Vừa bắt buộc vừa lợi dụng
Sau Iran, giờ đến lượt Israel được cho là đã trực tiếp can dự vào chiến sự ở Iraq và Syria. Khác biệt chỉ ở chỗ Iran tấn công lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq còn Israel không kích Syria.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu – Ảnh: AFP
Cuộc chiến tranh hiện tại ở Iraq và Syria không chỉ dẫn đến những cấp độ tập hợp lực lượng mới mà còn lôi kéo nhiều quốc gia trong lẫn ngoài khu vực.
Từ trước tới nay, Israel gần như đứng ngoài cuộc. Chính phủ nước này không giấu diếm sự hậu thuẫn các phe nhóm chống lại chính phủ Syria nhưng không đả động gì đến cuộc chiến chống IS. Sự tham chiến của Iran đã làm thay đổi cục diện và khiến Israel bắt buộc phải nhảy vào. Lo ngại chính của Israel là Iran dùng việc đứng cùng chiến hào chống IS để cải thiện quan hệ với Mỹ.
Quan hệ này càng được cải thiện thì triển vọng đạt được giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân càng thêm sáng sủa mà Israel không được dành cho bất cứ vai trò gì, thậm chí còn có thể bị bất chấp.
Hơn nữa, thể hiện uy lực quân sự, cải thiện quan hệ với Mỹ và giải quyết vấn đề hạt nhân còn mở ra cơ hội cho Iran gây dựng vai trò và ảnh hưởng của cường quốc khu vực và trong thế giới Hồi giáo. Cho nên Israel phải tham chiến để có chân trong cuộc chơi hiện tại và chiếm phần ở thời hậu chiến.
Video đang HOT
Nhưng Israel cũng đồng thời lợi dụng tình thế bắt buộc ấy để không kích Syria chứ không nhằm vào IS bởi muốn tạo tác dụng răn đe Iran và tạo tiền lệ cho các đợt không kích tiếp theo. Khu vực này ngày càng phức tạp hơn vì thêm bên tham chiến nhưng với mục đích khác nhau.
La Phù
Theo Thanhnien
Luật không bắt buộc đại biểu Quốc hội phải có mặt 100%
Trả lời báo chí về tình trạng các đại biểu QH vắng mặt tại các phiên họp QH tương đối nhiều, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng:
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: Ngọc Thắng
Do đặc thù QH VN, đại biểu (ĐB) kiêm nhiệm nhiều nên cũng có những nội dung không tham dự được. Chúng tôi cũng đã đề nghị các trưởng đoàn trao đổi với các ĐB để sắp xếp công việc hợp lý về dự họp, đặc biệt là những phiên về cuối, biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết cần sự tham gia đầy đủ của các ĐBQH.
* Được biết trước mỗi kỳ họp, Văn phòng QH cũng có đề nghị với các đoàn ĐBQH là nếu cấp trưởng đi thì cấp phó thay điều hành... Các ĐB khi ứng cử cũng đã cam kết dành thời gian cho QH. Có ý kiến cho rằng nếu cứ nghỉ họp QH như vậy thì không nên ứng cử...
- Nói như vậy cũng không hoàn toàn đúng vì còn liên quan trách nhiệm người đứng đầu. Sau này khi kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu không thể nói vì tôi đã giao việc cho cấp phó xử lý... Có những việc cấp trưởng phải làm chứ không thể nói dồn hết cho cấp phó được. Vì thế chỗ này cần phải cố gắng hài hòa giữa công việc QH với công việc người đứng đầu. Luật Tổ chức QH đã quy định ĐBQH không chuyên trách phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để đảm bảo nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH nên cũng phải rất thông cảm cho các ĐB.
* Có thông tin về chuyện có ĐB vắng mặt với lý do không chính đáng như dự lễ tốt nghiệp của con cái ở nước ngoài, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ở nước ngoài. Không rõ trong kỳ họp này Ban Công tác ĐB hay UBTVQH có phải nhắc nhở những trường hợp như vậy không?
- Có chứ. Ban Công tác ĐB đã có những trao đổi với các ĐB. Còn nếu ốm đau thì là bất khả kháng rồi. Ví dụ kỳ họp này có trường hợp đồng chí Nguyễn Bá Thanh ốm từ đầu kỳ họp đi chữa bệnh ở Mỹ chưa về. Còn những trường hợp khác, anh đi công tác nước ngoài thì đều phải báo cáo Chủ tịch QH, nếu được đồng ý thì mới được nghỉ. Còn nếu ĐB do bận công việc xin nghỉ một ngày về giải quyết thì chuyện đó cũng bình thường.
* Trong những kỳ họp gần đây thông thường cuối các kỳ họp, sau các phiên chất vấn thì số lượng ĐB có mặt cũng thưa dần. Các kỳ họp của chúng ta vẫn nặng về công tác xây dựng pháp luật thì việc vắng nhiều ĐB đã ảnh hưởng đến việc biểu quyết thông qua. Có ĐB còn cho biết không đồng ý với luật này luật khác nhưng do biểu quyết không có mặt nên không nắm được...
- Về nguyên tắc, dù ĐB có vắng hôm đó thì kết quả căn cứ trên đa số biểu quyết. Khi QH đã thông qua thì phải chấp hành chứ không thể nói là không biết.
* Xin ông cho biết từ đầu khóa đến giờ đã có văn bản nhắc nhở đích danh ĐB nào đó vì vắng mặt quá nhiều chưa?
- Không có ĐB nào nghỉ từ đầu kỳ họp cả chỉ trừ trường hợp ốm đau.
* Có ý kiến cho rằng đã là ĐBQH, kể cả ĐB kiêm nhiệm thì cũng cần hoàn thành trách nhiệm trước cử tri. Trong trường hợp ĐB nặng bên này, nhẹ bên kia thiếu trách nhiệm nghỉ họp thì có đánh giá ĐB như vậy không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Không phải như vậy, cũng không đặt ra mức như anh nói. Vì trong luật Tổ chức QH cũng không có điểm nào bắt buộc ĐB phải có mặt 100% cả. Vì ĐB của ta ngoài một số chuyên trách còn cơ bản là kiêm nhiệm. Nhiều người có trách nhiệm là người đứng đầu cả một cơ quan, tổ chức nên làm thế nào các ĐB bố trí nội dung công việc phù hợp nhất để dự họp đầy đủ. Nhưng có những thời điểm cơ quan họ có công việc bất khả kháng thì cũng không thể bắt họ phải có mặt được.
* Ông có thể cho biết có quy định nào về việc ĐB chỉ được vắng mặt bao nhiêu phần trăm thời gian họp hay không?
- Không có, không có quy định. Luật Tổ chức QH cũng không có.
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Quy định bắt buộc bảo dưỡng ô tô định kỳ 6 tháng/lần Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 53/TT-BGTVT quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ, nhằm hạn chế tai nạn giao thông do chất lượng phương tiện không bảo đảm. Theo đó, các đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe phải thực hiện các quy định về bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ...