Vua chiến trường M107 Mỹ trong Quân đội Việt Nam
Sau chiến dịch Tây Nguyên ta đã thu 12 khẩu pháo tự hành M107 175mm trong tình trạng hoạt động tốt.
Thuần phục “ vua chiến trường” M107
Mặc dù M107 được Mỹ và VNCH kì vọng rất nhiều nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của khẩu pháo này tại chiến trường Việt Nam không cao. Trong trận Thành Cổ tháng 3/1972, sau 1 tháng giao tranh, toàn bộ Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 VNCH đã ra hàng, dắt theo 4 khẩu “vua chiến trường” còn vận hành tốt.
Khi diễn ra cuộc tổng tiến công tháng 3/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam cho sử dụng những khẩu chiến lợi phẩm làm VNCH không chống đỡ được, có nơi nghe đạn nổ là khiếp vía nên tự đầu hàng. Sau ngày giải phóng miền Nam, quân đội ta thu được thêm một số lượng nhỏ M107 175mm từ quân đội VNCH và thành lập một đơn vị cấp tiểu đoàn chiến lược.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Nam, pháo tự hành M107 đã tham gia vào các trận đánh tiêu diệt Pôn Pốt ở Mộc Bài – Tây Ninh, góp phần giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Ngày nay, M107 vẫn tiếp tục nằm trong trang bị Pháo binh Việt Nam. Để M107 phục vụ được đến ngày nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt sữa chữa, thay thế phụ tùng.
Pháo tự hành M107 Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ.
Đặc biệt, hệ thống xilanh thủy lực nâng hạ nòng pháo qua sử dụng bị mòn, rò rỉ dẫn đến việc vận hành gặp nhiều khó khăn. Bằng sự sáng tạo của mình, Cục Quân khí đã thử nghiệm thay thế bằng các hệ thống thủy lực thường dùng cho dân sự như trên các máy xúc đất, máy cẩu. Kết quả đảm bảo duy trì tình trạng chiến đấu tốt của các khẩu pháo.
Hệ thống xe chuyên chở cũng gặp nhiều hỏng hóc. Việt Nam đã tiến hành đại tu các động cơ và thay thế hệ thống nguồn điện trên xe cũng như toàn bộ hệ thống dây dẫn điện trên xe. Ngoài ra còn thay thế một số chi tiết nhỏ khác. Nhờ những cải tiến này mà các pháo tự hành M107 luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, khi Mỹ còn duy trì lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam đã khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm các nguồn phụ tùng thay thế cũng như đạn dược. Cùng với đó, nòng pháo chỉ chịu được một số lượng phát bắn nhất định (700 đến 1.200 phát, tùy loại đạn) sẽ bị mòn và không còn đảm bảo độ chính xác.
Video đang HOT
Do vậy, thời gian gần đây, pháo tự hành M107 được bảo quản ở trạng thái niêm cất và chỉ được sử dụng khi có các tình huống cần thiết. Cũng vì vậy nên rất hiếm khi xuất hiện hình ảnh của M107 của Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, có thể những siêu pháo này sẽ được đại tu toàn bộ, kéo dài tuổi thọ góp phần nâng cao sức mạnh của lực lượng pháo binh.
Sức mạnh sấm sét
Pháo tự hành tầm xa M107 cỡ nòng 175mm do Mỹ thiết kế và sản xuất cho nhiệm vụ pháo kích mục tiêu cấp chiến lược nằm ở hậu phương quân địch bằng viên đạn lớn có sức công phá mạnh. Pháo M107 đã tham gia vào 2 cuộc chiến tranh lớn và nhiều cuộc xung đột nhỏ ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ngoài chiến tranh Việt Nam, loại pháo tự hành này cũng được dùng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Vào năm 1965, M107 được Mỹ đưa sang miền Nam Việt Nam để đối phó lại pháo xe kéo M46 130mm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lúc đó, M46 có tầm bắn xa (30km) mà không có pháo nào của Mỹ – VNCH đương đầu được.
Tại miền Nam, pháo tự hành M107 đã tham gia vào các trận tìm diệt lớn của Mỹ – VNCH như cuộc hành quân Lam Sơn 719 hay trận phòng ngự tại căn cứ Khe Sanh của Mỹ – VNCH… Ngày 22/2/1967, pháo địch từ bờ nam bắn sang bờ bắc sông Bến Hải gây nhiều tội ác với nhân dân ta. Chúng còn bắn cả loại đạn mang theo truyền đơn vẽ hình khẩu pháo 175 với lời thách thức ngạo mạn.
Pháo tự hành M107 là loại pháo mặt đất có cỡ nòng lớn nhất tại chiến trường Việt Nam, được mệnh danh là “vua chiến trường”. M107 có chiều dài tổng thể 11,25 mét, rộng 3,15 mét, cao 4,47 mét, trọng lượng 28,2 tấn.
Theo Baodatviet
Việt Nam có cơ hội khôi phục "vua chiến trường" 175mm?
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương giúp Việt Nam nay có cơ hội lớn khôi phục hoạt động các khẩu pháo tự hành M107 175mm.
Trong kho bảo quản của Quân đội Nhân dân Việt Nam được ghi nhận là vẫn còn một số lượng nhỏ pháo tự hành M107 175mm một trong những khẩu pháo cỡ nòng lớn nhất thời chiến tranh Lạnh. Và ngay cả tới bây giờ, ít có khẩu pháo tự hành nào trên thế giới còn dùng cỡ nòng này. Ảnh hiếm hói pháo tự hành M107 175mm trong kho bảo quản của quân đội ta cùng xe tăng M41 Bulldog.
M107 175mm do công ty FMC (Mỹ) sản xuất từ đầu những năm 1960, Mỹ bắt đầu triển khai M107 tới Việt Nam từ cuối những năm 1960 đến đầu 1970. Tháng 3/1975, sau chiến dịch Tây Nguyên, QĐND Việt Nam đã thu được 12 khẩu pháo tự hành 175mm này và tiếp tục thu được một số khác sau 1975 để hình thành một tiểu đoàn pháo binh chiến lược. Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Nam, pháo tự hành M107 đã tham gia vào các trận đánh tiêu diệt Khmer Đỏ ở Mộc Bài - Tây Ninh.
Để M107 phục vụ được đến ngày nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt sửa chữa, thay thế phụ tùng như hệ thống xilanh thủy lực nâng hạ nòng pháo, đại tu các động cơ và thay thế hệ thống nguồn điện trên xe cũng như toàn bộ hệ thống dây dẫn điện trên xe chở đạn. Ngoài ra còn thay thế một số chi tiết nhỏ khác. Nhờ những cải tiến này mà các pháo tự hành M107 luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, nòng pháo chỉ chịu được một số lượng phát bắn nhất định (700 đến 1.200 phát, tùy loại đạn) sẽ bị mòn và không còn đảm bảo độ chính xác. Do vậy, thời gian gần đây, pháo tự hành M107 được Việt Nam bảo quản ở trạng thái niêm cất và chỉ được sử dụng khi có các tình huống cần thiết.
Việc Mỹ đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương giúp Việt Nam có cơ hội thay thế nòng pháo M107 175mm để tiếp tục sử dụng "ông vua chiến trường" này. Dẫu rằng hiện Mỹ không còn sử dụng M107 nhưng có thể họ vẫn còn còn thể lưu giữ khẩu pháo này, qua đó có thể mua linh kiện nòng pháo. Hoặc có thể thông qua các đồng minh Mỹ như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ (có trong tay số lượng lớn M107) để khôi phục.
Pháo tự hành M107 có trọng lượng chiến đấu tới 28,3 tấn, dài tổng thể 11,30m, rộng 3,15m, cao 3,47m với kíp pháo thủ 13 người. Khung gầm M107 là xe bánh xích trang bị động cơ 450 mã lực cho tốc độ tối đa 80km/h, tầm hoạt động 720km.
M107 được trang bị pháo M113 hoặc M113A1 cỡ 175mm, nòng dài đến 9,15m.
Pháo tự hành M107 cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn 32,7km với đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg, có bán kính sát thương hơn 50m.
Vì đạn pháo có kích cỡ rất lớn, trọng lượng nặng nên số đạn dữ trữ lớn nhất trong xe chỉ có 2 viên. Trong chiến đấu, M107 cần phải xe tải đạn M548 đi kèm.
Việc nạp đạn tiến hành thủ công, để nạp đạn thì nòng pháo buộc phải hạ xuống, sau khi nạp đạn xong nòng pháo lại nâng lên để bắn, nên pháo có tốc độ bắn rất chậm: chỉ 1-2 viên/phút, nhưng tầm bắn rất xa so với các loại pháo cùng thời. Nòng pháo M113 có tuổi thọ khoảng 700-1.200 phát (tùy vào số lượng và liều phóng mỗi phát bắn).
Theo_Kiến Thức
Ngạc nhiên sức mạnh pháo binh Quân đội Mỹ Với học thuyết quân sự tập trung vào không quân, lực lượng pháo binh của Quân đội Mỹ không được ưu ái nhiều, số lượng pháo khá ít nếu so với Nga. Học thuyết quân sự của Mỹ tập trung phát triển mạnh không quân và hải quân, tinh giảm biên chế bộ binh, dựa vào công nghệ và nhân sự chất lượng...