Vựa đào đá lớn nhất biên giới Nghệ An sẵn sàng vào Tết
Tri Lễ – xã biên giới huyện Quế Phong là vựa đào lớn của tỉnh Nghệ An. Đào ở đây, có đến hàng vạn cây, do đồng bào Mông trồng, vừa tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp cho vùng biên viễn, vừa là cây sinh kế…
Bản Pà Khốm, là 1 trong 5 bản người Mông thuộc xã Tri Lễ (Quế Phong), nơi đây có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển quanh năm có không khí mát mẻ.
Bản có 92 hộ dân là đồng bào Mông, trong đó có đến gần 90 hộ trồng đào. Ảnh: Nhật Lân
Đào của người Mông được trồng quanh nhà, trồng trên nương rẫy và có nhiều tên gọi như đào đá, đào Mông, đào mốc…
Đặc điểm của hoa đào này là bông to, nụ khỏe, cây có nhiều lộc non, màu sắc không đậm như đào Nhật Tân….
Đặc biệt, rất nhiều cành đào đá có cả lộc, nụ, hoa và quả non nên được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết.
Ở độ cao trên 1.000m không khí lạnh, quanh năm sương mù ẩm ướt nên trên các cây đào thường có rêu mốc, tạo nên sức hấp dẫn cho cây đào.
Một cành đào cổ có rêu mốc bám quanh. Ảnh: Nhật Lân
Video đang HOT
Theo anh Xồng Bá Cha – Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, nơi đây có 5 bản Mông, gồm: Huồi Mới, Pà Khốm, Nậm Tụt, Huồi Xái, Mường Lống và cụm dân cư Minh Châu đều trồng đào với số lượng hàng vạn cây.
Cũng theo anh Xồng Bá Cha, cây đào có một sự gắn bó mật thiết với đồng bào Mông. Ở những nơi có đồng bào sinh sống hoặc tổ chức làm nương rẫy đều có trồng đào. Cây đào đã là cây sinh kế, thường để bán cành trong dịp tết và thu hái quả vào dịp tháng 4, 5.
Gia đình anh Vừ Giống Dê ở bản Pà Khốm, có vườn đào hàng nghìn cây đào, trong đó có một phần được trồng từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều năm nay, màu Tết cũng là mùa thu hoạch chính của người dân trồng đào. Năm nay, bà con đều đang chờ đợi thêm một mùa bội thu đào Tết.
Hành trình chinh phục đỉnh núi Puxailaileng cao nhất Bắc Trường Sơn
Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất Bắc Trường Sơn với khoảng 2.720m, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An). Chinh phục đỉnh Puxailaileng là niềm khao khát của không ít phượt thủ.
Ảnh: Công Kiên
Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An), có độ cao khoảng 2.720m, theo nghĩa tiếng Thái là nơi nhiều gió và rét (vùng rét sương). Sở Du lịch Nghệ An vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát, chinh phục đỉnh núi này nhằm đánh giá tiềm năng xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc quanh khu vực này.
Ảnh: Công Kiên
Từ trung tâm xã Na Ngoi, đi xe ô tô bán tải khoảng 15 km đến Trạm Biên phòng Buộc Mú (thuộc Đồn Biên phòng Na Ngoi). Từ đây, bắt đầu hành trình leo núi, chinh phục đỉnh Puxailaileng bằng cách đi bộ theo đường tuần tra biên giới. Chặng đường đi bộ leo núi có chiều dài gần 20 km lẫn trong sương mù dày đặc, thi thoảng đổ xuống những cơn mưa rừng.
Ảnh: Công Kiên
Trên hành trình, các phượt thủ và thành viên đoàn khảo sát phải vượt qua nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Đất đá và cây cối từ sườn núi bị nước cuốn xuống lấp hết lối đi, phải men theo vết xói lở để tiến lên phía trước.
Ảnh: Công Kiên
Trên hành trình chinh phục, có những đoạn cả đoàn tạm dừng chân để ngắm cảnh bao la, hùng vĩ của đại ngàn với non cao, mây vờn, xa xa là bản làng ẩn hiện trong làn mây trắng.
Trong thời gian nghỉ ngơi, các phượt thủ tranh thủ dùng các thiết bị, phần mềm hiện đại xác định độ cao và dò đường lên đỉnh Puxailaileng .Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, không khí càng trở nên mát mẻ. Đặc biệt, nơi đây có những cánh rừng sa mu, pơ mu nguyên sinh, cổ thụ, mang đậm vẻ đẹp nguyên sơ và hấp dẫn những bước chân khám phá.
Trong đó, có những cây vươn cao, lá cành tỏa ra thành những hình thù lạ mắt. Ảnh: Công Kiên
Niềm vui của một phượt thủ khi đã băng qua cánh rừng nguyên sinh tuyệt đẹp và thảm thực vật phong phú để tiến gần lên đỉnh Puxailaileng. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Trước khi lên đỉnh Puxailaileng, các phượt thủ dừng chân tại Cột mốc 422, phân định biên giới Việt Nam và Lào. Từ đây, đi tiếp khoảng mấy trăm mét sẽ lên tới đỉnh Puxailaileng, nhưng càng lên độ dốc càng lớn, đường đi càng rậm rạp.
Ảnh: Công Kiên
Từ đây, phóng tầm mắt ra xa chỉ còn thấy các dãy núi và mây trời trắng xóa, có cảm giác như với tay là sắp sửa chạm đến trời. Bà con người Mông ở xã Na Ngoi thường gọi đây là nơi "đất cao, trời thấp".
Ảnh: Công Kiên
Sau hơn 6 giờ đồng hồ đi bộ leo núi, các phượt thủ đã chinh phục được đỉnh Puxailaileng. Mệt mỏi nhưng tất cả đều có chung niềm vui và tự hào khi đã chinh phục được đỉnh cao nhất Bắc Trường Sơn. Sau khi trở về thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Phú - một chuyên gia về du lịch mạo hiểm, một trong những phượt thủ tham gia chinh phục đỉnh Puxailaileng cho biết: "Theo tôi, khách đến miền Tây Nghệ An cần một điểm nhấn đặc biệt để trải nghiệm, chinh phục. Vì vậy, đỉnh Puxailaileng phải là chủ thể của du lịch sinh thái Tây Nghệ An, địa phương không nên dàn trải mà chỉ cần tập trung làm du lịch cộng đồng cho các bản, làng chung quanh đỉnh Puxailaileng. Tuy nhiên, trước mắt cần đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến chinh phục, khám phá vùng đất này".
Tháp cổ ở biên giới Nghệ An có nguy cơ đổ sập Tại bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) có một tòa tháp cổ, mang kiến trúc Phật giáo đẹp, độc đáo. Theo thời gian, tòa tháp cổ dần bị hư hại nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Ảnh: Thành Cường Yên Hòa là nơi sinh sống của cộng đồng người Thái, với gần 100 hộ dân...