Vừa đẹp vừa ngon những món ăn ngày tết
Khi trong cơn gió đã bắt đầu phảng phất mùi hương trầm, người ta chợt nghĩ ngay đến những món ăn ngày tết. Mùi của ký ức hòa trong hương sắc hiện đại ấm nồng cả căn bếp, ấm nồng những ý nghĩ, ước vọng về năm mới…
Mứt, bánh tết là món ăn truyền thống trong dịp tết của người Việt. Khay mứt, bánh thể hiện hương vị của cuộc sống.
Không còn ưa chuộng hàng chế biến sẵn, ngày tết cũng là dịp để các mẹ, các chị trổ tài làm mứt, làm bánh của mình.
Các loại bánh đẹp mắt trong ngày tết khiến lòng người trở nên ấm áp hơn.
Ngoài các loại mứt, bánh truyền thống có vị ngọt đậm như mứt dừa, mứt bí, mứt sen, bánh đậu xanh, xu xê… ngày nay, với sự hướng dẫn khá tỉ mỉ trên các trang mạng, chị em có thêm rất nhiều sự lựa chọn như: mứt quất, mứt vỏ cam, mứt thạch, mứt cóc, mứt khế, mứt vỏ bưởi, bánh thạch, bánh quy, bánh tuyết v.v…
Mỗi người tùy độ khéo léo của mình mà chế biến ra các loại mứt, bánh với những màu sắc, hương vị và hình dáng khác nhau.
Ngày tết, bên chén trà nóng, hương vị của các loại mứt, bánh sẽ giúp những cuộc sum vầy, gặp gỡ thêm phần ấm cúng, ngọt ngào.
Dẫu có thể rim thịt bò bất cứ lúc nào nhưng kỳ lạ là chỉ đến ngày tết, người ta mới cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn này.
Để thịt bò rim ngon và có thành phẩm đẹp mắt, người Hà Tĩnh thường chuẩn bị nguyên liệu gồm: bắp bò cỏ loại thỏi nhỏ, mật mía Sơn Thọ mới nấu, gừng vừa thu hoạch, một ít ruốc bể, nước mắm nhĩ.
Sau khi ướp thịt bò với các loại gia vị trên chừng 1 tiếng thì bắc lên bếp, đun lửa to cho sôi trùm lên rồi hãm lửa nhỏ dần, rim chừng 2 tiếng nữa.
Bò rim với tỏi nguyên tép là một biến tấu rất thú vị của các bà nội trợ…
Có thể nấu thịt bò rim bằng bếp ga, bếp từ nhưng nấu bằng bếp củi vẫn cho thành phẩm ngon nhất. Ngày nay, các bà nội trợ còn làm mới món này bằng cách rim với tỏi nguyên tép.
Video đang HOT
Thịt bò rim thành phẩm có màu nâu sẫm, vừa đủ độ mềm để khi thái ra không bị vỡ, giữ được hoa văn của những thớ gân trong bắp bò. Để quyện vị, người ta thường ăn thịt bò rim với hành muối, kiệu muối hoặc rau sống, bánh chưng…
Các loại thịt khô
Tết ngày nay không nặng về mâm cỗ nên ngoài những món ăn truyền thống được chuẩn bị với số lượng vừa phải, nhiều gia đình cũng chuẩn bị các món ăn hiện đại, nhẹ nhàng để tiếp đãi khách. Phổ biến vẫn là khô bò, khô gà, khô lợn. Không sang trọng như đùi lợn muối, lườn ngỗng hun khói… nhập khẩu, các món này thường có ở các gia đình điều kiện kinh tế trung bình khá.
Đây là những món ăn khá dễ làm nên rất nhiều bà nội trợ thường tự tay chế biến. Chỉ cần có một chiếc lò nướng và lựa chọn công thức, hương vị phù hợp (được đăng tải trên youtube) là các bà nội trợ đã có thể thỏa sức trổ tài. Khô bò, khô gà, khô lợn có những hương vị khác nhau nhưng đều được chế biến khá cay, rất hợp với tiết trời lạnh giá ngày tết.
Giá thành không quá cao, hợp khẩu vị nhiều người, các món thịt khô cũng rất hợp để nhâm nhi với ly rượu vang đỏ đầu xuân.
Hành muối
Cùng với những món ăn “sơn hào hải vị”, hành muối là món ăn dân dã trong ngày tết của cả 3 miền. Mỗi miền, tùy theo văn hóa ẩm thực đặc trưng mà có những cách làm khác nhau.
Ở Hà Tĩnh, hành muối thường có vị trung tính, không quá mặn như các món muối truyền thống của người miền Trung, không quá ngọt như ở miền Nam và không quá chua như ở miền Bắc.
Hành muối là món ăn phụ được ưa chuộng trong những ngày tết cổ truyền.
Hành nguyên liệu là củ hành hoa tươi của miền Bắc hoặc hành tím Lý Sơn. Hành được ngâm qua bằng nước gạo khoảng 5 ngày để xả hăng, sau đó trộn muối trắng theo khẩu vị mặn nhạt của từng gia đình. Để tránh bị lên meo cà (váng trắng) và tạo độ chua vừa phải, người ta thường chẻ mía lót đáy và bao quanh hũ hành.
Dưa hành được muối trước tết chừng 20 ngày để tránh vị hăng, cay khi sử dụng và thường được ăn kèm với bánh chưng, thịt đông…
Một trong những món ăn truyền thống được nhiều gia đình ưa chuộng trong dịp tết là thịt nấu đông.
Thịt nấu đông thường được chế biến bằng thịt gà hoặc thịt lợn. Phụ gia đi kèm không thể thiếu là nấm hương, mộc nhĩ, tiêu, hành tăm.
Thịt nấu đông là món ăn dễ làm và tiện dụng trong những ngày tết.
Món ăn này tuy dễ làm nhưng cần sự tỉ mỉ, đòi hỏi người nội trợ phải có kinh nghiệm điều chỉnh vị cũng như lửa, đảm bảo thành phẩm không quá nhừ, không quá dai, phần da lợn và da gà vừa đủ độ “rựa” để tạo đông hiệu quả.
Thịt nấu đông thường được sử dụng ăn với cơm nóng, bánh chưng hoặc nhấm nháp cùng chén rượu đầu xuân. Để tạo thêm hương vị cho món ăn này, người Hà Tĩnh thường ăn kèm món thịt đông với dưa cải muối chua và dùng nước mắm nhĩ để chấm.
Làm dưa hành khi ăn tết cứ cho thêm một loại gia vị này, đảm bảo ngon giòn không sợ hăng
Trong mâm cơm ngày Tết, dưa hành muối không những làm cho bạn thêm ngon miệng mà còn làm cho món ăn thêm tròn vị, hấp dẫn, cùng vào bếp với phunutoday thực hiện món này nha.
1. Những bước làm dưa hành muối
Bước 1: Dưa hành mua về các bạn ngâm trong nước vo gạo khoảng 4-5 giờ cho vỏ dưa hành dễ bong và dễ rửa đất bám ở gốc hành.
Bước 2: Hành sau khi ngâm các bạn đổ ra rổ để ráo, bóc sơ qua lớp vỏ bên ngoài, cắt bớt rễ để lại gốc hành để khi dưa hành muối để lâu sẽ không bị ủng.
Bước 3: Cho dưa hành vào chậu hoặc vào hũ, trộn đều với 200 gr muối, để khoảng 1-2 ngày. Thi thoảng nhớ xóc đều hành để hành ra hết nước đen.
Bước 4: Cho hành ra rổ sả lại bằng nước lạnh cho sạch nước đen và hành bớt mặn rồi để ráo, sau đó cho hành vào hũ.
Bước 5: Gừng đập dập.
Bước 6: Pha một bát nước ấm, cho thêm muối đường gừng, khuấy đều nếm nước cho vừa rồi đổ vào hũ hành cho nước ngập hành, đậy nắp lọ để khoảng 10-15 ngày thì ăn được.
Khi ăn các bạn bóc lớp vỏ hành bên ngoài, cắt bỏ gốc hành, có thể thêm vài lát ớt rồi thưởng thức. Hành muối như vậy sẽ rất giòn ngon lâu bị ủng.
Hành muối làm món ăn kèm sẽ rất bắt vị. Nhanh tay vào bếp thực hiện thôi nào.
Bước 4 Thành phẩm Dưa hành muối (hành muối)Bước 4 Thành phẩm Dưa hành muối (hành muối)
2.. Mẹo thực hiện dưa hành muối thành công
Để muối dưa ngon bạn lưu ý canh lượng muối, đường vừa đủ. Nếu cho không đủ muối dưa sẽ không lên men được. Còn cho dư muối, đường, dưa bị mặn hoặc ngọt quá rất khó ăn.
Dùng nước ấm muối dưa, dưa sẽ chua nhanh hơn. Bạn cũng có thể đem hũ dưa phơi ngoài nắng dưa sẽ nhanh lên men hơn.
Để dưa muối không bị nổi bọt trắng trong quá trình lên men, bạn nên tiệt trùng và lau thật khô hủ thủy tinh trước khi muối để dưa muối không bị nổi bọt trắng.
Nên dùng miếng nhựa chắn dưa muối (hoặc que tre) đè lên để phần hành ngập trong nước muối như vậy hành sẽ được lên men đều.
Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa ra, tránh khuấy trộn vì dưa sẽ tạo bọt trắng nhanh hỏng.
Nếu sử dụng không hết bạn có thể để hũ dưa hành muối vào ngăn mát tủ lạnh để giảm tốc độ lên men của dưa hành muối.
Cách bảo quản dưa hành muối
Dưa hành muối sau khi hoàn thành để nơi thoáng mát có thể sử dụng được trong khoảng 5 - 7 ngày, và trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tháng.
Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa hành, tránh khuấy trộn nhiều dễ tạo lớp màng trắng, sẽ không bảo quản được lâu.
Những món ăn nghe tên là thấy Tết Hình ảnh con gà luộc, bát canh măng, đĩa nem rán hay miếng bánh chưng, mứt bí, mứt gừng đã ăn sâu vào tâm trí người dân, đến mức chỉ cần nhắc tên trong những ngày tháng Chạp là cảm thấy ngay Tết đang rất gần. Dù chỉ với những thành phần, nguyên liệu đơn giản, các món ăn dưới đây vẫn luôn...