Vua cổ vật Sài Gòn: “Thiên hạ vô đối”!
“Trong 46 năm sưu tập cổ vật tôi không bán món đồ nào. Tôi sưu tầm với niềm đam mê…”.
Ông Hoàng Văn Cương, người được mệnh danh là ông vua đồ cổ đất Sài thành cho biết thêm, nhiều người tìm mọi cách để mua những món cổ vật của ông. Có ngân hàng nước ngoài sau khi trả giá không được liền đưa tấm séc để ông tự ghi giá tiền nhưng ông nhất quyết không bán.
Để sở hữu gần 2.000 cổ vật như hiện nay với trị giá khoảng 100 triệu đô, ông Cường phải lặn lội khắp nơi để sưu tầm, trong nước có, nước ngoài cũng có. Có những cổ vật ông phải hành trình hàng tháng, hàng năm, thậm chí hơn 40 năm mới sở hữu được nó.
Con rồng bằng ngọc nằm trong bộ Cành vàng lá ngọc của “vua cổ vật Sài Gòn” có giá trị rất lớn được giới chơi cổ vật mong muốn sở hữu
Nhiều chén, bát, dĩa, ly bằng gốm có từ thời xưa có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng của ông Cường
Cả đời “săn” cổ vật
Sinh ra và lớn lên tại Huế trong gia đình có ông nội và cha là người sưu tầm cổ vật nên ông Cường cũng có “máu” với thú chơi “đại gia” này. Theo ông Cường, mỗi cổ vật đều có sức hấp dẫn rất lớn, nó như “ma lực” khiến người đam mê khó dứt bỏ.
Đến nay, ông Cường đã có “thâm niên” 46 năm chơi cổ vật. Ngày ấy, cứ mỗi lần tìm mua được bất cứ thứ gì ông lại mang về cất cẩn thận trong nhà. Ngôi nhà thì nhỏ mà số lượng cổ vật lại quá lớn nên ông phải tận dụng mọi chỗ để xếp cổ vật, từ kệ, tủ, gầm giường… Thậm chí nhiều khi, cổ vật được “ngủ” trên giường còn người phải vật lộn dưới đất.
Ông Cường nói: “Trong suốt mấy chục năm sưu tầm, đến nay trong nhà tôi có đủ loại đồ cổ. Số lượng cứ tăng dần mỗi năm, đồ gốm sứ, chum, chóe, cồng chiêng, chuỗi hạt, kiếm cổ, đá quý, giường, tủ thờ,…”. Ông Cường cho biết trong bộ sưu tập của mình nhiều món có niên đại cả ngàn năm.
Nanh của heo rừng già cũng được “Vua cổ vật Sài Gòn” sưu tầm
Ông Cường cho biết, hành trình để tìm đến những món cổ vật ưng ý đầy chông gai. Thế giới cổ vật cũng có nhiều cạnh tranh, chỉ cần chậm vài giây, món đồ quý đã bị người khác mua mất. Nên khi có thông tin về những món đồ quý, bất kể ngày đêm ông cũng lùng đến tận nơi. Có khi ông phải trèo đèo, lội suối, băng rừng để tìm mua.
Ông kể: “Lần đó, cách đây hơn 30 năm, có một nông dân ở miền Trung bán cặp lục bình xanh ngọc. Nhưng khi tôi đến nơi, người này đã bán cặp lục bình cho một người ở gần đó. Thuyết phục thế nào người chủ mới cũng không chịu bán. Tôi phải ăn dầm nằm dề ở đó cả tháng trời. Thấy được niềm đam mê của tôi, người chủ này mới đồng ý bán”.
Vừa nhấp ngụm trà nóng, ông Cường kể, cách đây 20 năm, khoảng 3h sáng, ông đang ngủ thì nhận được tin có một bộ chén, ly bằng gốm sứ từ thời vua Quang Trung đang thuộc sở của một người dân ở huyện Tây Sơn, Bình Định. Ông tức tốc lên đường để tìm mua. Khi ra đến nơi trời đã tối như mực, gia chủ đã tắt đèn đi ngủ. Thấy có khách tìm mua, người vợ đòi bán nhưng người chồng đổi ý kiên quyết không bán nên ông đành ra về tay không.
Năm 12 tuổi, khi còn sống ở Huế, trong một lần lau dọn ông Cường làm bể nắp chum trong bộ đôi chum sưu tập của cha. Sợ bị đánh, ông bỏ đi mấy ngày mới về. “Không lâu sau đó, cặp chum bị lưu lạc, qua tay nhiều người rồi mất dấu. Bộ chum đó là tâm huyết, nó gắn cả đời ba tôi. Tôi tìm kiếm hỏi nhiều bạn chơi nhưng cũng không ai biết. Thật kỳ diệu sau hơn 40 năm “mất dấu”, bộ chum đó lưu lạc đến tận Cà Mau và tôi đã mua lại được nó. Nó đã gắn bó với cha tôi và giờ tôi phải giữ cẩn thận. Nó là một kỷ niệm thời tuổi thơ của tôi với ba” – ông Cường chia sẻ.
Video đang HOT
Bộ liển sơn son thiếp vàng có từ thời vua chúa ở thế kỷ 18 có giá trị rất “khủng”
Nhiều bình, ly với chạm trổ tinh xảo trong bộ sưu tập của ông Cường
Ông tâm sự: “Thật ra chơi đồ cổ cũng giống như đi câu cá vậy, cần phải có cái duyên của người đi câu. Vì con cá đôi khi chẳng chọn những người có chiếc cần đẹp, miếng mồi đắt tiền để lao vào. Chơi cổ vật cũng vậy. Người có duyên, cổ vật tự khắc tìm đến, còn người vô duyên có bỏ tiền ra cũng không mua được. Riêng với người sưu tầm, nếu tỉnh táo trước từng món đồ, có kinh nghiệm và kiến thức về cổ vật, mỗi lần lặn lội về tỉnh đều có cái hay bởi vừa là dịp săn lùng những món đồ đáp ứng sở thích của mình, vừa có cơ hội giao lưu bạn bè trong giới sưu tầm. Bên cạnh đó, săn cổ vật cũng xem như một lần đi thưởng thức phong cảnh, một lần học hỏi hoặc tìm hiểu thêm lối sống, cách cư xử của người dân các miền quê”.
Độc nhất vô nhị và… vô giá
Trong gần 2.000 cổ vật mà ông Cường đang sở hữu, có những bộ sưu tập chỉ một mình ông “độc quyền”. Theo lời ông, đó là “Thiên hạ vô đối” như chiếc sập có tuổi đời hơn 300 năm do một viên quan triều đình Huế mua lại từ một người Trung Quốc. Vị quan này thường ngồi trên chiếc sập để hút thuốc. Sập được làm bằng gỗ Lệ Chi được chạm khắc tinh xảo với hình con rồng ôm quả địa cầu, hai bên là hình chú voi hùng dũng.
Theo giới chơi đồ cổ, chiếc sập này là “độc nhất vô nhị”, không có cái thứ hai. Nhiều người ngỏ ý mua lại chiếc sập với giá 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán. Ông Cường cho biết nằm trên chiếc sập này rất tốt cho sức khỏe, lưng thẳng và hút được mồ hôi của cơ thể người.
Trong những món đồ giá trị của ông Cường có 9 chiếc long sàng (giường của vua). Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng.
Theo giới chơi đồ cổ, chiếc sập này là “độc nhất vô nhị”, không có cái thứ hai
Trong những món đồ giá trị của ông Cường còn có 9 chiếc long sàng (giường của vua) như chiếc long sàng của vua Chiêm Thành tặng vua Gia Long, chiếc long sàng của vua Dục Đức ngự chỉ sau ba ngày bị truất ngôi hay chiếc của Hoàng thái hậu Từ Dũ… Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Cường còn sở hữu nhiều chén, bát, bình bằng sứ, ngọc… mà chỉ có vua mới được dùng và có niên đại rất cao. Ngoài ra ông còn sở hữu bộ sưu tập 25 cây súng Nhật được chế tạo từ năm 1600, báng súng làm bằng ngà voi…
Ông Cường cho biết rất nhiều người mê cổ vật tìm tới để mua bộ sưu tập này nhưng ông không bán. Đồ cổ, ông chỉ để mình và mọi người cùng thưởng lãm. “Đây là món đồ quý nên rất nhiều người chơi cổ vật từ Nhật Bản tìm đến mua. Họ ra giá gấp đôi, gấp ba nhưng tôi cũng không bán. Cũng có ngân hàng ở Nhật Bản tìm đến mua số súng quý này. Sau khi họ ra giá mà tôi không bán, họ đưa cho tôi một tấm séc trắng để tôi muốn ghi bao nhiều vào tấm séc đó thì ghi và họ sẽ đồng ý trả nhưng tôi vẫn nhất quyết là hông bán”.
Ông Cường kể khi còn sống ở Huế, do hoàn cảnh túng thiếu nên mẹ ông bán bức tranh của danh họa Nguyễn Gia Trí với giá 5 chỉ vàng cho một họa sĩ. Nội dung của bức họa nói về “Đám rước trước đền Hai Bà Trưng”. Tuy nhiên, sau đó người này không đến lấy, mẹ con ông giữ tấm họa đến ngày hôm nay. Sau hơn 30 năm bức tranh của danh họa có giá trị từ 5 chỉ vàng giờ được nhiều người tìm tới ra giá 1 triệu đô la nhưng ông vẫn nhất định không bán.
“Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ bán đi cổ vật hoặc tặng một người nào. Nhưng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôi quyết định sẽ bán đấu giá toàn bộ số cổ vật hiện có để ủng hộ 70% tổng giá trị cho quỹ quốc phòng và quỹ hỗ trợ các ngư dân bám biển, chỉ giữ lại 30% cho gia đình”, ônh Cường chia sẻ.
Theo Khampha
"Vua cổ vật Sài Gòn" hiến tặng gần hết tài sản cho biển đảo
Được giới chơi đồ cổ mệnh danh là "vua đồ cổ Sài Gòn" với gần 2.000 cổ vật lớn nhỏ, giá trị lên tới 70 triệu USD, ông Hoàng Văn Cường nung nấu ý định hiến tặng 70% giá trị cổ vật cho quỹ quốc phòng và các ngư dân bám biển.
3 đời sưu tầm cổ vật
Đã từ lâu, giới chơi cổ vật quen gọi ông Hoàng Văn Cường (SN 1949) bằng cái tên "vua cổ vật Sài Gòn".
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 3 đời sưu tầm cổ vật ở Huế, ông Cường đã có sẵn "máu" mê cổ vật từ nhỏ. Từ lúc mới lên 10 ông đã theo cha rong ruổi khắp nơi trong nội thành và ngoại thành Huế để mua cổ vật. Có khi ông theo cha vào đi vào các làng xóm ở các huyện xa trung tâm để mua. "Máu" cổ vật cũng thấm vào ông từ đó. Ông Cường cũng được chiêm ngưỡng và nghe bình luận của các "bậc tiền bối" về những món cổ vật của ông nội và cha.
Năm 12 tuổi, trong một lần sơ ý, ông làm rơi một nắp chum cổ của cha. Sợ bị đánh, ông bỏ đi mấy ngày liền. Ông chia sẻ: "Mỗi cổ vật đều có giá trị rất lớn. Tuy chỉ bể một miếng nhỏ của nắp chum nhưng tôi rất sợ ba đánh. Vì đối với ba, cái chum này có giá trị tinh thần rất lớn".
"Vua cổ vật Sài Gòn" Hoàng Văn Cường quyết định hiến tặng 70% giá trị tài sản của mình cho quỹ quốc phòng
Thích "phiêu lưu" từ nhỏ nên ông Cường bén duyên với nghề báo. Năm 16 tuổi, ông làm phóng viên chiến trường cho hãng thông tấn UPI của Mỹ. Cũng trong những năm tháng cầm máy ảnh đi tác nghiệp ở nhiều nơi này, ông Cường có dịp tiếp cận với nhiều món đồ cổ quý hiếm. Cũng từ đó, ông tìm tòi, học hỏi và sưu tầm cổ vật với mong muốn giữ lại những cổ vật của cha ông cho các thế hệ sau.
Ông Cường kể, vào một buổi chiều rét buốt năm 1969 ở Huế, khi ông đang cầm máy ảnh trên tay thì gặp một ông cụ đang bước lững thững trên đường với dáng người gầy yếu, mệt mỏi vì đói khát. Thương cụ già, ông Cường lấy nước uống và mua thức ăn cho ông cụ. Cảm động, cụ già liền lấy trong túi xách của mình ra một lư hương bằng sứ tặng cho ông. Đó cũng là cổ vật lần đầu tiên ông Cường có.
Ông cười nói: "Đó là lần đầu tiên tôi sở hữu món cổ vật quý giá. Bởi theo cụ già, lư hương đó đã có niên đại 200 năm và là vật gia truyền của dòng họ. Nhưng nay gia đình không còn ai, ông cụ phải sống lang thang. Mong muốn của cụ là gửi gắm bát hương này cho tôi để bảo quản cho con cháu về sau còn được chiêm ngưỡng. Nhận được cổ vật quý từ ông cụ, tôi bảo quản và giữ đến ngày hôm nay".
Chiếc sập ba thành dùng để hút thuốc của một viên quan triều Huế được giới chơi đồ cổ đánh giá là "thiên hạ vô đối". Chiếc sập này có tuổi đời hơn 300 năm và có nguồn gốc từ Trung Quốc. "Từng có người trả giá 2 triệu USD nhưng tôi chưa bán" - ông Cường cho biết.
Bộ Cành vàng lá ngọc được làm rất tinh xảo với nhiều chi tiết khó bằng các loại chất liệu như ngọc, mã não, san hô, hổ phách từ đời nhà Thanh (Trung Quốc) có giá trị rất lớn được nhiều người chơi cổ vật say mê.
Tiếp nối truyền thống sưu tầm cổ vật của ông nội và cha, ông Cường đi khắp nơi trên đất nước để tìm mua cổ vật. Có khi ông ra tận nước ngoài để tìm mua. Thấm thoắt đã 46 năm.
Trong căn nhà 3 tầng ở quận 1, hàng trăm cổ vật được ông Cường trưng bày. Nhiều món có niên đại cả ngàn năm từ thời Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo... hay những cổ vật có niên đại trăm năm như các vật dụng của các thời vua chúa Nguyễn, thời Tây Sơn... Trong đó có nhiều cổ vật có giá trị "vô đối" chỉ có mình ông có được như chiếc sập 300 năm tuổi của một viên quan người Huế có giá trị khoảng 40 tỷ đồng. Hay chiếc long sàng của vua Dục Đức, hay bộ sưu tập 25 cây súng Nhật được chế tạo từ năm 1600 có báng súng được làm bằng ngà voi... Do số lượng cổ vật sưu tầm lớn nên ông Cường phải chia làm 3 nơi để trưng bày, một ở căn nhà trên và hai nơi còn lại ở quận 7 và quận 9.
Góp sức bảo vệ Biển Đông
Mã đáo thành công có chất liệu làm bằng ngà voi có từ thời Minh Mạng.
Ống đựng bút, sư tử bằng ngà voi cũng có từ thế kỷ thứ 18 với giá trị "khủng".
Ông Cường cho biết, cổ vật gắn với cuộc sống hằng ngày của ông. "Từ lúc biết chơi cổ vật đến nay đã 64 tuổi tôi chỉ biết mua cổ vật về để sưu tầm chứ không bao giờ bán" - ông chia sẻ. Bởi theo ông, mỗi cổ vật đều chứa linh hồn của những người đã từng gắn bó với nó thông qua dòng chảy thời gian. Chưa bao giờ ông nghĩ sẽ bán đi cổ vật hoặc tặng một người nào. Nhưng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ông quyết định sẽ bán đấu giá số cổ vật hiện có để ủng hộ 70% tổng giá trị cho quỹ quốc phòng và quỹ hỗ trợ các ngư dân bám biển. Ông chỉ giữ lại 30% cho gia đình.
"Từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông, tôi rất nóng lòng với thời cuộc. Các thành niên trong gia đình tôi cũng rất đồng lòng khi tôi đưa ra quyết định này vì đây là chuyện rất đáng làm vì chủ quyền của đất nước", ông Cường chia sẻ.
Trong di chúc ông Cường tự tay viết có đoạn: "Toàn bộ tài sản bán ra, 70% hiến cho biển đảo, đồng bào ngư dân nghèo có tâm huyết vì biển đảo; hằng tháng, hằng năm bám biển nếu có sự cố hoặc tai nạn biển sẽ có số tiền ứng phó tiếp sức cho đồng bào ngư dân. 30% cho con cái và dòng họ, nội ngoại hai bên còn nghèo lắm, để xây từ đường hai bên nội ngoại. Đây là thông điệp thay lời di chúc".
Hiện tại, ông Cường mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc định giá số đồ cổ để thực hiện các bước tiếp theo.
Bộ sưu tập đồ cổ của ông Cường có đủ các kiểu dáng, lớn nhất vẫn là chiếc "Long sàng ấu Chúa" (giường dành cho con vua) có từ thời vua Tự Đức (thế kỷ 18) có giá trị hàng tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Đình Sáng - Trưởng ban Phong trào thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, tinh thần yêu nước vì biển đảo quê hương của ông Hoàng Văn Cường được đánh giá cao. Về trách nhiệm của MTTQ, ông Sáng cho biết Mặt trận sẽ hỗ trợ, giúp đỡ về mặt thủ tục để tài sản của ông Cường sớm được đưa ra đấu giá the nguyện vọng. Tuy nhiên, vì tài sản là cổ vật nên ông Cường cần phải liên hệ với các ngành chức năng để giám định.
Được biết, theo quy định của nhà nước về đấu giá tài sản là di vật, cổ vật, người sở hữu tài sản đó phải làm thủ tục đăng ký cổ vật, di vật và thông báo tới Sở VHTT&DL để thực hiện.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc bảo tàng Lịch sử TPHCM, để đấu giá được những cổ vật này, ông Cường sẽ phải làm các thủ tục với những ngành có liên quan như văn hóa, tài chính, thuế và cần phải có ý kiến từ Cục Di sản Văn hóa.
Theo Tạp chí Asia Life, giá trị kho đồ cổ của ông Cường lên tới 70 triệu USD. Nhiều tay chơi đồ cổ Sài Gòn cho biết, ông Cường có bộ sưu tập cổ vật lớn nhất Sài Gòn, nhiều cổ vật "độc nhất vô nhị", nhiều người chơi cổ vật mơ mà không có. Được biết, UBND TP đã có chỉ đạo Sở VH-TT-DL tìm hiểu về trường hợp hiến tặng gia sản của ông Hoàng Văn Cường vì chủ quyền Tổ quốc và tham mưu cho UBND TP.HCM xử lý
Theo Khampha
Lùng sục kho báu của vương quốc Phù Nam Một người đào mương dẫn nước phát hiện con ngựa bằng đất nung, dưới mỗi viên gạch đều có một tấm vàng lá. Thông tin này khiến người dân ngày đêm lùng sục tìm giấc mơ vàng.. Thông tin một người đi làm đồng vớ được cả túi vàng khiến cả thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, An Giang) bị rúng động....