Vừa đi đường vừa đeo tai nghe, phản cảm!
Chẳng biết anh chị em nghĩ thế nào chứ tôi thì thực sự thấy không thích mấy anh chị vừa đi đường vừa đeo tai nghe, rồi làm động tác gật gật, gù gù. Trông cứ phản cảm làm sao ấy.
Nhưng trước khi tôi đi phân tích tỉ mỉ lý do vì sao tôi không thích, mong anh chị em hiểu, đây chỉ là ý kiến chủ quan, cá nhân của tôi thôi nhé, hoàn toàn không phải là ý kiến của đông đảo mọi người. Thế nên, ai đồng tình thì xin cho &’biểu quyết’.
Hôm rồi, tôi vào cầu thang máy, gặp một người đồng nghiệp, thấy anh ta đeo tai nghe rồi gật theo điệu nhạc. Tôi thấy vậy định không chào nhưng rồi lại nghĩ, gặp đồng nghiệp, lại là người lớn tuổi hơn mình, không chào thì khiếm nhã quá. Rồi họ lại có lý do nói mình. Tôi liền chào, nhưng anh ta không nghe thấy. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi lại chào thật to, cả cầu thang máy ai cũng giật mình. Còn anh ta thì từ từ quay sang, phản ứng kiểu rất chậm, rồi rút một bên tai nghe ra, bảo tôi: “Em chào anh à?”. Tôi chỉ cười mỉm rồi gật đầu cho xong chuyện. Nhưng trong lòng thấy bực tức lắm, khó chịu vì thái độ đó của anh ta.
Có hôm gặp anh bạn, cũng là người quen của mình, cứ không phải lúc làm việc, đi ra ngoài hay hết giờ làm, đi về là úp cái tai nghe lên. Gặp ai cũng không phản ứng, không nói chuyện. Hai tay đút túi quần rung rung, nhìn rõ không ưa được. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi cũng chẳng buồn chào, vì có chào họ cũng không nghe thấy, với lại, mất công họ rút tai nghe ra để trả lời mình, khéo họ lại khó chịu chứ vui vẻ gì.
Đi đường đừng đeo tai nghe (ảnh minh họa)
Phản cảm là một chuyện, nguy hiểm là chuyện thứ hai. Vì sao tôi nói vậy. Giả sử, bạn đeo tai nghe lúc đi đường, còi xe ngay sát, bạn cũng không nghe thấy vì lúc đó &’tiếng nhạc át tiếng còi’, còn phân biệt làm sao được xe gần mình hay xa mình. Như thế, chẳng phải nguy hiểm là gì. Có khi, họ tuýt còi mà mình không nghe thấy, phủi phui cái mồm chứ, xảy ra tai nạn là chuyện khó tránh khỏi. Thế nên, ra đường, đừng nên đeo tai nghe, có lợi lộc gì đâu lại gây nguye hiểm cho bản thân mình.
Video đang HOT
Tôi thì không biết các bạn nghĩ thế nào chứ, tôi rất thích có được cảm giác thư thái ngồi trên xe sau khi hết giờ làm. Hay buổi tối mát mẻ, những lúc nào đó dạo xe trên đường và hưởng thụ những âm thanh quen thuộc của cuộc sống.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có muôn vàn những âm thanh hay như vậy, tại sao lại bịt ta lại, lại không thưởng thức chúng. Những âm thanh rất đời thường đó sẽ khiến cho ta có cảm giác mình đang sống, đang hưởng thụ, đang vui chứ không phải là những áp lực từ công việc sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tiếng xe cộ, ai chê nào, tiếng còi xe, tiếng hò reo, đừng nghĩ nó vô nghĩa và chỉ làm bạn khó chịu. Nó thực sự sẽ khiến bạn cảm thấy hứng thú, vui vẻ đó.
Hãy bỏ tai nghe ra và thưởng thức tất cả những &’thú vui’ rất đỗi đời thường. Dù biết rằng, âm nhạc là sở thích, là thứ rất ý nghĩa và cần với mỗi người. Nhưng, đừng để nó bị trộn lẫn với những thứ khác và đừng nghe trong tâm thế vội vã như vậy. Hãy dành thời gian, hãy cho mình một không gian yên tĩnh ở nhà, sau giờ làm việc, khi đã tắm giặt sạch sẽ và nằm thưởng thức nó. Như thế âm nhạc mới thực sự có ý nghĩa.
Đeo tai nghe ra đường, đôi khi là một sự phản cảm rất lớn với những người bên cạnh. Và trong hoàn cảnh gặp những người quen, sẽ rất gây ức chế và bức bối cho họ khi phải bắt chuyện cùng bạn. Dù đó là thói quen và là sở thích, nhưng cũng nên xem xét cho phù hợp hoàn cảnh.
Đó là ý kiến của riêng cá nhân tôi. Còn các bạn nghĩ sao?
Theo VNE
Tôi chưa bao giờ uống cốc cà phê 100 nghìn
Chẳng biết các bạn sống sang trọng thế nào chứ, bản thân tôi, tôi chưa bao giờ bỏ ra 100 nghìn mà uống một cốc cà phê cả. Tiếc lắm!
Ở Hà Nội mình, quán cà phê cứ nhan nhản nhưng mà thật lạ, cà phê thì lại quá đắt. Đắt không phải ở hương vị cà phê, không phải đó là cà phê hạng xịn, mà đắt ở quán, thậm chí là cà phê ấy chỉ như uống &'cám rang'. Mà nó đắt ở chỗ người ta thuê địa điểm.
Nói thì bảo quá chứ, đúng là, cà phê 100 nghìn/ cốc, thậm chí là 60 nghìn thì quá đáng quá. Người ta cứ lấy lý do là, tôi thuê mặt bằng đắt tiền, một tháng mấy chục triệu tiền nhà, không bán thế thì tôi lấy gì mà trả tiền nhà. Nếu vậy thì cho hỏi, tôi đang uống cà phê hay là uống cả... tiền nhà.
Tôi không biết anh chị, người làm ăn thuê tiền nhà thế nào, tôi chỉ biết, tôi đi uống cà phê, vào một quán cà phê và khi đồng tiền tôi bỏ ra lại chẳng xứng với cốc cà phê ấy thì thật sự không công bằng.
Nói thì bảo quá chứ, đúng là, cà phê 100 nghìn/ cốc, thậm chí là 60 nghìn thì quá đáng quá. (ảnh minh họa)
Tôi nói thế này là phải có nguyên do của nó. Hôm tôi ra Hà Nội, có vào một quán cà phê ở mặt đường, thấy khách đông quá tôi nghĩ là cà phê ngon nên vào. Công nhận là quán ấy nhìn được, đuợc ở chỗ ngay đường, được ngắm phố phường đi lại nhưng mà uống một cốc cà phê, sau khi thanh toán, tôi ái ngại. Gì mà những 60 nghìn. Nói thì bảo điêu chứ thú thực, không bằng cốc cà phê hơn chục nghìn bán ở Sài Gòn. Trả tiền xong tôi bực tức trong người, méo cả mặt. Trong khi gọi cốc nước lọc thì nửa tiếng chưa thấy mang ra.
Nhưng tôi lại nghĩ, hay tại mình không quen với phong cách phục vụ ở đây, hay tại mình quá khó tính...? Nhưng đúng là, ở Sài Gòn người ta khác lắm, cà phê của họ ngon vô cùng mà giá thì rẻ gấp mấy lần ở đây.
Nhưng có một điều lạ, dù là đắt như thế nhưng mà sáng ra, thấy quán nào quán ấy đông nghìn nghịt. Người Hà Nội thấy bảo có thú đi cà phê sáng, nếu rảnh rỗi thì hùa nhau đi đông lắm, xong mới vào làm việc. Mà tính ra, cứ giá cà phê như thế này mà ngày nào cũng ngồi thì quả là thu nhập của họ cao đấy chứ, nhu cầu sống quá sang trọng ấy chứ.
Nước ta, trữ lượng cà phê quá lớn, tính ra diện tích trồng cà phê của nước ta thuộc dạng &'khủng'. 1kg cà phê cũng chẳng đắt, chỉ xuất khẩu sang nước ngoài thì giá tương đối. Vậy mà khi được bán ở quán lại cao như vậy. Nhưng người dân vẫn uống nhiệt tình, vì họ không biết giá cà phê bán ra, hay là uống theo phong trào, hay là tại các quán ở Hà Nội quá &'chém'?
Cà phê Sài Gòn nhiều và ngon (ảnh minh họa)
Ở Sài Gòn, cà phê là món đặc trưng thế nên rẻ lắm. Trong quán cũng chẳng đắt như ngoài này. Người ta nghiền cà phê như nghiền trà đá, cà phê vỉa hè thì cực kì hay, đặc trưng của Sài thành.
Có lẽ, tôi mang tâm thế của người Sài Gòn ra Hà Nội uống cà phê. Nhưng đúng là, bỏ ra 100 nghìn vào một quán thưởng thức một ly cà phê không phải chính hiệu, hoặc là 50-60 nghìn thôi, tôi cũng thấy xót quá rồi. Tiền mình làm ra thì khó, tiêu pha như thế thật tiếc. Sinh tố các thứ, bán đắt còn được. Đằng này, một thức uống mà lưu hành, nhưng lại bán cho người dân một giá đắt đỏ, quả thật không công bằng...
Đúng là ở mình có nhiều cái hơi lạ. Hàng của mình sản xuất ra rất nhiều, làm ra cũng rất nhiều, xuất sang nước ngoài thì ầm ầm nhưng cứ người Việt dùng thì lại đắt. Nhất là ở Hà Nội thì cái gì cũng bị 'chặt chém'. Nói không điêu chứ đúng là, sống ở Hà Nội mà luông 10 triệu thì không đủ tiền tiêu thật. 5 triệu có lẽ chỉ đủ cho một người ngồi uống cà phê hàng sáng và thi thoảng hò hẹn với bạn bè. Thôi bây giờ, đắt thế này thì đúng là cứ uống trà đá cho lành.
Theo VNE
Người lớn nói dối như cuội, sao trách trẻ? Phải chăng, bọn trẻ với đủ loại sữa và vitamin tăng trưởng trí tuệ của chúng ta càng ngày càng trở nên thông minh và chúng hiểu: Đôi khi nói dối lại có lợi hơn là nói thật? Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%...