Vựa cá cơm khô trên ‘thành phố đảo’ Phú Quốc
Những ngày cuối năm âm lịch, người dân TP Phú Quốc tất bật với những mẻ cá cơm khi những chuyến tàu đánh bắt ngoài khơi về bờ.
Sau chuyến đánh bắt xa bờ, tàu cá về neo đậu và chủ các xưởng cá cơm khô dùng thuyền nhỏ trung chuyển về bờ rồi thuê thợ đưa đến xưởng chế biến.
Quanh đảo Phú Quốc có hàng chục hộ làm nghề khô cá cơm phân bố ở các xã Dương Đông, Gành Giàu, An Thới …
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền (góc phải) 46 tuổi, chủ xưởng cá ở khu Đất Đỏ, An Thới cho biết dịp này cá cơm đánh bắt về nhiều vì biển lặng gió. “Có ngày xưởng tôi chế biến gần 20 tấn cá tươi, phải huy động 50-60 người làm liên tục, nhiều hôm tăng ca cả đêm”, bà Hiền nói.
Theo bà Hiền, các chủ xưởng thường đầu tư một phần cho các chủ thuyền mua ghe, thuyền đi biển. Sau mỗi chuyến cá về, ngư dân sẽ ưu tiên bán cá cơm cho chủ xưởng, các loại cá khác mang ra chợ bán cho lái buôn. Đây là nguồn cung cấp cá cố định để các xưởng cá khô có sản phẩm bán quanh năm.
Cá cơm được ướp đá lạnh để dưới hầm tàu. Tàu cá thường đi đánh bắt từ một tuần tới cả tháng. Hiện các tàu đều trang bị máy quét để biết luồng cá nên hầu hết ra khơi là có thành quả khi trở về.
Các nữ công nhân trải đều cá trên sàng lưới để luộc. Thu nhập trung bình của mỗi người thợ khoảng 300.000 đồng mỗi ngày, nếu làm ca đêm, thu nhập tăng gấp đôi.
Hệ thống lò luộc cá sử dụng băng chuyền và ròng rọc để đẩy nhanh tốc độ. Thời gian luộc cá thường vào đêm hoặc sáng sớm. Cá cơm luộc với nước muối, mỗi bếp luộc từ 10 khay cá. Cá đun trong nước sau khi sủi bọt trắng sẽ hớt váng và đưa ra ngoài phơi nắng.
Phú Quốc đang mùa gió và nắng nên người dân tận dụng phơi cá từ sớm. Tất cả các công đoạn đều làm thủ công.
Phú Quốc có hai mùa, mùa khô từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, còn lại là mùa mưa. Cá cơm khô được làm quanh năm, vào mùa mưa cá đưa vào lò sấy để nhanh khô.
Cá cơm được chế biến theo hai cách, luộc qua nước muối rồi phơi khô hoặc cá cơm sống phơi khô ăn liền.
Cá được phơi hơn 6 tiếng là thu hoạch được. Theo các chủ xưởng, cứ 10 kg cá tươi, được 4 kg cá khô thành phẩm.
“Tôi từ An Giang đến đây phơi cá cơm khô để kiếm tiền về quê ăn Tết. Nghề này không đòi hỏi phải có kỹ năng gì, cứ khi nào khỏe thì đi làm. Nếu làm chăm chỉ, hai vợ chồng cũng bỏ túi được 500.000 đồng mỗi ngày”, bà Năn Thu, 50 tuổi, nói.
Người thợ chuyển các mẻ cá cơm khô thành phẩm vào kho.
Cá cơm khô xuất bán được tập kết trên xe tải. Theo các chủ lò cá, đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Mỗi ngày một xưởng xuất đi từ 5 tấn cá, với giá khoảng 45.000 đồng/kg.
Phơi cá cơm tươi. Video: Ngọc Thành
Thường vụ Quốc hội chuẩn bị xem xét lập thành phố Thủ Đức và Phú Quốc
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức.
Trong phiên họp thứ 51 (dự kiến diễn ra từ ngày 9-11.12.2020), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc Thành phố. Đây là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Thủ Đức sau khi được thành lập.
Cũng tại kỳ họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét và quyết định việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Việc thành lập Thành phố Thủ Đức được coi là động lực tăng trưởng mới của TP. HCM.
Theo đề án trình Chính phủ ngày 1.8 về việc thành lập thành phố Phú Quốc của UBND tỉnh Kiên Giang, thành phố sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: hai phường (Dương Đông, An Thới) và sáu xã (Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn). Xã Hòn Thơm nhập vào thị trấn An Thới thành phường An Thới.
Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc thành lập các thị trấn Tân Bình thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; Các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; thị trấn Vĩnh Thạch Trung thuộc huyện Châu Phú, thị trấn Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn và thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết kỳ họp thứ 10 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11 của Quốc hội; đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2020.
Xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hòa) về chương trình, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội cũng nằm trong chương trình dự kiến.
Việc chỉnh lý, tiếp thu dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi và xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) cũng sẽ được đặt lên bàn nghị sự.
Các Nghi quyêt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được xem xét, thông qua gồm: Quy đinh chi tiêt, hướng dẫn viêc tô chưc hôi nghi cư tri; Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung (hướng dẫn khoản 5 Điều 45, khoản 4 Điều 52, khoản 6 Điều 54 và khoản 2 Điều 92 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).
Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (hướng dẫn khoản 3 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).
Dân Phú Quốc muốn huyện đảo lên thành phố Hơn 96% cử tri ở Phú Quốc được lấy ý kiến đã đồng ý nâng cấp huyện đảo du lịch trên vùng biển Tây Nam lên thành phố. Một góc thị trấn Dương Đông trên đảo Phú Quốc. Ảnh: Cửu Long. Ông Phạm Văn Nghiệp - Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc ngày 8/7 đã ký báo cáo gửi UBND tỉnh Kiên...