Vừa chống dịch vừa ổn định đời sống công nhân
Vừa bảo đảm sức khỏe người lao động vừa duy trì chuỗi sản xuất là mục tiêu của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp .
Xác định chống dịch Covid-19 là một cuộc chiến lâu dài nên hầu hết các doanh nghiệp (DN) tại TP HCM đều đã chuẩn bị tốt các kịch bản để ứng phó nhằm đạt mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe công nhân (CN) vừa không gián đoạn sản xuất. Giãn chuyền, sắp xếp lại ca – kíp làm việc, đầu tư trang thiết bị y tế, đồng thời siết chặt các biện pháp phòng dịch đối với người lao động (NLĐ)… là biện pháp được các DN triển khai.
Cảnh giác cao độ
Với lượng đơn hàng dồi dào được chốt từ cuối năm 2020, Công ty CP Sản xuất Thương mại Vĩ Nam Việt (KCN Lê Minh Xuân) đã chuẩn bị rất kỹ các phương án phòng chống dịch tại nơi sản xuất.
Bên cạnh bố trí làm việc lệch giờ, Công ty CP Sài Gòn Food thường xuyên đo thân nhiệt cho công nhân.Ảnh: HỒNG ĐÀO
Theo ông Quách Vũ Bảo Châu, Chủ tịch Công đoàn công ty, thực hiện tốt các cam kết với khách hàng cũng đồng nghĩa với việc ổn định việc làm và thu nhập cho NLĐ, do đó ban giám đốc không chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, mục tiêu hướng đến là không để sản xuất bị gián đoạn. Toàn bộ 260 CN khi vào công ty bắt buộc phải khai báo y tế điện tử, khử khuẩn và đeo khẩu trang mọi lúc. Công ty cũng yêu cầu NLĐ phải khai báo cụ thể tình hình dịch bệnh tại nơi mình sinh sống để từ đó có phương án bố trí lao động hợp lý và chăm lo cụ thể trong trường hợp bất khả kháng. Về phía DN, ngay khi dịch bùng phát, ưu tiên của ban giám đốc là bảo đảm quy định giãn cách giữa các vị trí làm việc. Hầu hết khâu sản xuất tại công ty đều ứng dụng công nghệ cao và CN được bố trí làm việc cách nhau ít nhất 10 m. Riêng khâu đóng gói, do vẫn còn tập trung đông CN nên ban giám đốc quyết định trưng dụng một nhà kho cũ để mở thêm chuyền, bảo đảm mỗi CN ngồi cách nhau 2 m. Chưa dừng lại đó, để hạn chế tiếp xúc, ban giám đốc cũng tạm đóng cửa nhà ăn; thay vào đó, đến giờ nghỉ trưa, CN sẽ được phát cơm ăn tại chỗ. Đồng thời, công ty cũng sắp xếp lại khu vực nghỉ ngơi, thư giãn của CN thành nhiều điểm nhỏ, mỗi điểm không tụ tập quá 3 người, mỗi người cách nhau ít nhất 2 m.
Khi Công ty TNHH Thực phẩm Vạn Đức có ca dương tính Covid-19 và hơn 500 CN phải đi cách ly tập trung, Công ty CP Sài Gòn Food đã lập tức triển khai các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt. Cụ thể là lập hàng rào ngăn cách giữa 5 nhà máy và bố trí làm việc lệch ca. CN vào 3 cổng từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút, riêng nhân viên khối văn phòng vào từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ. Bên cạnh đó, công ty cũng bố trí 50% nhân viên văn phòng làm ở nhà (đổi ca 2 tuần/lần.) Song song đó, công ty vẫn duy trì thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch cơ bản từ nhiều tháng nay như: đo thân nhiệt, khử khuẩn cho CN, nhân viên mỗi ngày trước và sau khi vào xưởng. Trong nhà ăn, CN được bố trí ngồi cách nhau hơn 1 m, bàn ăn có lắp đặt vách ngăn. Ngoài ra, công ty cũng yêu cầu tất cả NLĐ phải cài đặt phần mềm Bluezone trên điện thoại và cử cán bộ kiểm tra và nhắc thường xuyên.
Bảo đảm quyền lợi
Video đang HOT
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP HCM, để vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho NLĐ vừa bảo đảm hoạt động sản xuất, ngay đầu đợt dịch lần thứ tư, Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi) đã chủ động tăng cường các hoạt động phòng chống dịch.
Ông Lê Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết bên cạnh việc duy trì công tác tuyên truyền về dịch bệnh, buộc NLĐ phải đeo khẩu trang khi vào xưởng, rửa tay sát khuẩn thường xuyên và thực hiện khai báo y tế, công ty còn trang bị thêm máy quét thân nhiệt CN. Sau khi đi qua máy quét, CN được kiểm tra thân nhiệt một lần nữa để bảo đảm độ chính xác. Đối với những trường hợp sốt, nghi ngờ mắc bệnh, công ty bố trí một phòng riêng để cách ly tạm thời trong khi chờ đơn vị y tế đến xử lý. Bên cạnh đó, công ty còn lắp đặt vách ngăn tại nhà ăn, chia ca ăn trưa thành 2 đợt để bảo đảm giãn cách. “Hiện nay, công ty chưa phát sinh ca bệnh. Tuy nhiên, trước thực tế các ca bệnh phát hiện tại DN đa phần phát sinh tại nơi NLĐ cư trú, chúng tôi thường xuyên cập nhật các điểm nóng về dịch trên địa bàn huyện và bố trí cho những lao động đang sinh sống tại các vùng này tạm nghỉ việc để bảo đảm an toàn cho nhà máy. Thời gian NLĐ tạm ngừng việc vẫn được công ty trả lương bằng mức lương tối thiểu vùng và thường xuyên được Công đoàn công ty chăm lo, hỗ trợ” – ông Hải cho biết.
Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Giám đốc Công ty TNHH Juki Việt Nam (KCX Tân Thuận, quận 7, TP HCM) cũng lên phương án phòng chống dịch rất sớm nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho 1.300 CN. Mỗi ngày, công ty đều bố trí người đo thân nhiệt, khử khuẩn nhà xưởng cũng như cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trong nước và TP để CN nắm. Không chỉ chú trọng việc vệ sinh, bảo đảm quy định giãn cách, công ty còn tổ chức diễn tập tình huống khi có CN nhiễm Covid-19; bố trí một phòng họp thành phòng cách ly khi cần thiết. Ban Chấp hành Công đoàn và ban giám đốc đã thương lượng cách thức trả lương trong trường hợp CN là F0, F1 đi cách ly tập trung hoặc F2 cách ly tại nhà trọ. “Các phương án trả lương đều công khai cho CN biết để họ an tâm ngay khi bị cách ly vẫn được hưởng lương mà không giấu giếm tình hình dịch bệnh hoặc có tiếp xúc F0″ – bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Chủ tịch Công đoàn công ty, thông tin.
Dân Sài Gòn xếp hàng nhận phiếu đi chợ mùa dịch như thời bao cấp
Trong một tháng giãn cách xã hội, Ban quản lý chợ Bình Thới (quận 11, TPHCM) thực hiện phát phiếu ra vào cho người dân đi chợ mua thực phẩm hàng ngày để hạn chế tối đa tình trạng đông đúc, chen lấn.
Suốt một tháng nay, Ban quản lý chợ Bình Thới nằm trên đường Xóm Đất, quận 11, TPHCM thực hiện các biện pháp phòng dịch an toàn, yêu cầu người dân xếp hàng nhận phiếu để vào chợ.
Trên mỗi thẻ sẽ có mã QR code mang đầy đủ thông tin cần thiết như khai báo y tế, tên tuổi, địa chỉ người sử dụng... để vào chợ mua hàng.
Ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới cho biết: "Do dịch bệnh phức, thực hiện theo chỉ thị của thành phố về việc giãn cách nên Ban quản lý chợ đã áp dụng biện pháp sử dụng tem phiếu này".
"Người dân ở quận nào cũng có thể đi chợ Bình Thới nếu có phiếu. Chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân để đăng ký nếu đi lần đầu tiên, những người đã đăng ký mang theo phiếu để nhân viên chợ quét mã QR code", ông Tùng chia sẻ về quy trình sử dụng.
Mỗi đợt có 200 người được phát phiếu vào chợ mua sắm, những người đến sau xếp hàng giãn cách 1,5 m với người đến trước chờ tới lượt. "Chúng tôi giới hạn số lượng không vượt quá 200 người bên trong chợ, những người mua sắm xong rồi ra ngoài thì mới có người được vào", Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới nói.
Người dân bắt buộc đeo khẩu trang, đo nhiệt độ, khai báo y tế, sát khuẩn khi vào chợ.
Bà Trần Thị Kim Anh (đeo làn đỏ) chờ đợi đến lượt vào chợ mua hàng. "Tôi thấy hình thức này giúp đảm bảo an toàn cho dân nên dù tốn thời gian hơn lúc đi chợ ngày bình thường cũng ráng đợi đến lượt", người phụ nữ này nói.
Trên phiếu đăng ký ra vào chợ bao gồm thông tin gồm tên tuổi, địa chỉ liên hệ và số điện thoại của người đăng ký. Toàn bộ thông tin trên được lưu vào hệ thống khai báo y tế của chợ.
Tính đến 26/6, đã có hơn 11.000 người đăng ký làm phiếu. Thủ tục đơn giản nên chỉ khoảng 30 phút một người đăng ký mới có thể nhận phiếu.
Chợ Bình Thới có từ trước năm 1975, được xây mới từ năm 2016, diện tích gần 5.000 m2 với hơn 500 sạp hàng. "Trước khi có dịch, chợ chỉ đón khoảng 2.000 lượt người đến mua sắm vì xung quanh còn có các chợ tự phát. Từ khi chợ tự phát bị dẹp, số lượng tăng lên gần gấp đôi nên chúng tôi luôn phải làm việc hết công suất để đảm bảo trật tự, an toàn", ông Tùng chia sẻ.
Chị Bé, tiểu thương tại chợ Bình Thới cho biết, các tiểu thương phải thực hiện khai báo y tế hàng ngày với Ban quản lý chợ trước khi vào buôn bán.
Cách đó khoảng 15 m, Ban quản lý chợ kết hợp cùng phường 10 (quận 11) lập chốt để kiểm soát số lượng xe ra vào, những người không có phiếu được yêu cầu gửi xe bên ngoài để làm thủ tục.
Nhiều điểm phong tỏa Covid-19 liên quan nhóm truyền giáo được tháo dỡ Lực lượng chức năng đã dỡ phong tỏa hẻm 456 Nguyễn Văn Công (quận Gò Vấp) và nhiều điểm khác liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng. Sáng 11/6, UBND phường 3, quận Gò Vấp (TP.HCM) đã công bố thông báo kết thúc thời gian cách ly y tế tại hẻm số 456 đường Nguyễn Văn Công. Hẻm số 456 đường Nguyễn...