Vừa dắt xe ra cổng đã bị mẹ chồng nhắc nhở việc đưa con về ngoại, tôi đáp một câu khiến bà sượng mặt
Mẹ chồng tôi chẳng quan tâm, chăm sóc cháu nội nhưng vẫn không thích cho tôi về ngoại chơi. Chờ mãi cuối cùng tôi cũng có cơ hội đáp thẳng khiến bà sượng sùng.
- Lại bế con đi đâu?
- Con đưa cháu ra phố chơi nhà bóng.
- Đi nhanh xong về, 1 tiếng thôi đấy.
- Con đưa cháu đi chơi chứ làm gì đâu mà mẹ kiểm soát ghê thế ạ?
- Còn phải hỏi à? Nếu không phải chị cứ hở ra là tìm cách bế con về ngoại thì tôi có phải thế không?
Tôi chán nản chẳng buồn cãi, cho bé Bông ngồi lên xe rồi đi ra phố, trong lòng vẫn thấy ấm ức. Mẹ chồng tôi vốn ác nghiệt, luôn làm khó con dâu đủ điều. Thế nhưng cũng may, tôi thuộc dạng “ tinh thần thép”, chẳng vì mấy câu mắng mỏ của bà mà bị ảnh hưởng. Và tôi cũng làm mọi việc trong nhà tươm tất, bố và chồng ưng lắm nên dù mẹ chồng có chê trách tôi cũng chỉ coi đó như gió thoảng bên tai. Nói chung, mẹ tuy khó nhưng tôi cũng cứng, chẳng dễ gì bị bà bắt nạt. Duy chỉ có 1 điều tôi không thể chịu được, đó là việc bà giữ con, giữ cháu quá đà.
Tôi lấy chồng cùng huyện, khác xã. Nhà mẹ đẻ cách chừng 13km, mỗi lần sang chơi là xác định ở lại cả buổi là ít. Nhưng mẹ chồng tôi lại cực kì không thích cho tôi về ngoại. Bà luôn kiếm cớ cháu sang đó về ốm, sốt, lây bệnh… để ngăn cản. Bà làm như nhà đẻ tôi là ổ dịch, toàn thứ xấu xa vậy. Thế nên mới có chuyện tôi đi đâu bà cũng giới hạn thời gian 1, 2 tiếng để kiểm soát rằng tôi không nói dối rồi đưa con về ngoại. Đến mệt!
Chưa hết, mẹ chồng không cho tôi đưa con về ngoại mà bà quý cháu, chăm cháu đã đành, đây thì không. Bà chỉ mải mê lo cho cháu ngoại.
Chuyện là em tôi lấy chồng cùng xã, nên cuối tuần nào cũng đưa cháu về chơi. Bà ẵm bế, chăm sóc thằng bé kỹ lắm, còn bé Bông nhà tôi thì mặc kệ.
(Ảnh minh họa)
Có tuần nào mà em chồng phải đi ăn cỗ hay đi đâu đó không qua được y như rằng bà sốt sắng, gọi điện giục: “Đưa cháu nó qua tí thôi cũng được.”
Tôi nhìn mà ức lắm. Và đương nhiên, tôi không nhịn nữa mà tìm cơ hội để nói cho mẹ chồng hiểu.
Đúng hôm vừa rồi, mẹ tôi gọi báo thứ 5 là giỗ bà nội, bảo 2 vợ chồng và cháu về. Tôi có bàn với chồng:
Video đang HOT
- Cũng lâu rồi em chưa về ngoại. Tiện về ăn giỗ thì em ở đó luôn, chủ nhật em về chồng nhé.
- Ok vợ, chồng cũng qua đó cùng hai mẹ con.
Thế nhưng, khi chồng xin phép thì mẹ chồng tôi nhảy dựng lên:
- Cái gì, nhà này không có phép tắc gì nữa à? Kéo nhau qua nhà ngoại ở cả tuần trời thì người ta nghĩ gì? Lại tưởng bà già này đánh mắng, đuổi 2 đứa đi phải sang nhà vợ ở. Sao con không suy nghĩ gì hết vậy, hay vợ nó xui khiến.
- Mẹ, đâu có. Con thấy cũng 3 tuần rồi cô ấy không về. Tiện về ăn giỗ buổi tối thứ 5 thì chúng con ở lại luôn. Cũng chẳng phiền gì, đi làm còn gần hơn ấy chứ.
- Không được, mẹ không cho phép. Đi lạ nhà, bé Bông nó ốm nó khóc rồi sao?
Mặc cho chồng tôi xin phép, mẹ chồng tôi vẫn khăng khăng không cho. Rồi bố chồng tôi cũng nói thêm vào, mẹ chồng tôi ngoảnh mặt làm ngơ.
Tôi ấm ức quá, bảo bà:
- Mẹ ạ, chúng con cũng chỉ thông báo vậy thôi chứ 2 vợ chồng quyết rồi. Tối mai chúng con sẽ qua nhà ngoại và tối chủ nhật chúng con về.
- Cô… Ông thấy không, con dâu thế này thì láo quá. Chồng nó còn phải nghe mà nó dám tự ý quyết. Không có đi đâu hết, tôi nói rồi đấy. Chị mà đi thì đừng có bước chân vào lại nhà này?
- Tại sao mẹ không cho con về nhà ngoại? Trong khi con gái mẹ tuần nào mẹ cũng gọi về nhà đẻ ạ?
- Cô…
- Nếu từ giờ mẹ không cho con về, thì mẹ cũng đừng để em về đây ăn ở 2 – 3 ngày liền nữa đi ạ.
Nghe tôi nói, mẹ chồng cứng họng. Bà tức nổ mắt nhưng đúng là há miệng thì mắc quai, lắp bắp mãi cuối cùng bỏ đi. Bố chồng thì nhìn tôi nháy mắt. Đúng là nên nói rõ ràng một lần, sau này khỏi bị bà làm khó.
Theo afamily.vn
Ghét con dâu nên trời rét căm căm mẹ chồng bỏ mặc cháu nội khóc sủi bong bóng mũi vì khát sữa
Ngồi ngập đầu rửa đống bát đĩa ở sân mà em rét thâm môi, tay tê cứng và nước mắt em cứ giàn giụa theo tiếng con khóc khản cổ bên thềm hiên.
Nó khát sữa gọi mẹ, thèm được bế, còn mẹ chồng em vẫn vắt vẻo hai chân cuộn tròn trên ghế xem tivi, thi thoảng lại quay sang quát cháu im miệng, mặt không chút xúc cảm máu mủ. Thái độ của bà như vậy chỉ vì ghét con dâu mới nên lây sang ghét cháu các chế ạ.
Chẳng là ngày trước, bà muốn lão nhà em cưới một mối khác giàu có, gia đình quyền chức để sau này được nhờ nhưng lão nhà em không chịu. Thế nên lúc nào bà cũng đổ tại em quyến rũ, mua chuộc con trai bà. Thành thử về làm dâu bà mới hành em mới khốn khổ khốn nạn.
Ngày em với lão lấy nhau, ngay đêm hôm cưới bà đã gọi xuống dằn mặt:
" Chẳng qua vì con trai tôi nó mù quáng sống chết đòi cưới nên tôi mới chấp nhận hạng quê mùa như cô về làm dâu nhà này. Nếu không đời này cô đừng mơ có cửa. Sau này liệu đường mà ăn ở, không đừng trách tôi tống khứ về nhà đẻ".
Hơi một tí bà lại dọa nạt, mang gia đình em nhiếc móc. Nhất là mỗi lần công việc của lão chồng em gặp khó khăn, trục trặc gì bà lại nhìn con dâu đay nghiến.
" Đấy, ngày xưa tao kiếm cho đứa tử tế hẳn hoi mà cưới để sau này nhờ cậy được thì không nghe, giờ thì mở mắt ra chưa. Lấy cái loại nhà quê ấy như đeo thêm đá chứ tích sự gì".
Nhiều lúc uất lắm, em chỉ muốn đứng dậy bật vài câu cho hả lòng nhưng chồng em gàn. " Thôi, tính mẹ thế em chấp làm gì. Quan trọng vợ chồng mình sống với nhau"
Vì chồng, em cắn răng nhịn nhục. Tới lúc em mang bầu bé trai, chồng em mừng quá, động viên vợ. " Vợ ghi công lớn rồi, lần này có cháu kiểu gì mẹ cũng sẽ thay đổi thái độ với em".
Thật lòng em cũng hi vọng như vậy biết nhường nào. Tiếc rằng mẹ chồng em lại thuộc diện ghét con dâu, ghét lây luôn sang cháu. Ngày em nhập viện đẻ, bà nhất định không vào chăm. Tới lúc ra viện bà cũng không bế ẵm. Thương con, em xin phép về ngoại ở cữ để nhờ bà ngoại trông nom thì bị quát.
" Chị muốn để thiên hạ chửi tôi ngược đãi dâu đẻ mới phải ôm con về ngoại hả? Đúng là loại nhà quê mất nết".
Con em khóc dạ đề, bà cứ đi ra đi vào lườm nguýt: " Cái giống ở đâu mà khóc nhiều thế không biết. Điếc hết cả tai, chị mà không bảo nó im miệng là tôi tống hết ra ngoài đường".
Có hôm con bé khóc quá, em đành vác nó lên tầng thượng ngồi để cho bà ngủ. Hai mẹ con bế nhau mồ hôi mồ kê vã vượi. Xót con, em chỉ biết ôm nó khóc. Con được 7 tháng em đưa đi gửi trẻ, dù rằng bà nghỉ hưu chủ yếu ngồi nhà xem ti vi hoặc đi chơi hàng xóm.
Ảnh minh họa
Có hôm con sốt, mang tới lớp gửi cô sợ không nhận bảo mẹ đưa về, công việc không nghỉ được em mới nhờ bà giữ hộ nửa ngày.
"Đẻ ra được thì tự chăm được. Tôi không rảnh mà trông cái thứ mất dậy này, khóc lóc suốt ngày, ai chịu được".
Gạt nước mắt em lại bồng con sang nhờ mẹ đứa bạn thân trông cho. Nhìn bác ấy chăm con bé mà em rớm nước mắt, đúng là bà nội cũng chẳng bằng người dưng. Giờ con em cũng được gần 1 năm, tính tới giờ phút này số lần bà bế con chắc chắc cũng chỉ đếm được vẻn vẹn trên đầu ngón tay.
Ngày hôm qua, nhà em có giỗ. Ăn uống xong xuôi mọi người về hết em mới lừa con bé ngủ để ra ngoài rửa bát. Tiếng loảng xoảng xoong chậu làm con bé tỉnh giấc, bật khóc đòi mẹ.
" Ơi, mẹ đây, mẹ đây rồi"
Em vội vàng đứng lên định vào dỗ con tí thì mẹ chồng em trợn mắt chỉ tay.
" Con bé có tôi để mắt rồi, chị dọn cho nó xong đi. Giờ mà vào ôm bế nhau có đến nửa đêm cũng không xong việc"
Vậy là em đành ngồi yên bên chậu bát, con em khát sữa lại thèm bế khóc khan cả tiếng. Sau nó bò ra tận ngoài hiên.
" Mẹ ơi, mẹ bế cháu vào giúp con với, rét thế này nó bò dưới đất ốm mất".
"Chị cứ làm việc của chị đi".
Bà thản nhiên đáp lại, trong khi mắt vẫn dán vào ti vi trước mặt. Đến khi con em ngã lộn 3 bậc hiên xuống sân khóc thét.
" Ui khổ thân con tôi".
Em cuống cuồng lao lại bế con dậy, nó đau quá khóc không thành tiếng, xây xát hết mặt mày. Lúc ấy bà mới đi ra.
" Cái giống đâu mà nghịch như quỷ sứ, có mắt thánh mới coi được con chị".
Bà vừa nói vừa nguýt dài về phòng chứ chẳng thèm hỏi cháu 1 câu. Cũng may vừa lúc đó chồng em đi làm về, anh trông con để em ra dọn dẹp nốt.
Đấy, đời làm dâu của em cay đắng thế đấy các mom a. Chẳng biết mẹ con em còn phải sống cảnh này đến khi nào? Em thật sự nản lắm rồi, nếu không phải vì chồng, chắc em sẽ không chần chừ xách va li ra đi để những ngày về sau khỏi phải chịu cảnh tủi nhục nữa.
Theo emdep.vn
Chồng hở chút là giận dỗi, bỏ nhà đi dù tôi đang mang thai Mấy lần về quê, anh nghe mẹ chồng nên mắng chửi, so sánh tôi với người khác, đòi đánh tôi trước mặt mọi người. Hình ảnh minh họa Tôi 28, còn chồng 30 tuổi, yêu nhau 3 năm, kết hôn được gần 2 năm. Tuy lương không cao nhưng chúng tôi đều có công việc ổn định ở Hà Nội. Sau cưới, tôi...