“Vua đầu bếp Việt” chia sẻ bí quyết kinh doanh chuỗi cửa hàng bánh mỳ
Với số vốn ban đầu khoảng 1 tỷ đồng , Minh Nhật lựa chọn việc kinh doanh chuỗi cửa hàng bánh mỳ theo hình thức “street food” với nguyên tắc quy chuẩn hóa toàn bộ…
Hoàng Minh Nhật – quán quân Vua đầu bếp Việt mùa 2, từng gây ấn tượng và chinh phục khán giả bởi gu ẩm thực tinh tế cũng như kỹ thuật nấu ăn điêu luyện, sáng tạo .
Gặp lại Minh Nhật một năm sau cuộc thi, cô gái 9x Hà Nội đã trở nên chín chắn và trưởng thành hơn rất nhiều. Cô hiện là bà chủ của chuỗi cửa hàng bánh mỳ “street food” (ẩm thực đường phố) với hơn 100 nhân viên có mặt ở khắp Hà Nội. Tuy mới đi vào hoạt động được gần 5 tháng thế nhưng hệ thống cửa hàng của Minh Nhật đã cho doanh thu khá ổn định, đây cũng trở thành địa chỉ được nhiều khách nước ngoài và tín đồ yêu thích ẩm thực bình chọn là một trong những địa điểm ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất.
Đi 3 tháng để ăn thử hàng trăm loại bánh mỳ trên khắp cả nước
Minh Nhật cho biết từ bé đã đam mê nấu ăn. 12 tuổi, cô đã thuộc lòng hầu như tất cả các công thức nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam như: canh chua, nem, giò, chả… Trong tất cả các ngày lễ tết, Nhật và mẹ đều tự tay vào bếp chuẩn bị đồ ăn cho cả đại gia đình.
Bạn đọc có thắc mắc hay cần tư vấn, chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu, hãy gửi đến cho chúng tôi: kinhdoanh@dantri.com.vn
Đam mê nấu ăn là thế nhưng Nhật cho biết chưa bao giờ nghĩ lớn lên sẽ kinh doanh đồ ăn hay một cái gì đó tương tự.
“Tốt nghiệp đại học, tôi cũng nhận được một số lời mời làm việc của các công ty nước ngoài, thế nhưng việc giành giải nhất trong cuộc thi Vua đầu bếp Việt đã khiến tôi có suy nghĩ khác…”, Minh Nhật chia sẻ.
Theo Nhật, nấu ăn giờ đây không chỉ đơn thuần là sở thích, là mong muốn gắn kết các thành viên trong gia đình, mà đã trở thành mục tiêu để chinh phục trong sự nghiệp ẩm thực của đời cô. Chính vì khao khát này, cô quyết tâm bắt tay vào việc kinh doanh chuỗi đồ ăn mang tên mình.
Với số vốn ban đầu khoảng 1 tỷ đồng, Minh Nhật cũng phải chật vật và đau đầu khi lựa chọn một mô hình kinh doanh hiệu quả. “Tôi cũng đã cân nhắc và tính toán đến việc mở một nhà hàng bán đồ Tây hoặc các món ăn truyền thống Việt Nam nhưng vốn ít, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, thêm vào đó lại gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các thương hiệu sẵn có trên thị trường nên rất dễ gặp thất bại”. Cuối cùng sau khi suy đi tính lại, Nhật quyết định nhắm đến việc kinh doanh chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ.
Cô gái 9x này phân tích: “Thực tế bánh mỳ Việt khá nổi tiếng lại được bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới . Tuy nhiên, để nâng tầm nó lên thì chưa mấy người làm được. Tôi muốn bắt đầu từ cái nhỏ trước đã rồi mới nghĩ đến những cái lớn hơn. Tôi kỳ vọng và đặt mục tiêu sẽ xây dựng bánh mỳ trở thành một thương hiệu biểu tượng gắn liền với du lịch và ẩm thực Việt Nam”.
Minh Nhật cho biết cô kỳ vọng sẽ tạo dựng được thương hiệu bánh mỳ Việt của riêng mình
Video đang HOT
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, Minh Nhật mất khoảng ba tháng để chuẩn bị. Cái khó nhất theo Nhật chính là tạo ra nét riêng biệt và đặc sắc cho món ăn của cửa hàng mình.
Do đó, cô dành nhiều thời gian đi khắp mọi miền đất nước từ Hội An, Đà Nẵng, TPHCM đến các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Nam Định… chỉ để nếm thử bánh mỳ ở các địa danh này. Có ngày, Minh Nhật phải ăn liền tù tì 6 chiếc bánh chỉ đề tìm ra được một hương vị độc đáo mà cô ấn tượng. Nhật nghiệm ra rằng, một món ăn ngon không phải là sự khoe khoang hay thể hiện kỹ xảo nấu nướng cầu kỳ mà đó phải là tìm ra một hương vị chung được số đông chấp nhận.
“Quán quân vua đầu bếp Việt” nhốt mình nhiều ngày trong bếp để thử nghiệm các nguyên liệu cho chiếc bánh. Cô lựa chọn và tính toán cẩn thận về khẩu vị, trọng lượng thành phần để cân bằng dinh dưỡng. Bánh mỳ của Minh Nhật có tới 13 loại, ngoài các thành phần cơ bản còn có tới 6 loại chả. Đặc biệt, cô gái 9x cũng quyết định đưa sa tế tôm vào nhân bánh – điều chưa từng có ở bánh mỳ Hà Nội. Chỉ riêng việc đưa nguyên liệu nào vào trước, nguyên liệu nào sau cũng được Nhật tính toán để nó hỗ trợ trong việc tạo mùi vị cho thực khách.
Xong xuôi, Minh Nhật cũng nghiên cứu, tìm cách chế biến loại nước uống nào phù hợp nhất. Cô sáng chế ra loại nước chanh sả uống kèm bánh mỳ, vừa thanh mát, vừa giúp chống ngán. Sau khi lựa chọn được công thức chuẩn nhất cho món ăn của mình, Minh Nhật mới bắt tay vào việc tìm địa điểm, thiết kế cửa hàng cũng như tuyển nhân viên.
Xây dựng cửa hàng theo chuỗi, quản lý nhân viên theo hệ thống chuyên nghiệp
Cô gái 9x Hà Nội chia sẻ: “Mục đích kinh doanh ban đầu của mình là xây dựng chuỗi cửa hàng có thương hiệu, nên tất cả mọi thứ dù nhỏ nhất cũng được quy chuẩn hóa…”.
Địa điểm mở quán mà Nhật chọn là những nơi đông khách du lịch và tập trung nhiều dân cư. Vì xây dựng cửa hàng theo dạng “street Food” nên Nhật thiết kế quán có diện tích vừa phải, trong đó dành không gian cho khách ngồi gần vỉa hè để thưởng thức ẩm thực.
Các cửa hàng này không phải chế biến thực phẩm trực tiếp mà sẽ được cung cấp toàn bộ từ hệ thống bếp tổng với khoảng 10 đầu bếp chuyên nghiệp. Dự tính ban đầu khá suôn sẻ thế nhưng khi bắt tay vào thực tế, Minh Nhật gặp không ít khó khăn.
Cô phải đập đi xây lại cửa hàng rất nhiều lần. Hệ thống lò nướng cũng được thay đổi 3, 4 lần mới phù hợp và thuận tiện để phục vụ khách hàng. Thời gian đầu, dù các nhân viên đã được “traning” các kỹ thuật chế biến thành phẩm bánh nhưng đến cuối ngày số nguyên liệu vẫn không khớp với lượng bánh bán ra theo quy định. Điều này khiến Minh Nhật vô cùng lo lắng, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
Nhật nói: “Để làm được một chiếc bánh mỳ hoàn hảo không khó, nhưng phải đảm bảo 1 nghìn chiếc với những định lượng chính xác tuyệt đối thì không đơn giản. Phải tính toán làm sao khi ăn bánh mỳ từ đầu đến cuối vẫn đảm bảo được độ giống nhau về vị giác. Chỉ cần một miếng chả đặt lệch cũng có thể phá hỏng hương vị của chiếc bánh. Nhiều khi quán đông, nhân viên sơ ý, hoặc không tuân thủ đúng nguyên tắc cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc bánh”.
Minh Nhật (giữa) hiện là bà chủ của chuỗi cửa hàng bánh mỳ khá nổi tiếng ở Hà Nội
Về sau, Nhật phân chia công việc ra từng khâu và giao cho các quản lý giám sát, thực hiện, đồng thời mua thêm các phần mềm quản lý đồng bộ nên mọi việc dần đi vào quỹ đạo. Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, cô cũng mở các chiến dịch quảng bá, xây dựng hình ảnh cho thương hiệu bánh mỳ của mình. Minh Nhật tổ chức các ngày ăn bánh miễn phí, xây dựng đường dây nóng và các kênh bán hàng trực tuyến.
Đồng thời cô liên tục tung ra các gói khuyến mại hấp dẫn cho những công ty, đơn vị du lịch khi đặt hàng với số lượng lớn để kích cầu. Cô cũng dành thời gian, xây dựng các nguyên tắc cho nhân viên trong kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng. Không chỉ thế, cửa hàng của Minh Nhật luôn có các sổ góp ý để khách viết cảm nhận của mình khi dùng bánh.
Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn, món ăn hấp dẫn nên chỉ trong một tháng đầu tiên đi vào hoạt động, quán bánh mỳ của cô gái 9x Hà Nội đã cho doanh thu khá tốt. Ngay sau đó, Minh Nhật mạnh dạn đầu tư mở thêm hai cửa hàng, trung bình mỗi ngày một cửa hàng phục vụ hàng trăm lượt khách, cao điểm có thời gian số lượng bánh tiêu thụ lên đến hàng nghìn chiếc.
Dự tính đến cuối năm nay, cô sẽ mở thêm 7 cửa hàng, trong đó sẽ có một số cửa hàng ở các thành phố lớn của miền Bắc. Nhật hào hứng cho biết, hiện cũng đã có một số đối tác ở nước ngoài ngỏ lời muốn mua thương hiệu của cô, nhưng Minh Nhật chỉ muốn phát triển và mở rộng thị trường ổn định trong nước.
Chia sẻ về bí quyết kinh doanh của mình, Nhật cho biết: “Những người trẻ như tôi thường khá nôn nóng, đôi khi dễ bị “cám dỗ” với những lợi ích trước mắt. Làm kinh doanh ai cũng muốn lãi lớn, thu hồi vốn nhanh thế nên hay mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Tôi muốn tiến từng bước nhỏ, chậm nhưng chắc chắn.
Tham vọng của tôi không chỉ trở thành một doanh nhân giỏi mà tôi muốn xây dựng một thương hiệu bánh mỳ cho mình, đồng thời góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài. Tôi muốn chứng minh rằng, ẩm thực Việt cũng không hề thua kém các thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới và tôi nghĩ là mình sẽ làm được chỉ là sớm hay muộn mà thôi”.
Hà Trang
Theo Dantri
"Vắt" 1 tỷ đồng/năm từ mảnh đất đồi dốc, sỏi đá
Sau khi học xong trung cấp thú y, anh Phạm Văn Hoạt đã trở về gắn bó với vườn, rẫy của gia đình. Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ anh đã biến mảnh đất đồi dốc, sỏi đá tại quê nhà thành mô hình kinh tế V.A.C mỗi năm cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.
Nhà nông trẻ Phạm Văn Hoạt, sinh năm 1984, ở thôn Đắk Măng, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Sau khi học xong trung cấp thú y, anh quyết định không theo chuyên nghành mình đã chọn mà trở về quê làm nông nghiệp. Năm 2008, anh Hoạt lập gia đình và được bố mẹ cho ra ở riêng và chia cho 2,3 ha đất đồi dốc, cằn cỗ.
Từ những diện tích đất vườn ấy, anh đã tập trung vào trồng và chăm sóc cây cà phê. Vì là đất đồi cao, dốc nên việc chăm sóc cà phê tốn công sức và tương đối vất vả lợi nhuận không được bao nhiêu.
Kinh tế của đôi vợ chồng trẻ mới ra riêng tự lập khá eo hẹp, lại thêm thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên khó khăn chồng chất. Nhưng gia đình nhỏ của anh vẫn phải bám trụ vào đồi cà phê cằn cỗi để sinh sống.
Sau nhiều trăn trở, anh Phạm Văn Hoạt nghĩ không thể để cái nghèo đói mãi bủa vây gia đình mình. Do đó, anh đã suy nghĩ phải tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp thì mới nâng cao được thu nhập. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào tìm tòi, học hỏi cộng với vốn kiến thức đã học được ở trường, năm 2012 anh Hoạt đã quyết định xây dựng mô hình trang trại V.A.C (vườn - ao chuồng) khép kín.
Anh Phạm Văn Hoạt chăm sóc vườn cà phê mô hình V.A.C
Thế nhưng "vạn sự khởi đầu nan", để thực hiện được mô hình này cần phải có vốn, diện tích mặt bằng, kiến thức kinh nghiệm. Khó khăn là vậy, nhưng với niềm đam mê của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm anh đã vay mượn, tích góp tiền bạc mua thêm đất. Sau đó, tìm hiểu kiến thức qua tài liệu, sách, báo cũng như tham gia các lớp tập huấn để thực hiện ý tưởng của mình.
Sau nắm vững các kiến thức, anh Hoạt quyết định thế chấp diện tích đất đang canh tác của gia đình để vay ngân hàng hơn 90 triệu đồng làm vốn đầu tư vào sản xuất.
Anh Phạm Văn Hoạt chia sẻ: "Ban đầu tôi đã chú trọng đầu tư vào những loại cây, loại con có khả năng cho thu nhập trong thời gian ngắn như nuôi gà thả vườn, nuôi heo, trồng đậu... để có vốn đầu tư vào những loại cây trồng dài ngày như cà phê. Sau đó tiếp tục đào ao thả cá và mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển chăn nuôi, bên cạnh đó trồng xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê".
Sau một thời gian, mô hình kinh tế V.A.C của anh Hoạt cũng dần lộ rõ. Hiện tại, trong trại của anh có hơn 6 ha cà phê cùng 400 gốc cây ăn trái như sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít... trồng xen trong vườn và 2000m2ao nuôi cá.
Ngoài ra, diện tích chuồng trại của gia đình anh là trên 200m2 nuôi hơn 100 con heo thịt và 5 con heo giống. Bên cạnh đó, anh Hoạt còn đầu tư thả gà, vịt nuôi trong vườn với mức đàn là 200 con.
Nhờ hiệu quả từ mô hình, trong 3 năm trở lại đây đã giúp gia đình anh thu nhập bình quân ổn định với mức khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm, trừ tất cả chi phí gia đình anh còn lãi 500 triệu đồng/năm, đời sống gia đình ngày một nâng cao. Đối với mức thu nhập này ở vùng đất đồi núi, cằn cỗi của xứ Đam Rông là điều ít ai dám nghĩ tới, thế nhưng anh Hoạt đã làm được.
"Cũng nhờ mô hình kinh tế V.A.C mà gia đình tôi nâng cao thu nhập đời sống. Lợi ích của V.A.C là tạo nên một vòng tròn khép kín. Vườn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi. Chuồng cung cấp phân bón cho cây cà phê. Ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây cà phê... đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cải thiện trong gia đình, tất cả đều đem lại thu nhập xoay vòng ổn định", anh Hoạt chia sẻ thêm.
Không chỉ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình, nhà nông trẻ Phạm Văn Hoạt còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là đoàn viên thanh niên người đồng bào dân tộc tại địa phương.
Hiện, anh Phạm Văn Hoạt đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 thanh niên và giúp cho 10 lao động mùa vụ tại địa phương có việc làm ổn định.
Bước đầu thành công từ mô hình kinh tế V.A.C của đoàn viên Phạm Văn Hoạt, đã được Ban Thường vụ Huyện đoàn Đam Rông chọn là mô hình phát triển kinh tế thanh niên tiêu biểu trên địa bàn huyện và cần được nhân rộng.
Anh Ndu Ha Biên - Bí thư Huyện đoàn Đam Rông (Lâm Đồng), chia sẻ: mô hình kinh tế V.A.C của anh Hoạt là một mô hình kinh tế tiêu biểu tại địa phương. Từ thành công của mô hình này đã giúp cho gia đình anh Hoạt nâng cao thu nhập đời sống và tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều thanh niên trong vùng.
"Đây cũng là địa chỉ để nhiều nhà nông trẻ là đoàn viên, thanh niên của chúng tôi đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ định hướng tiếp tục xem xét để nhân rộng mô hình này đến với đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn, để họ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng trên quê hương mình", anh Ndu Ha Biên cho biết thêm.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Vườn cây cảnh tiền tỷ của cô chủ 9X Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, trong khoảng thời gian chờ xin việc làm, cô gái trẻ Đỗ Mai Châu đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một cơ sở hoa cảnh quy mô 2.000m2, cung ứng cho thị trường toàn quốc mang lại thu nhập hằng chục triệu đồng mỗi tháng. Luôn học hỏi và mạnh dạn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lời rót mật lúc ngà say lấy đi 6 tỷ đồng: 'Cảm giác ban đầu như đào được vàng'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Thanh Hóa

Thêm một người tử vong vụ xe tải lao vào nhà dân ở Quảng Ngãi

Góc nhìn pháp lý về vụ Jack kiện Thiên An, đòi lại quyền nuôi con

'Suối bùn' lại phun trào khi thi công hầm ngầm tàu metro Nhổn - ga Hà Nội

Mưa lớn 2 ngày, cảnh báo lũ sông miền Bắc, Thanh Hóa dâng cao 4 m

Chủ quán cơm gà hành hung khách ở Bình Định: Công an vào cuộc điều tra

CSGT TP.HCM xử phạt ô tô chạy ngược chiều, tài xế nói 'chạy nhầm'

'Sản xuất thuốc giả mất nhân tính không kém gì hành vi giết người'

Dùng máy bơm dã chiến hút nước tìm người đi xe máy lao xuống 'hố tử thần'

Bánh xe từ ô tô tải đang chạy văng ra khiến một người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Loạt game nhập vai đình đám bất ngờ giảm giá mạnh, game thủ hưởng lợi với nhiều bom tấn
Mọt game
09:04:03 29/05/2025
Lý Yên lộ ảnh mới: Từ "thiên thần hở hàm ếch" đến thiếu nữ tự tin, quan điểm làm mẹ của Vương Phi gây chú ý
Sao châu á
08:28:56 29/05/2025
Chỉ vì 1 tờ vé số mà gia đình tôi náo loạn, tôi được phen hiểu lòng đứa con dâu lầm lì hay cãi
Góc tâm tình
08:25:48 29/05/2025
Antony bật khóc trong ngày Betis tan mộng vô địch
Sao thể thao
08:20:38 29/05/2025
VinFast EC Van: Xe tải điện cỡ nhỏ nhưng 'gánh việc to' cho tiểu thương phố thị
Ôtô
08:06:33 29/05/2025
16 loại thực phẩm nhiều kali hơn chuối tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe
08:06:00 29/05/2025
Tử vi ngày 29/5: 3 con giáp tài vận hanh thông, công việc thuận lợi, thời tới đừng chần chừ!
Trắc nghiệm
08:03:52 29/05/2025
Nữ chính phim "Khom Lưng": Từng vướng scandal tưởng chấm hết sự nghiệp, ai ngờ trở lại với nhan sắc và diễn xuất khiến cả showbiz dè chừng
Hậu trường phim
07:53:08 29/05/2025
Dàn gái xinh cặp kè Timothée Chalamet: Cả ái nữ nhà Madonna lẫn Johnny Depp, sắp "đám cưới thế kỷ" với Kylie Jenner?
Sao âu mỹ
07:47:59 29/05/2025
Mẹ biển - Tập 48: Biển kể lại ký ức kinh hoàng trên chuyến tàu định mệnh
Phim việt
07:42:20 29/05/2025