Vừa đi rút tiền trợ cấp thất nghiệp về mẹ chồng đã chặn cổng xin khéo, tôi ức quá nói vài câu lại khiến bà không dám nhận
Từ phía xa, tôi đã thấy bóng dáng mẹ chồng đứng chờ, tôi đoán trước chẳng có gì tốt đẹp… Quả nhiên, khi tôi vừa cất tiếng chào thì bà đã xin khéo số tiền tôi vừa nhận được.
Tôi và Khang đều không phải con người tham vọng. Khi xưa, hai vợ chồng cùng làm trên Hà Nội, công nhân kho thôi nhưng mức lương khá ổn. Nhưng khi cưới nhau, chúng tôi quyết định sẽ về quê, trồng rau, nuôi cá, an phận, không bon chen.
Tuy nhiên, vợ chồng tôi lại khổ sở vì mẹ chồng nghiện cờ bạc, chỉ lo cho cô con gái út lúc nào cũng hạch sách, kiếm chuyện. Dù chúng tôi đã ra ở riêng nhưng ngày nào bà cũng qua nói là thăm nom, xem xét chứ thực ra là xem có gì lấy được thì lấy về, từ mớ rau, con cá cho tới mấy đồ to to như chai rượu thuốc, củ nhân sâm…
Còn nhớ hồi đầu tôi mới về làm dâu, tôi dậy rất sớm mới mua được mớ thịt ba chỉ tươi, ngon. Tôi để ở giỏ xe, chạy vào nhà lôi đồ trong máy giặt ra phơi, xong xuôi ra định làm thịt luôn thì chả thấy đâu. Ngó nghiêng khắp nơi vẫn không tìm được, tôi còn phóng xe ra phố hỏi lại bà bán thịt xem có quên ở đó không.
Khi tôi thất thểu quay về thì hàng xóm mới bảo:
- Cái Mai nay chu đáo thế, sáng sớm đã dậy đi mua mớ thịt ngon cho mẹ chồng rồi.
Lúc này, tôi mới ngớ người ra. Bà hàng xóm vẫn tíu tít kể thêm:
- Nãy thấy mẹ cháu từ đó đi ra, hí hửng cầm túi thịt về thây.
Tôi bực quá, chẳng buồn giữ cho mẹ chồng nữa, làu bàu:
- Cháu nào có cho, còn chả biết bà lấy lúc nào nên mới chạy ra phố hỏi cô bán thịt đây.
Video đang HOT
Nhưng chẳng ngờ, vì câu nói đó mà hàng xóm kháo nhau, chê trách mẹ chồng tôi. Cuối cùng, tới tai bà thì bà lồng lộn lên, sang tận nhà tôi mắng chửi. Nào thì tao ăn của mày được miếng nào, mày để xe, tao sợ hỏng định cất đi cho. Cổng ngõ thì tuềnh toàng, không chịu đóng lại, mẹ tới sân gọi không thấy ai thưa. Thế mà lại đi rêu rao với xóm làng là mẹ lấy trộm túi thịt…
Mẹ chồng tôi còn nói dài, tôi không cãi được câu nào mặc dù mọi điều bà nói đều không đúng. Sau lần đó, tôi cũng rút kinh nghiệm là có chuyện gì thì thôi, cố mà nhịn cho êm ấm cửa nhà.
Nhưng có vẻ tôi càng nhịn, mẹ chồng lại càng lấn lướt con dâu. Việc lấy đồ còn tái diễn nhiều lần nữa, nhưng sau đó bà lại chỉ nói một câu nhẹ bẫng:
- Mẹ thấy nhà mày có cái abc, mẹ lấy rồi đó.
Và sau đó, dù tôi có nói gì thì bà cũng gạt phắt:
- Ôi dào, có đáng là bao, mẹ trót lấy rồi, con ra ngoài mua lại đi.
Thời gian này, tôi mang gửi con cho bà ngoại để đi làm lại thì con bé cứ ốm đau dặt dẹo. Cứ đi làm 1 ngày lại xin nghỉ 2-3 ngày, cuối cùng tôi bị nghỉ việc. Buồn lắm, lo nữa, nhưng tôi chẳng biết làm sao. Sức khỏe của con gái mới là điều quan trọng nhất lúc này.
Thế là mọi gánh nặng kinh tế đều một mình chồng tôi lo. Lương của anh trước đã không phải cao, nhỉnh hơn tôi 1 chút, giờ lại làm nuôi vợ, nuôi con ốm, quả không đơn giản.
Ấy thế mà mẹ chồng tôi vẫn không hề thông cảm, ngược lại bà vẫn sang để… xin đồ như trước. Bà còn mỉa mai, chê trách tôi là ăn bám chồng. Tôi cũng cãi lại không ít lần, bà chỉ bĩu môi rồi quay ngoắt đi, tay tiện bỏ quả táo, quả lê vào túi rồi về.
Hôm gần đây, tôi gửi cháu cho bà ngoại trông buổi chiều để đi lấy trợ cấp thất nghiệp. Chắc mẹ chồng tôi qua nhà chơi, mẹ ruột tôi có kể nên bà ấy biết được. Và chiều muộn, tôi trở về nhà đã thấy mẹ chồng đứng ở cổng. Thoạt đầu tôi thấy hơi lạ, sao bà không vào nhà lại cứ đứng đó?
Tận khi dừng xe, tôi mới hiểu được mục đích của bà… Mẹ chồng thấy tôi đỗ xe, lập tức cười ngọt ngào, rồi mở lời:
- Con dâu ơi, mẹ đang cần tiền gấp trả nợ, thiếu khoảng 5 triệu nữa, con cho mẹ vay nhé.
Tôi biết cái kiểu vay của mẹ chồng, hẹn 2-3 ngày nữa trả có nghĩa là… không bao giờ. Bởi bà sẽ đem hết số tiền ấy ném vào mấy trò đỏ đen. Bình thường tôi còn nể mà cho vay, nhưng lúc này tôi cũng đang khó khăn như thế. Bà thừa hiểu hoàn cảnh của con trai, con dâu, thế mà còn mặt dày sang xin đểu…
Tôi rất bực, từ chối thẳng thừng là không có. Bà lại bĩu môi:
- Vừa đi lấy trợ cấp thất nghiệp về lại bảo không có! Tiền ăn, tiền thuốc men cho con thì chồng lo, tiền này con lấy về có dùng gì đâu? Cho mẹ vay, nói vay là vay chứ ai quỵt mất đâu mà sợ?
Tới lúc này, tôi uất ức tới phát khóc, gào lên rất to. Thậm chí, hàng xóm cũng ngó ra nhìn:
- Mẹ thôi đi, mẹ thừa biết con thất nghiệp, chồng con lương thấp, cháu mẹ ốm mà mẹ còn tới vay tiền, mà đúng hơn là xin, vì mẹ có bao giờ trả đâu. Cháu nội của mẹ hết sữa, hết bỉm con phải đi vay hàng xóm tiền về mua. Mâm cơm hai vợ chồng con chỉ toàn rau với cá khô.
Đây, tiền trợ cấp thất nghiệp đây, là tiền thuốc sắp tới của cháu nội mẹ đó. Nếu mẹ có thể mặc con cháu sống chết thì mẹ cầm lấy đi.
Tôi vừa nói vừa khóc như mưa vì uất ức, mẹ chồng lại tẽn tò. Một phần bà không ngờ tôi lại phản ứng tới mức thế, một phần vì ngại hàng xóm. Cuối cùng, bà chỉ nói nhỏ tôi giữ tiền mà cho con đi khám rồi quay người đi về. Tôi vẫn chưa biết trong những ngày sau sẽ đối phó với mẹ chồng thế nào, nhưng có lẽ không thể nhịn nhục mãi.
Biếu bố đẻ 5 triệu khám bệnh mà chồng cằn nhằn mãi
Bố tôi nằm viện, tôi về biếu ông 5 triệu để chữa bệnh, vậy mà chồng cứ cằn nhằn mãi không thôi...
Bố mẹ chỉ sinh được mình tôi là con gái, lại đi lấy chồng xa, cách nhà gần 100 cây số. Cưới xong, tôi sống với bố mẹ chồng, hàng ngày chăm sóc bố mẹ chồng từ bữa cơm, đến giấc ngủ. Thu nhập hàng tháng của tôi được gần 10 triệu đồng cũng dành cả để lo cơm nước, thuốc thang cho bố mẹ chồng.
Ảnh minh họa
Chồng tôi hay đi làm xa, thu nhập cũng không nhiều, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 10 triệu đồng. Cách đây 2 năm, chúng tôi xây nhà, vẫn vay nợ, nên tiền thu nhập của anh chủ yếu dùng để trả nợ, mỗi tháng anh chỉ đưa tôi 2 triệu để chi tiêu thêm, nhưng cũng không bù được vào tiền thuốc thang tôi mua cho bố mẹ chồng hàng tháng.
Bố mẹ chồng tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, ốm đau liên tục. Gia đình chồng có mấy người con, nhưng cũng chẳng ai chăm sóc hay thuốc thang, chỉ có mình vợ chồng tôi, vì mang tiếng sống với ông bà nên phải lo cả.
Chồng lại hay đi công tác xa, một mình tôi vừa công việc cơ quan, lại lo cho hai đứa con nhỏ và hai ông bà già. Nhưng phận làm con, làm vợ, làm mẹ tôi chưa hề kêu ca một lời. Chỉ biết động viên mình cố gắng, đợi chồng đi làm xa vài năm, đợi con lớn sẽ đỡ vất vả.
Gần 1 năm nay tôi không về thăm bố mẹ đẻ, phần vì đường đi xa xôi, phần vì không có thời gian để về quê. Mấy hôm trước, bố tôi ốm phải nằm viện, chồng không có nhà, tôi phải nhờ người đưa - đón con và chăm sóc bố mẹ chồng để về quê thăm bố một ngày trong bệnh viện.
Không có nhiều tiền, nhưng tôi cũng biếu bố 5 triệu đồng để thuốc thang sau đó có nói với chồng để anh biết, vậy mà anh liên tục nói tôi biếu bố quá nhiều, trong khi mình còn đang nợ nần, đang khó khăn. Anh còn nói tôi tự quyết mà không thèm hỏi qua ý kiến của anh, xem thường anh.
Tôi buồn lắm, cả năm nay tôi không có thời gian về thăm bố mẹ đẻ, bố tôi ốm đau tôi không chăm sóc được. Trong khi bố mẹ anh, tôi chăm sóc cơm nước hàng ngày, tiền thuốc thang bao nhiêu năm nay không biết bao nhiêu là tiền, tôi không hề tính toán hay phàn nàn một câu. Vậy mà chồng tôi, biếu bố vợ có 5 triệu đồng trong lúc ông đang nằm viện thì anh tỏ thái độ khó chịu, rồi liên tục cằn nhằn tôi.
Uất ức vì cậu em chồng lập dị Theo những gì tôi tự cảm nhận, là con út trong gia đình nên Tuấn được bố mẹ chiều chuộng, nâng niu từ bé. Cậu ta phát triển bình thường nhưng chỉ là một đứa trẻ to xác, chưa bao giờ phải đụng tay vào việc gì. Ảnh minh họa. Anh ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ, tôi nhanh nhảu gật đầu,...