Vừa cứu thua giúp Việt Nam, vừa khiến Việt Nam chịu phạt đền, rốt cuộc VAR là gì?
Tại Asian Cup 2019, Liên đoàn bóng đá châu Á đã quyết định áp dụng VAR (trợ lý trọng tài video) nhằm hạn chế những sai lầm của các trọng tài. Ngay trong lần VAR ra mắt ở Asian Cup, tuyển Việt Nam đã hưởng lợi. Nhưng ở hiệp hai, Việt Nam bị thổi phạt đền vì VAR can thiệp.
Var cứu thua Việt Nam. Nguồn: VTV
VAR can thiệp giúp Việt Nam thoát bàn thua oan trước Nhật Bản. Đội trưởng Maya Yoshida ghi bàn bằng cánh tay. Ban đầu trọng tài công nhận bàn thắng, nhưng sau khi nghe tín hiệu của tổ trợ lý video, trọng tài chính quyết định ra đường biên xem lại video quay chậm. Sau khi trở lại sân, trọng tài ra dấu hiệu hủy bàn thắng của Nhật Bản.
Đầu tiên phải làm rõ, VAR không phải công nghệ. VAR là tổ trợ lý, sử dụng công nghệ video để hỗ trợ trọng tài. Nên không thể nói “trọng tài xem VAR”, hay “trọng tài sử dụng VAR”, chính xác phải là “xem lại video”, “nghe ý kiến của VAR”.
Tổ trợ lý trọng tài video này sẽ giám sát diễn biến trận đấu thông qua một hệ thống máy quay tối tân. Khi tình huống đáng chú ý nổ ra, những vị trợ lý này có thể yêu cầu trọng tài chính xem xét lại quyết định của mình và ngược lại. Nếu không chắc chắn, ông vua áo đen có thể tạm dừng trận đấu để đánh giá tình huống thông qua những góc quay thuận lợi.
Cần biết rằng, VAR sẽ chỉ được sử dụng trong bốn trường hợp: liên quan đến bàn thắng; thẻ đỏ; penalty; không nhận diện được cầu thủ.
Tại World Cup 2018, VAR đã giúp sửa 16 quyết định sai thành đúng và nhận được lời khen từ Chủ tịch FIFA Gianni Infantino: “VAR làm bóng đá trong sạch hơn. Nhờ VAR, tỷ lệ quyết định chính xác của các trọng tài đã tăng từ 95% lên tới 99,32%”.
VAR làm việc tại World Cup 2018. Ảnh: Getty Images.
Theo Trí thức trẻ
Nếu không có VAR, đội trưởng Nhật Bản sẽ tái hiện bàn thắng gian lận của huyền thoại thế giới
"Cậu bé vàng" - Diego Maradona từng ghi 1 bàn thắng "dơ" nhất lịch sử bằng tay và ông gọi đó là "bàn tay của Chúa". Ở trận tứ kết Asian Cup 2019 với đội tuyển Việt Nam, trung vệ Yoshida cũng suýt lập công bằng tay nhưng cuối cùng lại bị từ chối bởi VAR
Var cứu thua Việt Nam.
Đội tuyển Việt Nam nhập cuộc không hề e sợ trong cuộc đối đầu với Nhật Bản tại tứ kết AFC Asian Cup 2019. Họ thậm chí còn tạo ra khá nhiều sóng gió từ những pha đi bóng lắt léo của Công Phượng.
Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam lại bất ngờ bị thủng lưới sau cú phạt góc ở phút 24. Trung vệ Yoshida với lợi thế chiều cao đã không cho Đặng Văn Lâm cơ hội nào cản phá.
Bàn thua sớm chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các cầu thủ. Nhưng bất ngờ đã đến khi trọng tài quyết định xem lại video sau khi nghe tư vấn từ tổ trọng video.
VAR được sử dụng và bàn thắng của Nhật Bản bị từ chối.
Quyết định cuối cùng được đưa ra: Yoshida chơi bóng bằng tay và bàn thắng không được công nhận. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Asian Cup, VAR được đưa vào sử dụng và thật bất ngờ khi Việt Nam lại là đội đầu tiên hưởng lợi.
VAR mới chính thức được đưa vào sử dụng ở các giải đấu lớn từ World Cup 2018. Trước đó, rất khó để các trọng tài phát hiện những pha chơi bóng bằng tay khá kín như Yoshida.
Điều này đã tạo nên một bàn thắng gây tranh cãi nhất lịch sử của Maradona - hay còn được biết đến với cái tên gọi "Bàn tay của Chúa". Cũng là một trận tứ kết nhưng ở World Cup 1986, "Cậu bé vàng" đã ghi được 1 bàn thắng bằng tay vào lưới đội tuyển Anh.
Pha chơi bóng thô thiển được gọi là "Bàn tay của Chúa" mà Maradona đã ghi được.
Phút 51 và tỷ số vẫn là 0-0. Từ pha phá bóng của một cầu thủ Tam sư, Maradona băng lên tranh bóng với thủ thành Shilton. Nhưng do chiều cao hạn chế, anh đã quyết định dùng tay "đập bóng vào lưới" trước sự chứng kiến của hơn 114.000 khán giả đến sân. Pha chơi tay thô thiển của Maradona vẫn được trọng tài công nhận và sau trận đấu, Maradona đã tự hào gọi nó là "bàn tay của Chúa".
Tình huống Yoshida xé lưới Văn Lâm không thô thiển như Maradona nhưng dù thế nào nó cũng là một pha chơi bóng bằng tay. Nếu không có VAR, đội tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ chịu nhiều bất lợi trước một đối thủ vốn dĩ đã mạnh hơn như Nhật Bản.
Theo Trí thức trẻ
Cho trọng tài mặc áo xanh, AFC vô tình biến trọng tài trở thành cầu thủ thứ 12 của Nhật Bản? Thật khó tin khi ban tổ chức Asian Cup lại để trọng tài mặc áo có màu khá giống với tuyển Nhật Bản trong trận tứ kết cùng tuyển Việt Nam. Tại Premier League, giải bóng đá hàng đầu thế giới, trọng tài điều khiển trận đấu thường xuyên được yêu cầu sử dụng áo đen để điều hành trận đấu. Khi và...