Vừa cùng ông Đinh La Thăng lĩnh án, Nguyễn Xuân Sơn lại hầu tòa
Ngày 3.4, tin từ Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội, ngày 18.4 tới, cơ quan xét xử này sẽ tiến hành phiên xét xử phúc thẩm đối với Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ( OceanBank), Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng GĐ OceanBank và các đồng phạm.
Nguyễn Xuân Sơn liên tục phải ra tòa (ảnh TTXVN).
Trước đó vụ án liên quan đến sai phạm tại OceanBank được TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm hồi tháng 8 và 9.2017, theo đó Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình về 3 tội, Hà Văn Thắm bị tù chung thân về 4 tội. Sau phiên tòa, có 31/51 bị cáo trong vụ án kháng cáo, 3 tổ chức và cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo về vấn đề bồi thường thiệt hại.
Hà Văn Thắm trong phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 8 và 9.2017 (ảnh PV).
Video đang HOT
Trường hợp Hà Văn Thắm, ông này có đơn kháng cáo đề nghị không kết án tội “Tham ô tài sản”, theo Điều 278 và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 280-BLHS năm 1999 đối với bị cáo. Hà Văn Thắm lập luận thêm, nếu trong trường hợp cấp tòa phúc thẩm thấy nếu có đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào các tội danh trên thì mong muốn được giảm nhẹ hình phạt và không xử bị cáo mức án tù chung thân. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng đề nghị được xem xét lại trách nhiệm dân sự.
Còn Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản” và cả tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Trước đó ít ngày, Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm (xử từ ngày 19 đến 29.3). Còn trong phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm hồi tháng 1.2018, Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên phạt 9 năm tù. Như vậy trong khoảng thời gian 7 tháng Nguyễn Xuân Sơn đã 4 lần ra tòa.
Trở lại với vụ án OceanBank, Nguyễn Minh Thu, nguyên Phó Tổng giám đốc OceanBank cũng kháng cáo đề nghị xem xét tội danh và giảm nhẹ hình phạt. Trường hợp Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kháng cáo xin xem xét lại toàn bộ hành vi phạm tội. Hứa Thị Phấn, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với bị cáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Xuân Sơn mức án chung cho cả 3 tội danh là tử hình. Với 4 tội danh, Hà Văn Thắm bị tuyên phạt mức án chung là tù chung thân. Nguyễn Minh Thu thì bị tuyên phạt tổng cộng phạt 22 năm tù cho 2 tội danh. Nguyễn Văn Hoàn 22 năm tù cho 2 tội danh.
Đối với nhóm các bị cáo từng là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch Oceanbank và bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP BSC Việt Nam lần lượt bị tuyên phạt từ 18 tháng tù đến 36 tháng tù cho hưởng án treo.
Các bị cáo là Đỗ Quốc Trình, Nguyễn Quốc Trưởng, Trịnh Xuân Hà, Nguyễn Phan Trung Kiên và Nguyễn Việt Hà được áp dụng hình phạt là 24 tháng cải tạo không giam giữ. Các bị cáo còn lại lần lượt bị tuyên phạt từ 3 năm tù đến 17 năm tù.
Theo Danviet
Vụ ông Đinh La Thăng: Phần bồi thường 800 tỷ có phải "chia" lại?
Trong vụ án PVN góp vốn và mất 800 tỷ đồng tại OceanBank, ông Đinh La Thăng và 6 bị cáo bị tòa tuyên bồi thường 800 tỷ đồng. Tuy nhiên trong vụ án này vẫn còn những người liên quan đang bị điều tra, liệu khoản bồi thường 800 tỷ đồng có phải phân định lại?
Ông Đinh La Thăng tại tòa (ảnh TTXVN).
Trong vụ án này ông Đinh La Thăng bị tòa tuyên phạt 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng. 6 bị cáo còn lại phải chịu bồi thường như sau: Ninh Văn Quỳnh bồi thường 100 tỷ đồng; Vũ Khánh Trường bồi thường 40 tỷ đồng; Nguyễn Xuân Sơn bồi thường 15 tỷ đồng; Nguyễn Xuân Thắng bồi thường 15 tỷ đồng; Nguyễn Thanh Liêm bồi thường 15 tỷ đồng; Phan Đình Đức bồi thường 15 tỷ đồng.
Nếu như trong vụ án này cơ quan tố tụng xác định chỉ có ông Đinh La Thăng và 6 bị cáo nêu trên vi phạm và làm mất 800 tỷ đồng của PVN thì vấn đề có lẽ không có gì phát sinh. Tuy nhiên trong vụ 800 tỷ đồng này, các cơ quan tiến hành tố tụng còn xác định có một số người liên quan và đang được tách hồ sơ điều tra.
Cụ thể, trường hợp ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Phó tổng giám đốc PVN (ông Sự hiện đang bị khởi tố để điều tra liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Vinashin gửi vào OceanBank để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt 105,583 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất), hành vi của Nguyễn Ngọc Sự trong việc PVN góp vốn vào OceanBank đã được bản án của TAND TP. Hà Nội đề cập như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, ông Sự phân công, chỉ đạo Ban Tài chính kế toán do Ninh Văn Quỳnh, Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban tiến hành thẩm định, đánh giá hoạt động của OceanBank. Ngày 18.9.2008, ông Sự ký Văn bản số 140B/CVNB-NNS về việc đàm phán với OceanBank để báo cáo, trình Hội đồng quản trị Tập đoàn xem xét phê duyệt và ký thỏa thuận với OceanBank về việc đầu tư.
Mặc dù báo cáo đánh giá về năng lực của OceanBank yếu nhưng ông Sự vẫn nhận định và đề xuất sự cần thiết tham gia đầu tư của PVN vào OceanBank để trình HĐQT. Tháng 10.2008 Nguyễn Ngọc Sự được cử làm người đại diện vốn góp của PVN (12%), Nguyễn Xuân Sơn (8%). Đến tháng 12.2008 Nguyễn Ngọc Sự được cử người đại diện vốn góp của PVN (20%). Tháng 12.2010 Nguyễn Ngọc Sự thôi tham gia đại diện vốn góp của PVN và giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinahsin. Như vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của OceanBank trước khi tham gia đầu tư góp vốn để tham mưu đề xuất HĐQT/HĐTV quyết định đối với lần góp vốn thứ nhất và thứ hai thuộc trách nhiệm của ông Nguyễn Ngọc Sự.
Cơ quan tố tụng còn xác định, trong giai đoạn tham gia góp vốn của PVN vào OceanBankcác thành viên HĐTV gồm 5 người (xin không nêu tên) đã biểu quyết đồng ý trên các tờ trình để làm cơ sở cho ông Đinh La Thăng Chủ tịch HĐQT và ông Vũ Khánh Trường thành viên HĐQT ký Nghị quyết số 7289/NQ-DKVN và Nghị quyết số 4658/NQ-DKVN về việc tham gia góp 700 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn điều lệ của OceanBank. khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là vi phạm.
Hành vi cuả ông Nguyễn Ngọc Sự và những trường hợp trên đã được Cơ quan điều tra tách hồ sơ để tiếp tục điều tra làm rõ. Ở vào trường hợp nếu những người này được xác định có hành vi vi phạm trong việc PVN góp và mất 800 tỷ đồng tại OceanBank thì ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự họ còn phải chịu trách nhiệm phần dân sự. Theo một vị luật sư tham gia tố tụng trong vụ án, nếu ở vào trường hợp như vậy thì đương nhiên số tiền bồi thường thiệt hại 800 tỷ đồng mà tòa sơ thẩm tuyên với ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm sẽ phải được phân định lại.
Vẫn theo vị luật sư, ở vào trường hợp bản án vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm có hiệu lực pháp luật, phần bồi thường 800 tỷ đồng giống như cấp sơ thẩm đã tuyên, sau đó cơ quan tố tụng mới xác định được những người đang bị tách hồ sơ điều tra nêu trên là có sai phạm, phải chịu trách nhiệm hình sự thì pháp luật sẽ có hướng giải quyết liên quan đến việc bồi thường để đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Ông Đinh La Thăng và 6 người bị tuyên bồi thường 800 tỷ đồng có thể đề nghị giải quyết phần liên quan đến bồi thường ở một vụ án dân sự khác.
Theo Danviet
Chưa bị kê biên tài sản, ông Thăng sẽ bồi thường 630 tỷ đồng thế nào? Ông Đinh La Thăng bị tuyên buộc bồi thường dân sự 630 tỷ đồng qua hai bản án sơ thẩm. Ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí) nhận hai bản án sơ thẩm cách nhau chỉ hai tháng. Tại bản án thứ hai (chiều 29.3), ông Thăng bị TAND Hà Nội phạt 18 năm tù về tội Cố...