Vừa bước vào phòng tân hôn, tôi đã nghe tiếng gầm gừ trong tủ quần áo, đến khi mở cửa tủ, tôi giận chồng tím mặt
Vì thế mà đêm tân hôn cũng không còn nữa.
Từ trước tới giờ, tôi luôn phản đối việc nuôi thú cưng trong nhà. Ngày nhỏ, tôi từng bị chó cắn đến mức phải khâu 9 mũi ở đầu gối. Ám ảnh với chuyện ấy nên đến bây giờ, tôi vẫn sợ và luôn tránh xa loài vật này, nhưng đúng là ghét của nào trời trao của ấy. Bởi bạn đời của tôi bây giờ lại là một người yêu động vật, cuồng chó mèo.
Ngay từ những ngày còn yêu nhau, anh đã liên tục làm tôi không hài lòng bởi mỗi lần hẹn hò, anh luôn mang theo con cún cảnh đi cùng. Hoặc có những lần anh cho tôi “leo cây” vì bận đưa cún cảnh nhà anh đi tiêm…
Chính vì những lần như vậy nên tôi kịch liệt phản đối sự xuất hiện của chó mèo trong nhà mình. Khi được cầu hôn, tôi cũng nói rõ quan điểm này. Lúc ấy cả hai đều vui vẻ, anh cũng hứa từ bỏ thú vui ấy. Chúng tôi còn thống nhất sẽ gửi Min (tên cún cưng của chồng tôi) cho bố mẹ, thỉnh thoảng về chơi nhân tiện thăm Min luôn.
Tôi ngán ngẩm quá, vì chuyện này mà cãi nhau thì không vui nhưng chồng tôi thật sự quá đáng. (Ảnh minh họa)
Mấy hôm trước, tổ chức đám cưới xong, chúng tôi về thẳng nhà riêng, cách nhà bố mẹ chồng chỉ 2 km. Tranh thủ lúc tôi đi gội đầu và tẩy trang thì chồng bảo sang nhà bố mẹ thăm Min. Khi tôi đi gội đầu về thì đã thấy chồng ngồi trong nhà đang lướt điện thoại.
Video đang HOT
Vậy mà đêm tân hôn, vừa vào phòng ngủ, tôi đã nghe tiếng gầm gừ trong tủ quần áo. Tôi vội lao tới mở cánh cửa tủ thì thấy con Min đang cắn xé váy áo của tôi trong đó. Khỏi phải nói, tôi biết ngay chồng đón nó về và sợ tôi biết nên giấu tạm vào đó.
Vì thế mà đêm tân hôn cũng không còn nữa. Chồng ra sô pha ngủ với cún. Tôi giận nên đóng cửa phòng ngủ nằm một mình. Tôi ngán ngẩm quá, vì chuyện này mà cãi nhau thì không vui nhưng chồng tôi thật sự quá đáng. Mà cứ thế này thì chúng tôi ngày nào cũng cãi nhau vì con cún này. Tôi phải làm gì để chồng bỏ hẳn việc nuôi chó trong nhà đây? Hay là tôi lựa lúc chồng vắng nhà, bán luôn nó đi?
Báo hiếu người mẹ từng bỏ rơi mình lúc mấy ngày tuổi
Mẹ chị bỏ chị nơi cửa chùa từ lúc chị mới mấy ngày tuổi. Thế nhưng chị luôn tìm lý do để không hận mẹ.
Tôi có chị hàng xóm, ngày nào đi làm về cũng thấy chị tất bật, xắn tay vào nấu nướng xong lại cho vào hộp mang qua nhà mẹ rồi mới về nhà sắp bữa tối cho cả gia đình.
Để làm được việc đó hàng ngày, chị phải tranh thủ từng phút đi chợ, sắp xếp việc nấu nướng để không quá ảnh hưởng đến việc chăm sóc gia đình riêng.
Tôi hỏi "sao chị phải mất công, mất sức thế? Chỉ cần mỗi tuần qua chơi, cho mẹ ít tiền để mẹ thích ăn gì thì mua có phải nhàn không?".
Chị tâm sự, chị lớn lên trong chùa, được các ni cô chăm sóc và nuôi dưỡng. Nghe sư thầy kể lại, họ phát hiện chị được bỏ trong chiếc hộp giấy, lúc đó chị mới vài ngày tuổi.
Một vụ người mẹ bỏ con nơi cửa chùa ở Hải Phòng (ảnh minh họa bài viết)
Tôi ngạc nhiên khi biết về hoàn cảnh của chị, lại càng thắc mắc tại sao chị có thể chăm sóc từng chút một cho người mẹ bỏ rơi mình. Nhưng chị bảo chị chưa bao giờ hận mẹ bỏ rơi mình vì luôn nghĩ có thể tại thời điểm đó mẹ đang vật lộn với cuộc sống, phải đi bán hàng rong kiếm ăn qua ngày và không muốn chị đi theo để cùng chịu khổ.
Lớn lên chị vẫn đau đáu việc tìm mẹ nhưng không có manh mối nào cả. Đến khi đi làm, dù tách ra ở ngoài nhưng thỉnh thoảng chị vẫn về thăm các ni cô ở chùa và coi đây là ngôi nhà của mình.
Một ngày đẹp trời, mẹ đẻ chị tìm đến và bày tỏ khao khát muốn tìm lại đứa con mình để lại. Đúng như chị nghĩ, mẹ chị nói lý do thời thanh xuân bị người ta phụ bạc, thân cô thế cô nên không thể đưa con đi cùng, đành nhờ cửa Phật nuôi dưỡng.
Hai mẹ con gặp nhau mừng mừng, tủi tủi rồi từ đó chị qua lại chăm sóc, phụng dưỡng mẹ. Hai vợ chồng chị chỉ là công nhân với mức lương đủ sống nên chị không có điều kiện mua cho mẹ mình những hộp quà đắt tiền hay trang sức đắt giá.
Thế nên, mỗi này chị đi làm về đều tranh thủ nấu món ngon hoặc mua thức ăn bổ dưỡng mang qua cho mẹ. Cứ đều đặn như thế, chị không quên ngày nào. Chị cũng tự tay sắm sửa đồ dùng cá nhân cho mẹ không thiếu thứ gì, từ cái khăn quàng, khăn mặt cho đến đôi tất, bàn chải đánh răng...
Ảnh minh họa
Cuối tuần, chị dành một ngày đưa cả gia đình về ăn cơm cùng mẹ, đưa mẹ đi dạo. Có hôm chị qua chỉ để ngồi bên giường bóp chân, bóp tay, lắng nghe mẹ trò chuyện, nghe mẹ than vãn về bệnh đau khớp, về chuyện con mèo háu ăn sơ hở là nó ăn mất thức ăn trên bàn...
Chị bảo, chị không có tiền nên mẹ cũng chịu thiệt thòi, không được đi du lịch đây đó như người ta. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chị cũng dành dụm rồi đưa mẹ về thăm quê, thăm các cậu cho mẹ vui. Chị nghĩ người già thường hướng về quê hương, bà con thân thuộc nhưng không dám lên tiếng vì sợ làm phiền con cháu.
Khi thấy tôi im lặng lắng nghe câu chuyện của mẹ con chị thì chị quay sang khuyên tôi: "Em có vẻ ít về quê thăm bố mẹ nhỉ? Tranh thủ mà về đi, mua cho bố mẹ túi hoa quả, hộp bánh thôi cũng được... chứ khi bố mẹ qua đời có xây lăng mộ thật lớn cũng chẳng có ý nghĩa gì".
Tôi "vâng" một tiếng mà thấy nước ầng ậng dâng lên trong khóe mắt.
Đàn ông xuất hiện 3 dấu hiệu này thì sớm muộn cũng "đường ai nấy đi" Khi đã kết hôn, người đàn ông của gia đình sẽ luôn tranh thủ thời gian để về nhà sớm với vợ, tận hưởng cảm giác hạnh phúc bên người phụ nữ của mình. Nhưng khi anh ấy không còn nhu cầu ấy nữa thì việc về nhà lại trở thành áp lực, khó chịu. Không còn mặn mà việc giao tiếp với...