Nghèo còn sĩ”.
3 năm hôn nhân, nhiều lúc tôi đau khổ vô cùng nhưng chưa bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ chồng. Tuy nhiên, chính khoảnh khắc này tôi thấy chẳng có gì đáng tiếc nữa. Tới mẹ ruột của tôi mà Hùng còn coi thường như thế, anh ta yêu thương tôi chỗ nào? Tự dưng tôi không sợ nữa, quay sang Hùng dứt khoát vặn lại: “Đúng rồi, mẹ tôi là người ngoài, lát chúng ta sẽ làm thủ tục ly hôn, anh ký vào đi nhé. Tôi với anh cũng không còn quan hệ gì nữa”.
Hùng sửng sốt khi thấy tôi dám đưa ra đề nghị ấy. Nhưng anh chưa kịp nói thì tôi tiếp: “Hơn 1 năm trời làm nhiều tiền hơn vợ mà anh đã lên mặt, sao anh không nghĩ ai chăm con, ai nấu ăn, ai dọn dẹp, giặt giũ cho anh? T ôi nhịn anh đâu có nghĩa tôi sợ, chẳng qua tôi muốn gia đình được ấm êm thôi. Anh coi thường bố mẹ vợ, thế tôi mà đối xử với bố mẹ chồng như vậy anh nghĩ sao?”
Hùng nghẹn họng, không đáp. Mẹ tôi thì cố khuyên can nhưng tôi đưa bà lên taxi rồi bỏ lên phòng. Tôi nghĩ cuộc hôn nhân này đáng ra nên kết thúc từ lâu rồi, tới giờ tôi mới quyết là còn quá muộn!
Theo Trí Thức Trẻ
Cách xử lý thông minh của nàng dâu bị mẹ chồng coi là người giúp việc trong những ngày nghỉ lễ
Tất cả mọi thứ em đã chủ động chuẩn bị, thế nhưng về lại mỗi người 1 ý, người thích ăn cái nọ, người thích ăn cái kia thế nên bà mẹ chồng em sai em đi mua bổ sung hết lượt nọ đến lượt kia.
Em là con út trong một gia đình có 5 người con, trên em có 4 anh trai vì thế khi ở nhà lúc nào em cũng được bố mẹ và các anh cưng chiều hết mực. Ấy vậy mà khi đi lấy chồng lại bị nhà chồng chẳng coi ra gì. Tất cả chỉ vì em là người khác máu tanh lòng, không phải ruột thì nhà họ. Thế nên có cố gắng đến đâu, em cũng vẫn chỉ là người ngoài.
Ngày thường, em còn có chút giá trị chứ cứ mỗi đợt lễ tết thì cái thân em chẳng khác osin là mấy. Trái ngược với nhà em, chồng em là con trai duy nhất trong nhà có tới 4 chị gái, em gái. Các bác, các cô ấy đều lấy chồng cách nhà chừng 20, 30km thế nên hàng ngày không thể cứ chạy qua chạy lại được, chỉ đợi có dịp nghỉ lễ là chị em bảo nhau dẫn chồng con về ngoại.
Mọi năm, ngày giỗ tổ và ngày 30.4, 1.5 còn xa nhau chút nhưng năm nay 2 ngày lễ đó chỉ cách nhau có đâu 2 tuần. Nói thật là chưa kịp hoàn hồn vụ 10.3 thì lại tới 30.4 rồi. Cách đây vài ngày, mẹ chồng em bắt đầu báo lịch về của từng nhà để em biết đường mà chuẩn bị. Có ai tưởng tượng ra cái cảnh ngày 2 bữa chính, mỗi bữa 4 mâm cơm tươm tất, rồi bữa sáng bày ra như mở hàng ăn sáng tại nhà không?
Ảnh minh họa
Đó là thực tế nhà em trong những ngày lễ đấy các mẹ ạ! Nói thì bảo hẹp hòi nhưng thực tình em thấy mệt mỏi lắm. Bởi các vị con gái luôn luôn nghĩ, ta về nhà bố mẹ đẻ nên ta phải thật thoải mái, thích làm gì thì làm, không thì ngồi buôn chuyện, cơm sẵn có ăn, ăn xong có người dọn... còn các chàng rể thì hiển nhiên là khách quý, chẳng có cớ gì lại phải động tay vào việc gì, chưa kể tiếp đãi không tốt còn mặt nặng mày nhẹ.
Rồi còn bà mẹ chồng có một không hai của em nữa chứ, các con ruột về, thì phận dâu như em đúng là chẳng đáng giá đồng xu. Việc gì nặng, việc gì khó là bà giao luôn cho cô dâu trưởng là em. Còn nhớ, hôm 10/3 vừa rồi, một buổi sáng em phải vòng đi chợ đến 5 lần, nghĩ mà ức quá. Tất cả mọi thứ em đã chủ động chuẩn bị, thế nhưng về lại mỗi người một ý, người thích ăn cái nọ, người thích ăn cái kia thế nên bà mẹ chồng em sai em đi mua bổ sung hết lượt nọ đến lượt kia. Bà nói: " Mẹ không biết đi xe máy, con đi cho nhanh, các chị, các em con thì ở xa về biết đường nào mà chợ với búa!". Em bực lắm nhưng vẫn cố chiều lòng mọi người vì nghĩ một năm mình cũng khổ được vài lần chứ mấy.
Chưa hết, ăn uống xong, mẹ chồng em nói luôn: " Mấy đứa cứ ngồi trong mà nghỉ ngơi không nắng lắm, không phải ra rửa bát đâu, có vài cái, cái H (tên em) rửa vù cái xong, rồi mẹ phụ vào đấy nữa". Ô hay, thế em là thân trâu ngựa, không biết mệt, không biết nắng hay sao? Nghĩ mà nực cười, ấy vậy mà 4 cô con gái cũng yên tâm ngồi ăn hoa quả tráng miệng và buôn chuyện được, đến lấy làm lạ.
Trong lúc rửa bát, bà mẹ chồng em còn ra điều nịnh nọt: " Chúng nó về là khách, thôi mình chủ nhà chịu khó vất vả". Nghe đến đây, máu điên trong người em nổi lên: " Con gái lại là khách thì phận con dâu như con làm gì à mẹ? Lần này nghỉ lễ 5 ngày, con xin phép dẫn cháu về ngoại nghỉ lễ để được làm khách sướng như mấy bác, mấy cô nhà mình, mẹ ở nhà lo tiếp khách giúp con". Em nói vậy chỉ mang tính thông báo chứ bà có đồng ý hay không em cũng về ngoại nghỉ lễ. Các mẹ thấy em xử lý có ổn không? Phụ nữ bây giờ không phải khổ, phải cam chịu như phụ nữ xưa nữa, các mẹ nhỉ?
Theo Emdep
Con dâu kiếm tiền nuôi ô-sin chứ không làm việc nhà Con dâu khẳng định sẽ không làm việc nhà mà chỉ kiếm tiền để thuê ô-sin làm... Con dâu và con trai tôi cùng du học về, chúng quen nhau từ bên đó và về Việt Nam một thời gian thì cưới nhau. Mặc dù gia đình đã mua sẵn nhà riêng cho con trai và con dâu cưới xong sẽ ở, nhưng...