Vừa cầm hồ sơ xin việc của tôi, nhà tuyển dụng đã lắc đầu rồi buông thẳng một lời bẽ bàng
Chả nhẽ vấn đề ấy thực sự quan trọng hay sao?
Mặc dù tốt nghiệp Đại học loại giỏi với điểm GPA cao, song tôi vẫn cảm thấy cực kỳ bấp bênh trên hành trình tìm việc làm. Bạn bè thì đều có chỗ làm ổn định, lương cao, tháng nào cũng khoe đi du lịch, mua sắm đồ check-in sang chảnh. Sự lo lắng trong tôi cứ lớn lên theo thời gian, khiến tôi cảm thấy chùn bước, áp lực đến từ nhiều phía, cả ở gia đình nữa…
Chuyên môn của tôi là về tuyển dụng – quản trị nhân sự, đây là một mảng khá rộng và tôi có thể đảm nhiệm nhiều vị trí. Trên thực tế, trong quá khứ tôi đã thử sức với nhiều công việc như tuyển nhân sự, quản lý nội bộ, tổ chức sự kiện văn hóa nội bộ, thậm chí tham gia xây dựng bộ máy nhân sự, tôi cũng đã từng làm rồi.
Ảnh minh họa.
Chẳng hiểu số tôi đen thế nào nhưng cứ gặp một công ty là chỉ sau khoảng 2-3 tháng sẽ phát hiện ra vấn đề nào đó. Khi thì là công ty chậm lương, hay lương không được tốt như lúc đàm phán. Khi thì vấn đề nằm ở sếp áp đặt, môi trường làm việc chán nản, không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Thành ra, ở mỗi công ty, tôi chỉ gắn bó trong khoảng thời gian trung bình là 4-5 tháng. Nơi mà tôi làm lâu nhất là 8 tháng.
Năm nay tôi 25 tuổi, và tôi rất mong bản thân có thể ổn định lâu dài với một công ty, để sau này yên tâm mà thực hiện các dự định khác trong cuộc sống như lấy chồng, sinh con. Hồi đầu năm, tôi ở nhà một vài tháng để bình tâm, nhìn lại chặng đường đã qua và cũng là để tích lũy thêm một số kiến thức về quản trị nhân sự. Tôi hi vọng trong năm nay, càng sớm càng tốt tôi sẽ được vào làm ở một công ty lớn.
Video đang HOT
Vậy mà cú sốc lập tức đến với tôi ở ngay lần xin việc đầu tiên trong năm 2022. Tôi đã chuẩn bị kỹ CV ( hồ sơ xin việc) với đầy đủ những hạng mục chính là nơi từng làm và kinh nghiệm bản thân.
Thế mà vừa bước chân vào phòng phỏng vấn, HR cầm trên tay CV của tôi và lắc đầu ngao ngán. Trước đó tôi cũng gửi CV qua email nhưng có lẽ họ yêu cầu cho có chứ chưa từng xem. Không những vậy, người phỏng vấn tôi hôm đó là một chị khá lớn tuổi, đã buông thẳng lời bẽ bàng: “Sao chị chả thấy em gắn bó được lâu dài với chỗ nào vậy?”
Tôi cũng lên tiếng giải thích: “Dạ là vì em vẫn còn trẻ, nên em nghĩ chuyện thử nhiều môi trường, nhảy việc nhiều không có gì lạ. Vả lại, em nghĩ nếu môi trường nào đó không cho em những thứ xứng đáng với công sức bỏ ra thì nghỉ để tìm chỗ khác là điều nên làm ạ. Em hi vọng nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận em với một sự khách quan. Bởi em cũng gặt hái được nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Hơn cả, em luôn hết mình trong những công việc đó nên cũng không hối tiếc gì ạ”.
Ảnh minh họa.
Vậy mà nhà tuyển dụng đã nói tiếp như cắt đứt mọi hi vọng của tôi: “Đó là em nghĩ vậy thôi, nhưng thực tế làm tuyển dụng như chị thì nhìn ra ngay. Những bạn này luôn mang tâm thế hào hứng, để rồi chán ngay tức khắc sau một thời gian ngắn làm việc. Công ty sẽ thiệt đủ đường, vừa tốn thời gian, vừa mất chi phí đào tạo mà cũng chẳng đi đến đâu.
Chia sẻ với em, chị đã làm ở đây được 8 năm rồi. Cả một thời thanh xuân chị gắn bó với công ty, từ lúc công ty còn nhỏ cho đến bây giờ phát triển lên cả một tập đoàn. Nhờ bám trụ và kiên trì, nên chị mới có thể ngồi đây đưa cho người trẻ như em lời khuyên. Ở công ty ai cũng gắn bó lâu dài như vậy, chứ nhất quyết không thể chứa chấp một người hay nhảy việc, thiếu kiên nhẫn được. Chị mong em hiểu. Bây giờ chị nghĩ em nên về nhà, nộp CV sang một nơi khác và gắn bó thật lâu dài, chứng tỏ năng lực bản thân. Chị rất tiếc vì không thể nhận em vào làm được”.
Tôi lặng lẽ ra về, không nói thêm lời nào. Thật sự tôi rất buồn bã vì bản thân để vụt mất cơ hội tốt. Không ngờ, chuyện tôi hay nhảy việc trong quá khứ lại là khuyết điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tôi thất vọng về bản thân và tự nhủ sẽ phải sửa đổi ngay lập tức…
Đi làm buổi đầu phải ngồi gần sếp, anh còn đưa một tờ giấy khiến tôi chỉ muốn "bỏ của chạy lấy người"
Với một người sếp khó tính như thế này, tôi thấy rất ngột ngạt, chắc sẽ không thể gắn bó được quá lâu.
Sinh viên ra trường mới đi làm đúng là hay bị bắt nạt thật, cho dù đã từng va vấp với chốn công sở như tôi cũng chẳng thể tránh khỏi. Hồi còn là sinh viên Đại học, tôi đã đi làm thêm ở vài nơi, vừa để nâng cao kinh nghiệm, vừa là rèn giũa kỹ năng mềm. Tiếp xúc với nhiều kiểu người, tôi chững chạc hơn, chẳng còn là kiểu "gà công nghiệp" nữa.
Những tháng làm báo cáo tốt nghiệp, tôi tạm dừng việc đi làm để tập trung đẩy nhanh tiến độ ra trường. Sau khi hoàn thành mọi thứ, cầm tấm bằng giỏi trên tay, tôi tự tin đi xin việc. Tôi lựa chọn một doanh nghiệp trong mảng nhà hàng khách sạn. Được biết, công ty đó nằm trong top các doanh nghiệp có chung lĩnh vực, nên tôi cho rằng quá trình tuyển dụng sẽ vô cùng khắt khe, khó nhằn.
Ảnh minh họa.
May mắn sao, tôi hoàn thành các vòng tuyển dụng rất tốt, tiếng Anh nói lưu loát, bài test thực hành cũng cực kỳ trơn tru. Đặc biệt, vòng phỏng vấn cá nhân, tôi cho họ thấy mình là một người giàu năng lượng. Nên tôi nghĩ việc tôi đỗ là hoàn toàn xứng đáng.
Tưởng chừng một công việc mới sẽ mở ra tương lai đầy phấn chấn, cởi mở. Nhưng không, trở ngại mới chỉ bắt đầu. Và mọi rắc rối bắt đầu từ người sếp khó tính của tôi. Ngày đầu tiên đi làm, chị HR dẫn tôi đi quanh công ty và chỉ cho tôi những phòng ban quan trọng. Sau đó, chị đưa tôi đến chỗ ngồi. Khi ấy là khoảng 8 rưỡi sáng. Đến tầm hơn 9 giờ, sếp đến công ty. Thật không ngờ là tôi ngồi gần sếp nhất so với các đồng nghiệp khác. Anh ấy tất nhiên sẽ được ngồi ở bản to đầu dãy, còn tôi sẽ ngồi ở vuông góc với sếp. Trong đầu tôi đã mường tượng ra bao nhiêu viễn cảnh đáng sợ. Trước giờ bất cứ ai phải ngồi gần sếp cũng cực kỳ áp lực...
Anh ấy hỏi tôi vài câu, rồi tiếp tục nhìn vào màn hình máy tính. Sau đó sếp đi họp tới tận gần trưa. Buổi trưa hôm đó tôi gọi đồ ăn về văn phòng. Lúc tôi mới mở hộp đồ ăn ra thì cũng là lúc sếp đi họp về. Anh lại ngồi vào vị trí. Tuy nhiên tôi có để ý thấy sếp hơi nhăn mặt. Tôi vẫn cứ ăn thôi thì đã tới giờ nghỉ trưa rồi.
Một lát sau, tôi vừa ăn xong thì sếp đưa tôi một tờ giấy. Anh còn nói thêm: "Em đọc kỹ nội dung anh viết trong tờ giấy này nhé. Khi em ngồi gần anh thế này thì em sẽ cần tuân theo một vài nội quy anh đặt ra. Chúng ta làm trong ngành dịch vụ, nên tuân theo một số nguyên tắc để trở nên chuyên nghiệp hơn". Sau khi sếp nói xong, anh đi ra khỏi chỗ và chắc là đi ăn trưa.
Đến lúc tôi đọc nội dung những quy định mà sếp đề ra, bản thân tôi sốc vô cùng. Trong tờ giấy ấy có rất nhiều điều, tôi đoán là sếp vừa mới gõ máy xong, vì thấy có cả lỗi chính tả.
Đầu tiên là việc tôi không được đeo tai nghe, mục đích để sếp nhắc nhở, góp ý thì tôi có thể phản hồi lại luôn. Thứ hai là việc tôi không được ăn đồ có mùi tại chỗ, phải hạn chế tối đa việc ăn uống. Bởi lẽ sếp rất sợ bị ám mùi sang chỗ ngồi của anh ấy. Thứ ba, tôi không được để mặt mộc, hoặc trang điểm nhợt nhạt khi đi làm, tránh trường hợp khách hàng gặp sẽ tạo ấn tượng không tốt với họ.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, trong tờ giấy sếp gửi, còn rất nhiều những nội quy khác thể hiện sự "hắc ám" của anh. Về vấn đề này, tôi không dám hỏi các đồng nghiệp khác, vì sợ bản thân trở thành kẻ tọc mạch, không biết nghe lời. Thậm chí nếu đến tai sếp, tôi có thể bị quy là thiếu trách nhiệm với công việc.
Nhưng mà có những điều vô lý và hơi khiên cưỡng. Tôi rất muốn sếp hiểu rằng, anh ấy nên đặt sự thoải mái, dễ chịu của nhân viên lên hàng đầu. Nếu sự ngột ngạt kéo dài, tôi e là bản thân sẽ không thể gắn bó được lâu với môi trường này. Đến nay đã được 1 tuần tôi làm ở công ty, mà lúc nào trong đầu tôi cũng chỉ muốn "bỏ của chạy lấy người". Sếp không hề niềm nở với tôi, lúc nào cũng xăm soi "bắt lỗi"...
Chồng đi làm quên điện thoại ở nhà, tôi mang đến công ty cho anh rồi điếng người nghe cô lễ tân trả lời Cả quãng đường về, tôi thơ thẩn như người mất hồn. Tôi nghỉ làm ở nhà trông con gần 1 năm nay, cũng may chồng vẫn có lương đều đặn. Tuy lương anh không cao nhưng chi tiêu tiết kiệm thì vợ chồng, con cái nhà tôi vẫn tạm đủ sống. Hôm trước, sáng chồng tôi đi làm nhưng để quên điện thoại...