Vừa cưới đã vội tan
Không ít cặp khi yêu mặn nồng nhưng chỉ vì vài cú “va chạm” ngay sau đám cưới đã đường ai nấy đi.
Giành nhau tiền cưới
Chị Nguyễn Khánh Thu và anh Lê Quang Minh (quận Đống Đa) yêu nhau từ hồi học đại học. Suốt 6 năm trời, hai người giống như đôi chim cu, đi đâu cũng có nhau. Sau khi ổn định công việc, hai anh chị đã quyết định làm đám cưới, hai gia đình cũng đồng thuận, nhất trí tổ chức một đám cưới chung ở Hà Nội thật linh đình. Chị Thu quê ở Tuyên Quang, bố là giám đốc một công ty lớn nên có nhiều mối quan hệ ở Hà Nội, họ hàng cũng lập nghiệp ở thành phố khá đông. Còn bố mẹ anh Minh là dân Hà Nội gốc, làm ăn buôn bán, kinh tế cũng khá giả. Đám cưới tổ chức linh đình, có đến gần 600 khách. Mọi việc đều phấn khởi, thuận lợi. Vì khách đông, cỗ chung nên hai gia đình thống nhất chỉ đặt một thùng để phong bì chung, sau đó sẽ theo tên đề trên phong bì để trả về “chính chủ”.
Sau khi chia tay khách, hai gia đình thuê phòng ở khách sạn để cùng nhau mở phong bì. Có rất nhiều phong bì chỉ ghi tên mà không biết là khách của nhà trai hay nhà gái. Mẹ vợ và mẹ chồng đều cho rằng mình đều có người quen tên Hạnh, Thu, Lê… như nhau. Cuối cùng, thống nhất là bóc tất cả phong bì ra rồi chia đều. Số tiền lên đến hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, éo le là sự chênh lệch giữa các phong bì lại quá lớn, có phong bì tiền triệu, phong bì chỉ có 200.000 đồng. Thế là mẹ cô dâu thì bảo chồng làm to nên nhiều cấp dưới cảm ơn, chứ dân buôn bán thì chi tiêu chặt chẽ. Mẹ chú rể lại cho rằng mình làm ăn buôn bán, bạn bè toàn người kinh tế khá giả nên “sành điệu”. Bố cô dâu cũng bảo khách nhà mình đông nên đáng được nhận nhiều tiền hơn. Bố chú rể đấu khẩu: “Khách nhà ông đông nhưng nhiều người nhà quê chỉ lên ăn trực”. Việc chia đôi cũng không “khả thi” vì ai cũng bảo tôi chi nhiều tiền cho đám cưới, khách của tôi mới nhiều tiền… Cuộc chiến lên đến đỉnh điểm khi mẹ cô dâu chỉ thẳng vào bà nhạc mắng: “bà đúng là đồ con buôn vô học”. Còn mẹ chú rể cũng chẳng vừa khi bảo: “Dân nhà quê từ núi tụt xuống còn học đòi”. Cô dâu thấy mẹ bị mắng thì cũng lao vào cuộc chiến, dằn mặt mẹ chồng đừng giở trò “hàng tôm hàng cá”. Chú rể thấy cô dâu hỗn với mẹ thì dang thẳng tay tát cô dâu nổ đom đóm mắt…. Đám cưới kết thúc bằng sự chia ly: tiền cưới chia đôi, cô dâu chú rể cũng chia tay trong căm tức, tủi hờn.
“Vỡ mật”
Quê chồng Thanh Vân (quận Ba Đình) ở Bắc Ninh. Do công việc bận rộn nên yêu nhau 3 năm, Vân cũng chỉ về quê thăm bố mẹ người yêu được vài ba lần. Mọi chuyện đối đãi, cư xử đều khách khí, vui vẻ nên Vân không hề băn khoăn gì. Để tiện họ hàng hai bên dự đám cưới, hai gia đình thống nhất sẽ tổ chức đám cưới hai nơi, cả Bắc Ninh lẫn Hà Nội. Sau đám cưới ở Hà Nội, Vân đã phải về Bắc Ninh để chuẩn bị.
Vừa về đến quê, mẹ chồng Vân lại gọi cô vào buồng, cho Vân một danh sách dài liệt kê chừng 15 đám giỗ mà cô phải có trách nhiệm quán xuyến. Từ ông bà, cụ kị đến các ông cố từ 4 đời trước và mấy bà cô, ông cậu chết trẻ từ hồi 1-2 tuổi và một bà thím. Mỗi bữa giỗ, Vân cần làm 4-5 mâm để mời họ hàng, thường là phải về trước một ngày để chuẩn bị vì thanh niên dưới quê chẳng còn ai để nhờ, còn người lớn tuổi thì toàn bậc cha chú, không thể nhờ.
Ù tai, choáng váng vì nghĩ đến mỗi năm về quê ít nhất 30 ngày để “chuyên giỗ”, chưa kịp định thần thì mẹ chồng đã mời Vân ra một đống bát cao chất ngất. Bà bảo mấy ngày nay mọi người đã vì cô mà còng lưng phục vụ đám cưới nên mệt rồi, đến lượt cô phải “trả ơn”. Cúi gằm mặt để giấu nước mắt, Vân cặm cụi ngồi rửa bát trong giá lạnh. Trong khi chồng cô cười nói bô lô ba la trên phòng khách. Thi thoảng, anh cũng chạy tạt xuống ngó vợ rồi cười trừ “Em cố gắng làm một mình chứ mẹ mà thấy anh rửa bát thì lại làm ầm lên”…
Đến bữa, sau khi dọn cơm lên, cô định dẹp một chỗ để ngồi cạnh chồng thì chồng cô nháy mắt, chỉ cô xuống mâm sát bếp. Dưới đó, một đám đông phụ nữ, trẻ em đang ngồi chật kín. Ngỡ ngàng, chưa kịp hỏi thì một phụ nữ đã thì thầm: “Ở đây đàn ông ngồi riêng, phụ nữ ngồi riêng, không được ngồi ngang mâm đâu”. Chồng cô và đám đàn ông vừa nhậu, vừa cười nói rôm rả. Vân bê bát cơm lên mà nước mắt lưng chừng. Cô không hiểu được chuyện gì đang xảy ra với mình. Ăn xong, cô lại cặm cụi ngồi với chồng bát bẩn và chỉ đặt lưng lên giường khi 10h tối.
Ngày hôm sau, Vân cố gắng lê người dậy, mặc bộ váy cưới để nghe lời chúc tụng của mọi người. Chưa kịp rửa mặt, gỡ tóc, cô lại lao vào rửa bát, dọn dẹp. Mẹ chồng cô đứng cạnh, chê móng tay cô để quá dài, tóc nhuộm vàng quá. Làm dâu trưởng thì phải nền nã, cư xử khéo léo, chu đáo với mọi người. Các đám cưới, đám hiếu trong họ đều phải có trách nhiệm quan tâm. Vân tê lặng, nụ cười chết cứng trên mặt.
Hôm sau, cho dù chồng còn chần chừ chưa muốn đi sớm, Vân đã nằng nặc đòi đi. Mẹ chồng cô còn nói với sau xe: “Tuần sau có đám giỗ kị, nhớ về trước 1 ngày, tháng sau thì có đám cưới của con cô họ”.
Video đang HOT
Về Hà Nội, Vân sốt cao, viêm phổi phải đi cấp cứu. Mẹ chồng lên thăm còn trách cô quá ốm yếu, đám giỗ đầu tiên có con dâu lại vắng mặt. Nằm trong chăn mà Vân vẫn run cầm cập. Trở dậy, cô nhìn chồng một cách xa lạ và xin ly hôn trước sự kinh ngạc của chồng.
Theo VNE
Sao phim 'Thần tượng' chụp ảnh tự sướng như diễn viên Oscar
Những cái tên như Hoàng Thùy Linh, Phạm Quỳnh Anh, Harry Lu... đã "hâm nóng" bầu không khí trước buổi trao giải Cánh diều 2013.
Lan Phương đến tham dự buổi lễ trao giải từ sớm. Dù thời tiết tại thủ đô khá lạnh song nữ diễn viên vẫn tự tin khoe đôi vai trần thon thả trong mẫu váy cúp ngực quyến rũ.
Hoa hậu Ngọc Hân thu hút mọi ánh nhìn và ống kính máy ảnh khi khoe làn da trắng và vóc dáng thon thả trong mẫu váy màu xanh cobalt nổi bật.
Đạo diễn Nguyễn Quang Huy và bà xã Quỳnh Anh đến dự buổi lễ với dàn diễn viên phim Thần tượng.
Đoàn làm phim Thuyền giấy.
Quang Tuấn và Ngọc Lan rạng rỡ trước thềm buổi lễ Cánh diều 2013. Cặp trai tài gái sắc cũng chính là chủ nhân giải thưởng Nam/nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho hạng mục phim truyền hình.
Trần Bảo Sơn và bà xã Trương Ngọc Ánh cũng có mặt từ khá sớm. Cặp đôi là khách mời trao giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất hạng mục phim điện ảnh Cánh diều 2013.
Quyền Linh chụp ảnh kỷ niệm với vợ chồng Trần Bảo Sơn. Tối 15/3, nam diễn viên đã công bố và trao giải thưởng choNữ diễn viên chính xuất sắc nhất hạng mục phim truyền hình.
Hai "cặp đôi" ê kíp phim Thần tượng khoe dáng trên thảm đỏ. Trong khi Hoàng Thùy Linh khoe những đường cong đắt giá trong mẫu váy ren trắng quyến rũ, "gái một con" Phạm Quỳnh Anh lại ton-sur-ton đen từ trang phục tới giày dép.
Hoàng Thùy Linh cười rạng rỡ trên thảm đỏ Cánh diều 2013. Dù để tuột mất giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất hạng mục phim truyện điện ảnh song nữ diễn viên vẫn hạnh phúc khi bộ phim cô tham gia - Thần tượng - đoạt giải Cánh diều vàng cho Phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất 2013.
Tại Cánh diều 2013, Thanh Vân nhận được giải Nữ diễn viên triển vọng hạng mục phim truyền hình với vai diễn trong phim Hoa nở trái mùa. Tuy nhiên, kiểu tóc và trang phục của "gái một con" lại không được đánh giá cao.
Tùng Dương chụp ảnh kỷ niệm với hai nữ diễn viên Mai Thu Huyền và Lan Phương.
Dàn diễn viên phim Thần tượng vui vẻ chụp ảnh tự sướng trước khi chương trình bắt đầu.
Đạo diễn, biên kịch và các diễn viên phim Chạm tay vào nỗi nhớ. Tại Cánh diều năm nay, bộ phim dành được giảiCánh diều bạc cho hạng mục phim truyền hình.
Minh Hương, Việt Anh, Lã Thanh Huyền, Kiều Thanh... chụp ảnh kỷ niệm cùng nghệ sĩ gạo cội Hoàng Dũng trước khi chương trình bắt đầu.
Cặp chân dài song sinh Thúy Hằng - Thúy Hạnh là khách mời đặc biệt của chương trình.
Việt Anh đi dự lễ trao giải một mình.
Vợ chồng diễn viên Minh Tiệp.
Theo Trithuctre
Vụ nổ cây xăng ở Thủ Đức: Do rò rỉ hơi xăng Theo nhận định của lực lượng chức năng thì nguyên nhân ban đầu của vụ nổ là do rò rỉ hơi xăng từ một bồn xăng lâu ngày không sử dụng Hồi 8 giờ 30 sáng 5.3, Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) đã tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nổ ở cây xăng số 624 Kha Vạn...