Vừa bị kết luận “không thể mang thai”, tháng sau bất ngờ thử que 2 vạch
Hành trình mang thai và sinh con của chị Diệu Liên đã trải qua bao khó khăn, vất vả và cuối cùng, chị đã có được hạnh phúc viên mãn khi được làm mẹ, được ôm ấp, chăm lo cho đứa con bé bỏng của mình.
Chị Diệu Liên 31 tuổi (quê Thanh Hoá, hiện sinh sống ở Mễ Trì, Hà Nội) kể, năm 30 tuổi thì chị kết hôn, lúc đó chị nghĩ kết hôn xong sẽ “thả” để có em bé luôn. Nhưng mọi thứ đã diễn ra không giống như suy nghĩ của chị. Sau 11 tháng làm đám cưới mà chị vẫn không có tin vui, vậy là hai vợ chồng đưa nhau đi khám.
Bác sĩ phát hiện chị Liên bị đa nhân xơ tử cung kích thước to, nhiều và u phát triển nhanh, đồng thời yêu cầu chị xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Kết quả, chị Liên không bị ung thư nhưng khả năng mang thai là không thể.
“ Mình đã khóc rất nhiều, đòi ly hôn nhưng ông xã thuyết phục hai vợ chồng đi du lịch để giải tỏa căng thẳng rồi sau đó sẽ đưa ra quyết định. Bất ngờ là ngay sau tháng đó mình trễ kinh 5 ngày, xét nghiệm máu và biết em bé đã đến.
Khi bệnh viện gọi thông báo, mình như vỡ oà, bật khóc ngay giữa đường vì mình đã có thể mang thai, điều mà bác sĩ bảo không thể đã trở thành có thể” – chị Liên kể.
Con gái của chị Diệu Liên đã bất ngờ đến bên mẹ dù trước đó chị bị chẩn đoán: “Không thể mang thai”.
Bé Thanh Trúc chào đời ở tuần thứ 27 của thai kỳ và lập tức được chuyển ra bệnh viện tuyến trung ương để nuôi dưỡng.
Cả thai kỳ nằm bất động, sinh non ở tuần thứ 27, phải cắt luôn tử cung
Nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng với chị Liên, 3 tuần sau chị đi siêu âm thì bác sĩ nói: “ Rất khó giữ được thai vì u to quá, lại nhiều như thế này thì nó sẽ đẩy em bé ra ngoài mất“.
Vì mang thai khá vất vả nên chị Liên về quê ngoại ở Sầm Sơn, Thanh Hóa để tiện cho việc nghỉ ngơi và có người chăm sóc. Giai đoạn đầu của thai kỳ, cứ đến đêm là chị Liên bị đau, chỉ nằm nghiêng sang trái để con có ô-xi, không dám uống thuốc giảm đau vì thuốc tốt cho mẹ nhưng lại hại cho con. Chị cũng không được ăn một số thực phẩm tốt cho thai vì “con ăn thì ít, u ăn thì nhiều”. Khi mang thai được 4 tháng, chị phải nhập viện vì bị doạ sảy, sau đó về nhà phải nằm nghiêng trái, bất động.
Đến tuần thứ 24 của thai kỳ, chị lại được phen hú vía khi bác sĩ ở bệnh viện tỉnh kết luận độ mờ da gáy của thai nhi cao, có nguy cơ mắc hội chứng Down. Vì vậy, chị lại quyết định ra Hà Nội gặp PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương để siêu âm.
Thanh Trúc đã cùng mẹ “chiến đấu” kiên cường.
Video đang HOT
Sự thay đổi qua từng ngày của Thanh Trúc.
Chị Liên vẫn còn lưu lại đoạn ghi âm mà PGS.TS Trần Danh Cường nói: “ Cả đời chẩn đoán chưa bao giờ tôi nghĩ cái tử cung này có thai được, kì diệu thật sự kì diệu. Thai không sao, về giữ thai để được ở bên nhau ngày nào thì tốt ngày ấy thôi, chứ khó lắm, nếu đứa bé này được sinh ra đời khỏe mạnh thì không còn gì để nói nữa“.
Nghe vậy, chị Liên chỉ biết mình cần phải mạnh mẽ để “chiến đấu”: “ Con “chiến đấu” đến bên mẹ, mẹ “chiến đấu” để giữ con“. Chị cũng quyết định đăng ký sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Nhưng rồi khi mang thai ở tuần 27 tuần, buổi trưa hôm đó chị bỗng dưng thấy mệt, ra máu nên lập tức nhập viện tỉnh theo dõi tim thai. Đã có lúc chị thấy máy báo nhịp tim của con còn 15 lần/phút và chị đã hét lên: “ Bác ơi cứu con cháu“.
Sau đó chị được gây mê, đến khi tỉnh dậy chị lập tức hỏi: “ Anh ơi con em sống không?“.
Hành trình mạnh mẽ “chiến đấu” cùng con giành giật sự sống
Con gái của chị Liên chào đời nặng 900gr, bé bị bệnh lý võng mạc do sinh non, theo dõi giãn não thất, thiếu máu, suy hô hấp, nhiễm trùng máu và được chuyển ngay sang bệnh viện Nhi của tỉnh. Bản thân chị Liên sau khi sinh xong cũng bị cắt tử cung hoàn toàn vì u to và nhiều, nếu để lại sẽ bị biến chứng hoặc không cầm máu được.
Hằng ngày chị Liên vắt sữa mang vào viện cho con.
Thanh Trúc ở bệnh viện 3 tháng thì được về nhà.
“ Một tuần nằm ở viện sản là một điều khó vượt qua với mình. Nhìn gia đình khác hạnh phúc có con bên mẹ, mình chỉ khóc, đêm không dám ngủ để đợi tin của con, đợi họ gọi mang sữa cho con.
Cả khoa sản biết mình, trường hợp 30 tuổi cắt tử cung, con sinh non, nhìn đâu cũng thấy ánh mắt thương hại.
7 ngày sau, lần đầu mình được qua thăm con, dù đã chuẩn bị tinh thần rồi nhưng không nghĩ lại đau đến thế, nhìn con mà mẹ không thể không khóc. Sáng hôm sau, con lại được chuyển ra Hà Nội theo diện “Con quý hiếm, chuyển tuyến trung ương nuôi dưỡng tốt hơn”. Mình lại theo con ra Hà Nội, nhà cách viện 5km, hàng ngày mình vắt sữa mang vào cho con, ấp kangaroo, rồi cũng đến ngày sức khỏe con ổn định được nằm ghép mẹ.
Lần đầu làm mẹ đã khó, mình làm mẹ của em bé 1kg, những việc như vệ sinh cho con, cho con bú, uống thuốc lại càng khó hơn. Rồi hàng ngày con phải tập rặn đi vệ sinh, cai máy thở, máy theo dõi… Để con có thể như một đứa trẻ bình thường về với bố mẹ” – chị Liên nhớ lại hành trình “chiến đấu” cùng con.
Thanh Trúc hiện tại đã được 9 tháng tuổi (tuổi hiệu chỉnh là 6 tháng). Cô bé rất xinh xắn, ngoan ngoãn, phát triển tốt.
Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Diệu Liên mong muốn được tiếp thêm sức mạnh cho những người mẹ đang gặp hoàn cảnh tương tự như mình.
Vợ chồng chị Liên quyết định đặt tên cho con là Thanh Trúc, giống như cây trúc tuy nhỏ nhưng dài, mang sức sống bền bỉ dù thân có mỏng manh.
Sau 3 tháng thì cả nhà được xuất viện. Đến hiện tại, bé Thanh Trúc đã được 9 tháng tuổi (tuổi hiệu chỉnh là 6 tháng) và nặng 7,5kg. Trộm vía bé rất ngoan, ăn ngủ đúng giờ, không ốm vặt. Tình hình sức khỏe của Thanh Trúc cũng ổn định song vẫn còn phải theo dõi giãn não thất.
Sau tất cả, chị Liên muốn cảm ơn con gái vì đã cho chị một lần trong đời được mang thai, được làm mẹ, được biết cảm giác cho con bú, được yêu thương một thiên thần nhỏ. Đồng thời, khi chia sẻ câu chuyện của mình, chị cũng muốn được tiếp thêm động lực cho rất nhiều những người mẹ khác cũng đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong việc mang thai, sinh con như chị: “ Hãy bình tĩnh, thiên thần sẽ gõ cửa“.
Trải nghiệm sinh thường của mẹ Sài Gòn ở bệnh viện An Sinh hết 14 triệu đồng
Những mẹ nào đang có ý định sinh nở tại bệnh viện An Sinh (TP.HCM) hãy tham khảo ngay bài chia sẻ cực chi tiết dưới đây của chị Lan Anh để khỏi bỡ ngỡ khi đi đẻ nhé.
Chọn bệnh viện nào để lâm bồn là điều khiến các mẹ bầu suy nghĩ nhiều nhất và điều này cũng không ngoại lệ với chị Nguyễn Thị Lan Anh (29 tuổi, sống tại TP.HCM). Sau khi tham khảo nhiều bệnh viện khác nhau, chị quyết định chọn bệnh viện An Sinh là nơi sinh nở bởi vị trí gần nhà và giá cả hợp lý. Những chia sẻ tường tận của chị Lan Anh sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở tại đây.
Bệnh viện An Sinh có địa chỉa tại số 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
Hành trình vượt cạn khó quên
"Trong thời gian mang thai mình đã làm đầy đủ các xét nghiệm ở phòng khám, nên khi đi sinh chỉ cần mang kết quả xét nghiệm đi. Đối với những sản phụ khác, nếu chưa có xét nghiệm trước sinh thì nhập viện bắt buộc phải làm và đợi kết quả mất 2 tiếng, đồng nghĩa với việc muốn tiêm thuốc hay mổ phải chờ kết quả mới tiến hành được.
Mình có dấu hiệu hiệu chuyển dạ vào tối ngày 11.11 và cùng mẹ chồng đi taxi tới bệnh viện là vào thẳng khoa cấp cứu. Mình tự điền thông tin, mẹ chồng đi đóng tạm ứng 15 triệu. Sau đó mình được dẫn vào phòng sinh để khám và bác sĩ thông báo mình mở 3 phân rồi. Khám xong ra quầy làm thủ tục chụp hình, sau đó vào lại phòng sinh - trong phòng này sẽ có buồng khám, phòng chờ sinh và phòng sinh.
Chị Lan Anh và con.
Mình qua phòng chờ nằm máy đo tim thai và vật vã với cơn đau chuyển dạ ở đó, do cũng chịu đau kém nên mình xin tiêm mũi giảm đau. Ban đầu chị hộ sinh nói mình sinh con dạ chắc chắn sẽ nhanh hơn con so nên ráng chịu đau chút, tiêm giảm đau khó đẻ. Vài chục phút trôi qua, trong cơn đau vật vã, mình thấy có anh bác sĩ trẻ liền níu lại xin cho tiêm giảm đau. Anh cũng khám và lại bảo ráng nhịn thêm chút đi em, rồi lơ luôn cái nhu cầu tiêm của mình.
Theo quan sát của mình là do mình vào viện lúc nửa đêm, bác sĩ lẫn đội ngũ hộ lý cũng ít, cộng thêm thời gian đó người đi sinh đông, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải nên không có bác sĩ gây mê hồi sức sẵn sàng. Cũng may là lúc sau mình đau mạnh nên bác sĩ khám lại và thấy mở 5 phân rồi nên cho mình qua bàn sinh luôn. Ngoại trừ việc câu giờ không tiêm giảm đau cho mình thì các khâu chuẩn bị đẻ rồi dụng cụ thuốc men các thứ y tá, hộ lý hỗ trợ nhanh lắm".
Đồ ăn ở viện ngon, phòng VIP chưa thực sự xứng với số tiền
"Ở bệnh viện được phục vụ 3 bữa ăn khá ngon, nhưng mình thấy đồ ăn hơi ít. 3 bữa sáng mình được ăn bánh canh, cháo thịt bằm và nui. Ăn trưa và chiều cũng nhiều rau xanh, ít thịt cá, không có trái cây tráng miệng và chỉ có 1 cái bánh bé xíu nhưng đồ ăn ngon như nhà nấu nên cũng ok.
Đồ ăn bệnh viện An Sinh chuẩn bị cho sản phụ.
Theo chị Lan Anh cảm nhận, đồ ăn ở bệnh viện nấu ngon nhưng khẩu phần hơi ít.
Về vệ sinh vết khâu mỗi ngày có điều dưỡng tới vệ sinh tận giường cho. Kể từ lúc sinh xong mỗi ngày đều có bác sĩ tới thăm khám mẹ và bé, mỗi cữ thuốc được điều dưỡng mang tới tận tình, uống lần nào mang tới lần đó chứ không phát luôn hết 1 lần.
Ban đầu mình được sắp xếp ở tạm phòng 2G để chờ qua phòng chính thức. Phòng này có giá 1,2 triệu/ ngày, bảng giá này là ở khu mới, nhưng vào phòng cứ thấy nhỏ và không có cửa sổ nên hơi bí. Tuy vậy nhưng phòng vẫn rất sạch sẽ, có tủ để đồ, có bàn và 2 ghế để ăn uống hoặc tiếp khách. Mình thích nhất cái giường có điều khiển lên xuống, nệm nằm êm không đau lưng với giường cũng rộng. Mỗi giường có tới 3 tấm rèm ngăn cách lại tạo không gian riêng tư, dẫn tới cái máy lạnh bị chắn hết không phả tới giường mình được.
Qua buổi chiều ngày thứ 2 ở bệnh viện điều dưỡng tới báo giờ có phòng 1G dù hôm sau là xuất viện, nhưng mình quyết định chuyển qua phòng 1G luôn. Phòng 1G rộng rãi, thoáng mát, có ban công view nhìn xuống sân bệnh viện mát mắt. Tủ đựng quần áo to, nhà vệ sinh cũng rộng. Có 1 giường sản phụ, 1 bộ bàn ghế tiếp khách và 1 cái sofa nhưng chỉ để nằm chứ không dựng lên ngồi được. Nhà vệ sinh dù rộng và nhìn sạch nhưng vẫn thấy hơi mùi, kiểu đây là phòng cũ được sửa nên nhìn sơ vẫn sạch chứ thực chất nó hơi mùi ẩm, máy lạnh cũng là đồ cũ mở lên kêu ồ ồ. Mình thấy không hài lòng lắm với phòng này, 2 triệu không rẻ cũng không mắc nhưng mình thấy không xứng đáng với giá tiền và được coi là VIP như vậy.
Phòng 1G với giá 2 triệu/ngày.
Tới ngày xuất viện, tầm 11h trưa em bé được đưa đi làm xét nghiệm máu gót chân, mẹ đi siêu âm và khám lại vết thương. Điều mình hài lòng ở đây là các bác sĩ rất dễ thương, ai cũng nhỏ nhẹ và thăm khám không thấy đau. Thái độ hộ lý và điều dưỡng thì cũng niềm nở, không gắt gỏng, khó chịu. Các bác lao công lau dọn nhà, thay ga giường, mang đồ ăn... khi mình ở phòng 2G phục vụ cũng bình thường, vẫn cười vui vẻ nhưng kiểu không tận tình lắm.
Tổng chi phí sinh của mình hết hơn 14 triệu (không có bảo hiểm và chưa tính tiền thuốc). Phí chọn bác sĩ ngoài không mất thêm.
Về đánh giá bệnh viện mình thấy cũng ổn, bệnh viện sạch sẽ, y bác sĩ tận tình, ăn uống ngon, phòng ốc sạch đẹp (ngoại trừ phòng 1G không xứng). Đi sinh các mom không cần mang nhiều đồ đâu vì bệnh viện chuẩn bị đầy đủ hết không thiếu thứ gì: quần lót giấy, bỉm cho bé, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, khăn tắm... Mẹ chỉ cần chuẩn bị cho bé một ít khăn lau, khăn sữa, bao tay bao chân, bình sữa và sữa, cũng như mang 1 bộ đồ sau sinh mình mặc là được".
Theo Trí Thức Trẻ
9X Việt sinh thường con 4kg, chồng Nga mặt trắng bệch vì sợ, can vợ đừng đẻ nữa Ốm nghén quá nặng nên chị Ngọc Nhàng bị viêm họng cấp tính sốt hơn 39 độ suốt một tuần. Khi nhập viện cũng là lúc thai mới được 7 tuần tuổi, bác sĩ đã nói vợ chồng chị có khả năng mất bé. Đầu năm 2019, chị Ngọc Nhàng (29 tuổi, Nha Trang) và anh Korobkin Daniil (29 tuổi, Nga) đã có...