‘Vua chim’: Từ kẻ hư hỏng thành đại gia
Một cậu bé hư hỏng vấp ngã rồi lập nghiệp thành mộtđại gia ở Nam Định. Đó là những phác thảo ngắn gọn về ông chủ quán có biệt danh là Trung “chim” đất thành Nam.
“Nghịch tử” nhà gia giáo
Trưa tháng 5 nóng như thiêu như đốt, tôi ghé quán Trung “chim” hỏi về ông chủ quán. Người làm cho biết, anh Trung đã về quê, gọi cho anh và cũng hẹn được lịch gặp ở tận xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Sự ghé thăm đường đột của tôi được đón tiếp nồng hậu cũng như sự chia sẻ chân thành từ phía ông chủ “có một không hai” này.
Tôi được nghe tất tần tật những bước thăng trầm của người đàn ông một thời mang tội danh “ngộ sát”- cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, giờ đã là một “đại gia” đất thành Nam.
Nguyễn Thành Trung, SN 1981, trú tại xã Bình Hòa, bố làm cán bộ xã từ năm 2000. Từ nhỏ bố mẹ đã hướng anh theo học trường trung cấp Thủy lợi trên TP Nam Định, với hy vọng anh tiếp nối truyền thống của gia đình. Nhưng tuổi trẻ bồng bột, trong một lần anh và các bạn cùng xóm cãi vã, đã xảy ra xô xát gây hậu quả nghiêm trọng và lĩnh án 7 năm tù giam. Ngồi trong trại giam Ba Sao, tỉnh Hà Nam, với vấp ngã đầu đời, Trung tưởng như cuộc đời đến đây là chấm hết, anh bất cần và gục ngã. Nhưng những giọt nước mắt người mẹ hiền đã cảm động kẻ “nghịch tử”, anh quyết tâm cải tạo tốt mong có ngày hoàn lương trở về, làm lại cuộc đời.
Nhọc nhằn con đường hoàn lương
Anh tự do sớm hơn do được đặc xá vì cải tạo tốt, có đóng góp vào việc xây dựng đời sống tù nhân trong trại lành mạnh.
Trở về và việc bắt nhịp với cuộc sống bình thường lại là hai vấn đề khác nhau. Trong thời gian anh trong trại giam Ba Sao, cha mẹ anh vì không chịu được áp lực của dư luận, bà con hàng xóm cười chê, con cái nhà cán bộ xã mà lại là “kẻ sát nhân” nên đã bán nhà ở dưới xã lên TP để sinh sống. Bán cả nhà dưới quê cũng chỉ đủ mua một chiếc xe máy, bố mẹ Trung cần kiệm thuê một căn phòng tạm bợ trên đường bờ sông để ngày ngày làm nem, mưu sinh.
Video đang HOT
“ Vua chim” thành Nam hạnh phúc bên con gái.
Riêng bố anh, sau khi xin từ chức ở xã đã được chuyển về một phân xưởng HTX (đang trên đà giải thể), đồng lương eo hẹp với món tiền còm cõi từ việc bán nem chờ ngày con trai ra tù. Nhìn cha mẹ vất vả vì mình, anh nuốt nước mắt vào trong, cố gắng bằng mọi cách làm lại cuộc đời.
“Khi ấy mình nghĩ, bố mẹ vì mình mà phải chịu khổ như vậy. Thế là ngày ngày, vừa giao nem giúp mẹ mình vừa rong ruổi khắp nơi tìm kiếm việc làm, tối về mượn xe máy của bố để chạy xe ôm. Khát khao được khẳng định mình mới cháy bỏng và da diết” – anh Trung kể lại quãng thời gian nhọc nhằn hoàn lương.
Thời gian đi tìm việc làm, chàng trai từng một thời lầm lỡ chỉ mong ai đó nhận mình vào làm. Anh muốn khẳng định rằng “mình không phải kẻ hư hỏng, mình chỉ là bồng bột thôi” nhưng anh đi đến đâu cũng bị từ chối.
Khởi nghiệp từ 2 bom bia, 50 cái cốc
Một lần giao nem cho căng tin của một người quen, họ than thở rằng làm ăn ế ẩm, muốn nhượng lại quán. Xét thấy mặt bằng căng tin ấy đẹp, nằm ngay ngã ba, lại đông dân cư đi lại, anh xin nhận thuê lại bất chấp sự can ngăn của gia đình và bạn bè. Hai bàn tay trắng, anh xin nợ lại mọi khoản và làm thuê cho chủ quán tại chính quán đó. Chưa đầy 2 tháng sau anh chính thức nhận toàn bộ quán.
Gia tài vỏn vẹn 2 bom bia và 50 chiếc cốc, anh Trung đã làm nên “kỳ tích”. “Ngày bán hàng, không vốn, tôi tự làm chủ, làm nhân viên chạy bàn, đầu bếp và dọn dẹp” – anh cười. Đến khi khách về, 23h anh lại mượn xe máy của bố để chạy xe ôm. Cứ thế như một con quay anh cần mẫn với khát khao làm lại cuộc đời.
Trời không phụ lòng người. Công sức, tâm huyết và nỗ lực của anh đã có thành quả. Chưa đầy 5 tháng, quán của anh Trung đã tìm được thương hiệu riêng. Anh miệt mài tìm tòi các món ăn dân dã, với phương châm “ngon, sạch và thật chất”, cùng với việc tìm kiếm các món thử cho rượu ngâm. Anh mạnh dạn đưa các món chim vào bán, lúc ấy ở Nam Định chưa ai bán cả. Dần dà, quán chim của anh Trung nổi tiếng khắp đất thành Nam. Người ta kháo nhau về quán Trung “chim” với ông chủ lúc nào cũng mang bộ dạng tất tả, bận bịu.
Sau này, những thanh niên nghịch ngợm ở làng cũng được anh thu nhận về quán làm. Anh dạy họ cách làm việc và biết trân trọng đồng tiền. Anh vui vẻ nói: “Chúng nó giờ thành đạt và nên người hết, tôi dạy họ cách làm món chim sao cho ngon và “độc”. Rồi chúng nó đi các vùng khác mở quán và rất thành công”.
Thu nhập một ngày của anh từ quán chim, trừ các khoản vốn và nhân viên, anh vẫn lãi hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, anh còn đang theo học thạc sỹ ngành Nha khoa và có một phòng khám tư tại TP Vũng Tàu. Anh cũng có một công ty xe khách ở Nam Định.
Câu chuyện về cậu bé “hư hỏng” năm nào giờ là một doanh nhân thành đạt, một “đại gia” đất thành Nam khiến không ít người cảm phục. Giờ đây, anh có thể hạnh phúc bên gia đình với cô con gái nhỏ, người vợ hiền chốn quê nhà. Anh Nguyễn Thành Trung là tấm gương cho việc hoàn lương thành công của một con người dám vươn lên, làm lại cuộc đời.
Theo vietbao
Hà Nội: Xác định nguyên nhân rơi thang vận khiến 3 người chết
Theo cơ quan chức năng, khi 3 công nhân đang sử dụng thang vận lên tầng 18 thì thang vận tụt chốt an toàn, rơi từ tầng 18 xuống đất.
Như Dân trí đã đưa tin, vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra khoảng 7h ngày 18/5, tại công trình xây dựng tòa nhà CT10, khu đô thị Đại Thanh (Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội). Chiếc thang vận rơi từ tầng 18 xuống đất khiến 3 công nhân ở bên trong tử nạn.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Theo thông tin từ cơ quan công an, 3 nạn nhân được xác định là Nguyễn Thành Trung (SN 1989) và Phạm Văn Vương (SN 1991), cùng ở Thạch Đồng, Thạch Thành, Thanh Hóa; Quách Văn Tường (SN 1995, ở Đông Lai, Tân Lạc, Hòa Bình).
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, trong quá trình lao động, 3 công nhân trên sử dụng thang máy đã bị tụt chốt an toàn, rơi từ tầng 18 xuống đất, gây tử vong.
Công an huyện Thanh Trì tổ chức khám nghiệm, làm thủ tục pháp lý cho gia đình mai táng.
Cùng ngày 18/5, tại thôn Trung, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai đã xảy ra vụ đổ tường làm 1 người chết, 3 người bị thương. Cụ thể, khoảng 16h30, do gió to, giông trước khi mưa làm đổ tường đang xây dựng của gia đình ông Nguyễn Đình Đạm (SN 1957). Hậu quả, chị Bùi Thị Châm (SN 1994, ở Kỳ Thùy, Bích Hòa, Thanh Oai) khi đang trên đường đi chợ bị chết tại chỗ.
3 người bị thương là chị Nguyễn Thị Mai Phương (SN 1974, ở Bích Hòa, Thanh Oai), bà Đỗ Thị Tủm (SN 1941, ở Cao Viên, Thanh Oai), Đỗ Thị Tốn (SN 1978, ở Cao Viên, Thanh Oai).
Theo Dantri
Nam sinh bị đâm chết trong đêm Sau khi uống cà phê với bạn, nam sinh viên ra về thì bị hai thanh niên đi xe máy áp sát, đâm chết khi còn cách nhà trọ không quá 50 m. Hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng Vụ án mạng xảy ra vào tối ngày 5/5 tại làng Đại học Thủ Đức (thuộc khu phố Tân Lập, phường Đông...