Vua “đại bác bánh xích” M109A7 Mỹ có gì đặc biệt?
M109A7 được coi là phiên bản nâng cấp sâu rộng nhất của dòng pháo tự hành M109, được kỳ vọng sẽ đem lại sức mạnh mới cho pháo binh Lục quân Mỹ.
Tạp chí Armyrecognition.com đưa tin, giữa tháng 5, Quân đội Mỹ lần đầu tiên giới thiệu mẫu pháo tự hành M109A7 155mm thế hệ mới cùng với xe tiếp đạn và hậu cần M992A3.
Hệ thống pháo tự hành M109 Paladin là một trong những pháo tự hành được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Phiên bản nâng cấp M109A7 được Quân đội Mỹ giới thiệu ở một buổi lễ tại căn cứ quân sự Anniston, với sự tham gia của một số nhà lập pháp thuộc bang Alabama.
“M109A7 sẽ mang lại sức mạnh hoàn toàn mới cho lực lượng pháo binh Lục quân Mỹ trong chiến tranh hiện đại”, các quan chức Mỹ tuyên bố.
Bản nâng cấp của M109A7 cùng xe tiếp đạ M992A3 tại buổi lễ dưới thiệu ở tiểu bang Alabama.
Dự kiến, trong mùa hè năm nay những khẩu pháo tự hành M109A6 Paladin và xe tiếp đạn M992A2 thế hệ cũ sẽ được vận chuyển đến căn cứ quân sự Anniston, để tiến hành tháo dỡ và lấy lại một số bộ phận chính để phục vụ cho quá trình nâng cấp. Các phần còn lại sẽ được tái chế để phục vụ cho các mục đích khác.
M109A7 sẽ được trang bị khung gầm hoàn toàn mới và do Hãng BAE Systems chế tạo tại một nhà máy ở York, bang Pennsylvania. Sau đó toàn bộ chi tiết của một chiếc M109A7 sẽ được chuyển đến một nhà máy khác của BAE Systems ở Eglin, tiểu bang Oklahoma, để hoàn thành quá trình lắp ráp và hoàn thiện.
Chỉ huy căn cứ Anniston – Đại tá Brent Bolander cho biết, nơi này một kho lưu trữ hàng đầu của lực lượng tăng thiết giáp Mỹ. Nơi chuyên sửa chữa và nâng cấp một số lượng lớn các loại xe tăng và xe bọc thép cho Quân đội Mỹ mỗi năm.
M109A7 là bản nâng cấp toàn diện nhất của pháo tự hành M109.
Trong ngắn hạn, hệ thống pháo tự hành M109A7 sẽ đóng vai trò như lực lượng hỗ trợ hỏa lực dưới mặt đất và sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mà không cần phải huy động đến không quân hay các loại vũ khí công nghệ cao.
Video đang HOT
Theo Trung tá Michael Zahuranic, giám đốc phụ trách mảnh pháo binh tự hành của Quân đội Mỹ cho hay, M109A7 sẽ là phiên bản nâng cấp toàn diện về mọi mặt và giúp nó có thể thích nghi với mọi điều kiện tác chiến trong tương lai.
M109A7 vẫn sử dụng hệ thống pháo tiêu chuẩn 155mm và quá trình nâng cấp sẽ trang bị một khung gầm mới, động cơ có hiệu suất cao hơn, hộp số, bộ phận chuyển động chính và hệ thống lái. Cơ bản các bộ phận mới trên sẽ được dựa trên thiết kế của xe chiến đấu bộ binh Bradley của Quân đội Mỹ, giúp giảm bớt chi phí hậu cần cũng như phụ tùng thay thế trong quá trình bảo trì nâng cấp. Bên cạnh đó, việc duy trì khả năng sống sót trên chiến trường cũng là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình nâng cấp M109A7.
Hiện tại, các quan chức của Bộ quốc phòng Mỹ lẫn nhà thầu chính là BAE Systems khá kỳ vọng về dự án nâng cấp dòng pháo tự hành M109. Nhất là trong bối cảnh Quân đội Mỹ bị cắt giảm ngân sách và không thể phụ thuộc quá nhiều vào lực lượng không quân hay các loại vũ khí đắt tiền khác.
Pháo tự hành M109 đạt tầm bắn 18km với đạn thường và 30km với đạn tăng tầm.
Pháo tự hành 155mm Paladin được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1963 trong Chiến tranh Việt Nam và có lịch sử phục vụ hơn 50 năm trong Quân đội Mỹ.
M109 là mẫu pháo tự hành có tính cơ động cao, có khả năng hỗ trợ hỏa lực tốt và là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của giới cầm quân Mỹ.
Pháo tự hành M109 có trọng lượng 27,5 tấn, chiều dài 9m với kíp chiến đấu gồm 6 người. Vũ khí chính gồm một pháo M129 155mm có phạm vi tấn công hiệu quả là 18km đối với đạn thông thường và 30km với đạn tăng tầm. M109 được trang bị một động cơ Detroit diesel 8V71T có công suất 450 mã lực, hoạt động trong phạm vi 350km với tốc độ di chuyển tối đa 56km/h.
Theo Kiến Thức
Tên lửa thông minh Fire Shadow, biết do thám, chờ thời cơ tiến công
Kết quả phân tích chiến thuật của Bộ Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (BQP UK) chỉ ra rằng, các tên lửa lục quân đòi hỏi phải có độ chính xác rất cao ở khoảng cách lớn, bởi vì bất cứ một sai sót nào cũng có thể dẫn tới thiệt hại cho dân thường hoặc các lực lượng quân nhà. Để đáp ứng yêu cầu trên, năm 2012, BQP UK đã chế tạo tên lửa thông minh Fire Shadow với khả năng do thám linh hoạt, chờ thời cơ và tiến công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, để trang bị cho lục quân.
Tên lửa thông minh Fire Shadow
Tên lửa Fire Shadow có chiều dài 4 m, nặng gần 200 kg, tầm bắn gần 100 km, tốc độ từ 150 - 300 km/h và có thể đạt tầm cao 4.600 m, có thể phóng từ các bệ phóng trên xe thiết giáp, tàu thủy hoặc mặt đất. Ưu điểm nổi bật nhất của Fire Shadow là thời gian bay có thể kéo dài tới 6 giờ. Nhờ đó, Fire Shadow có thể được sử dụng trong 1 tổ hợp cùng với các UAV và các trực thăng chiến đấu khác.
Ngoài ra, Fire Shadow còn có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ quan sát trong khu vực chiến đấu. Thời gian bay lớn cũng đảm bảo cho Fire Shadow khả năng theo dõi và chọn thời cơ tiêu diệt hiệu quả mục tiêu trong điều kiện phức tạp, như đô thị.
Chuẩn bị phóng thử nghiệm tên lửa Fire Shadow
Fire Shadow có thể hoạt động độc lập hoặc chịu sự kiểm soát của kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên điều khiển Fire Shadow được cập nhật liên tục các hình ảnh do máy ghi hình trên tên lửa gửi về và có thể ngay lập tức tiêu diệt mục tiêu được phát hiện hoặc chờ đợi thời cơ và tìm hướng tiến công để bảo đảm hiệu quả chiến đấu cao nhất và khả năng gây tác dụng phụ thấp nhất. Sử dụng tên lửa này, lục quân có thể kịp thời nắm bắt được tình huống chiến đấu theo thời gian thực, để đối phó hiệu quả với pháo binh và các hệ thống hoả lực bắn loạt, tầm bắn 20 - 70 km của đối phương.
Hoạt động của Fire Shadow được kiểm soát chặt chẽ sau khi rời bệ phóng
Sau khi rời bệ phóng, Fire Shadow có thể tiếp nhận thông tin hiện thời về mục tiêu từ các nguồn khác nhau thông qua một mạng thông tin, để tiến công các hệ thống trinh sát, theo dõi, phát hiện mục tiêu và tình báo của đối phương, như các UAV. Trong trường hợp cần thiết, kỹ thuật viên điều khiển Fire Shadow có thể đình chỉ nhiệm vụ của nó ngay cả sau khi tên lửa đã được bắn ra.
Quân đội Anh đã dành sự quan tâm đặc biệt cho loại vũ khí mới này, Tập đoàn MBDA dự tính sẽ sản xuất số lượng lớn Fire Shadow
Các giai đoạn của Dự án
Ngày 30/4/2008, Fire Shadow thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Kết quả thử nghiệm đã khẳng định khả năng tăng tốc của động cơ và chuyển tên lửa này sang các bước thử nghiệm tiếp theo về khả năng kiểm soát cũng như độ ổn định.
Tháng 6/2008, BQP UK ký hợp đồng với Tập đoàn MBDA về việc phát triển tên lửa này.
Đợt phóng thử thứ 2 diễn vào tháng 4/2009. Ngày 29/10/2010, Fire Shadow được cấp phép sản xuất.
Tháng 3/2012, MBDA thông báo về việc bắt đầu sản xuất loạt đối với tên lửa Fire Shadow. Ngay sau đó, các tên lửa này được đưa vào trang bị cho Quân đội Anh.
MBDA là tập đoàn liên doanh, bao gồm các công ty BAE SYSTEMS (37,5%), EADS (37,5%) và FINMECCANICA (25%). Tập đoàn này có trụ sở tại 4 nước châu Âu và Mỹ. Năm 2010, MBDA đạt doanh thu 2,8 tỷ Euro và nhận được các hợp đồng với tổng giá trị 10,8 tỷ Euro từ các trên 90 khách hàng là lực lượng vũ trang trên thế giới.
MBDA là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực tên lửa và các hệ thống đi kèm. Đã có 45 hệ thống tên lửa và các hệ thống chống tên lửa của MBDA hiện có trong trang bị của quân đội các nước, hơn 15 hệ thống khác đang ở trong giai đoạn phát triển.
Mô phỏng quỹ đạo hoạt động của Fire Shadow
Một số tính năng kỹ - chiến thuật:
Kiểu phóng: trên bộ (trong trường hợp cần thiết có thể phóng từ chiến hạm);
Khối lượng: gần 200 kg;
Chiều dài: 4 m;
Tốc độ: 150 - 300 km/h;
Trần bay: 4.600 m.
Theo ANTD
Pháo binh Việt Nam ở Điện Biên Phủ 1954 mạnh cỡ nào? Một trong những yếu tố then chốt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954lẫy lừng phải kể tới sự góp công lớn từ bộ đội pháo binh. Ta có bao nhiêu pháo ở Điện Biên Phủ 1954? Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta lần đầu lực lượng pháo lớn, hiện đại hơn so với các chiến dịch Tây...