Vừa bảo vệ xong luận văn cao học, bị đạp chết
Sau khi bảo vệ luận văn thành công, một học viên cao học đi nhậu và bị đánh chết khi xảy ra mâu thuẫn với thanh niên địa phương.
Sau 3 ngày xét xử và nghị án, ngày 28-2, TAND TP HCM xử phúc thẩm đã tuyên bác toàn bộ kháng cáo, tuyên phạt y án sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Quý (SN 1981, ngụ Bình Chánh) 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Trước đó, tòa sơ thẩm TAND huyện Bình Chánh tuyên phạt Quý 5 năm tù và bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền 135 triệu đồng tổn thất tinh thần, ma chay. Tuy nhiên sau đó, gia đình bị hại kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét tội danh giết người đối với Quý, yêu cầu bồi thường thêm 10 triệu đồng.
Tòa nhận định bị hại cũng có một phần lỗi trong vụ án nên tuyên phạt Nguyễn Văn Quý mức án 5 năm tù.
Anh L.V.H.N.V. (SN 1984) là học viên cao học Trường ĐH KHXH & NV TP HCM. Ngày 30-12-2012, sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sĩ, anh cùng nhóm bạn đi nhậu ăn mừng. Sau đó, anh V. cùng một người bạn chở nhau tiếp tục đi nhậu tại một quán ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.
Vừa đến quán, anh V. đi bộ sang phía đối diện, đi tiểu tiện. Lúc này có người chọi đá về phía anh V. vì cho rằng anh đi không đúng nơi quy định. Cho rằng Quý chọi mình nên anh V. lao vào nắm cố áo đánh nhưng Quý thoát được bỏ chạy. Anh V. đuổi theo tiếp tục đánh và rượt Quý chạy vào một con hẻm.
Anh V. ngã xuống đất và ôm chân Quý, ngay lập tức Quý dùng chân đạp vào ngực khiến anh bị vỡ tim chết trên đường đến bệnh viện.
Video đang HOT
Theo Phạm Dũng (Người Lao Động)
Án giao thông: Xử sao cũng được!
Áp dụng căn cứ pháp luật chưa đúng, hình phạt tuyên không tương xứng, lạm dụng tình tiết giảm nhẹ để xử mức án dưới khung, cho hưởng án treo, thậm chí miễn truy cứu trách nhiệm hình sự... khiến dư luận hoài nghi về việc "đa kim ngân phá luật lệ" khi xử án tai nạn giao thông.
Việc VKSND TP Đà Lạt ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ông Mai Nam Dương - nguyên Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, lái ô tô tông chết 1 người và làm bị thương 3 người - đã gây bức xúc trong dư luận. Lý do miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án được VKSND diễn giải là vì ông Dương đã tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường cho các nạn nhân, được người bị hại bãi nại.
Người ngồi tù, kẻ hưởng án treo
Từ quyết định mà nhiều chuyên gia pháp lý nhận định là sai luật này, đối chiếu với một số vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" đã xét xử, có thể nhận ra dù điều 202 Bộ Luật Hình sự (BLHS) có các quy định cụ thể, rõ ràng nhưng khi vận dụng vào thực tiễn, các cơ quan tố tụng mỗi nơi xử một kiểu.
Hiện trường vụ ông Mai Nam Dương lái ô tô gây tai nạn làm 4 người thương vong Ảnh: CAO NGUYÊN
Ngày 19/11, TAND TP HCM xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo và đại diện người bị hại, giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm tù cho Bùi Minh Vũ.
Trước đó, chiều 4/11/2012, sau khi uống rượu, Vũ chở bạn là anh Võ Minh Thành từ huyện Bình Chánh, TP HCM về Long An. Đến đoạn đường vắng, Vũ lấn trái dẫn đến va quệt với xe máy chạy ngược chiều. Anh Thành té xuống tử vong, Vũ bị thương 36%. Sau tai nạn, Vũ chạy vạy được 35 triệu đồng bồi thường cho gia đình Thành.
Tháng 9/2013, TAND huyện Bình Chánh xử phạt Vũ 3 năm tù. Vũ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì phải nuôi mẹ già bị bệnh và bà ngoại. Vợ anh Thành, đại diện hợp pháp của người bị hại, cũng kháng cáo xin cho Vũ được hưởng án treo để có thể đi làm, phụ giúp nuôi 2 con còn nhỏ của Thành, như từ sau khi ra viện Vũ đã làm.
Tuy nhiên, theo HĐXX cấp phúc thẩm, TAND Tối cao đã có văn bản hướng dẫn những trường hợp gây tai nạn giao thông (TNGT) dẫn đến chết người thì không được cho hưởng án treo. Vì thế, HĐXX chỉ có thể giảm cho Vũ 1 năm tù.
Trong một vụ TNGT khác, Lê Chính Tín bị TAND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, ngày 22/8 xử phạt 2 năm tù do không có giấy phép lái xe, thiếu quan sát khi rẽ trái, để yếm chắn gió phía trước bên phải xe máy đụng vào một người qua đường - nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Vụ TNGT khiến nạn nhân chết do chấn thương sọ não.
Đáng nói là nhiều vụ gây TNGT chết người, dù phía bị hại không có lỗi, bị cáo vẫn được hưởng án treo với lý do ăn năn hối lỗi, khắc phục hậu quả, gia đình nạn nhân có đơn bãi nại... Điển hình là vụ Đinh Quang Duy (SN 1983) uống rượu bia khi điều khiển xe, lái ô tô thiếu quan sát, không làm chủ tốc độ nên tông chết công nhân vệ sinh rồi bỏ chạy, cho đến khi người đi đường đuổi theo chặn đầu xe mới dừng lại.
Ngày 12/11, xét xử sơ thẩm, VKSND quận 1, TP HCM đề nghị xử phạt Duy 12-18 tháng tù cho hưởng án treo. TAND quận 1 đã tuyên phạt bị cáo này 18 tháng tù cho hưởng án treo. Mới đây, VKSND quận 1 lại có quyết định kháng nghị theo hướng tăng hình phạt với lý do khi xét xử sơ thẩm, TAND chưa xem xét kỹ các chứng cứ cũng như những tình tiết tăng nặng trong vụ án, khiến dư luận không thể hiểu nổi!
Trước đó, ngày 19/6, TAND huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên xử sơ thẩm cũng tuyên phạt Hồ Như Nam 15 tháng tù cho hưởng án treo. Nam là người điều khiển ô tô gây tai nạn với 1 người đi bộ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tương tự là trường hợp Phạm Xuân Thủy điều khiển ô tô 7 chỗ tránh vượt xe tải không bảo đảm an toàn tông chết 2 nữ sinh, dù TAND TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xác định lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo nhưng vẫn xử Thủy 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Nặng - nhẹ tùy tòa
Cuối năm 2012, Mai Bình điều khiển xe máy lấn sang bên trái để vượt ô tô chạy cùng chiều khi đi qua đoạn đường vòng, dốc rồi tông vào 1 xe máy chạy ngược chiều khiến 1 người chết ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Dù Bình từng có tiền sự, tiền án 2 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng, TAND huyện Sơn Hòa cũng chỉ xử phạt bị cáo này 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Sau đó, VKSND tỉnh Phú Yên kháng nghị, nhận định việc cho Bình hưởng án treo là không đúng quy định tại điều 60 BLHS và Nghị quyết 01/2007 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Ngày 1/8, TAND tỉnh Phú Yên xét xử phúc thẩm đã tuyên phạt Bình 9 tháng tù giam.
Nhiều vụ TNGT được đưa ra xét xử thời gian qua cho thấy việc tuyên phạt bị cáo mức án nặng hay nhẹ là tùy mỗi tòa. Ngày 7/3, Cao Huy Hoàng lái xe tải chuyển hướng sang làn đường dành cho ô tô con, xe máy và xe thô sơ để vượt, dẫn đến va chạm với xe máy của 2 nữ sinh viên đi cùng chiều phía trước khiến cả 2 tử vong. TAND quận Hải An, TP Hải Phòng ngày 9/8 tuyên phạt Hoàng 3 năm tù.
Trong khi đó, Nguyễn Văn Minh (ngụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) sử dụng giấy phép lái xe giả, điều khiển xe tải thiếu quan sát, đi không đúng phần đường gây TNGT làm chết 1 cháu nhỏ. VKSND huyện Hoài Nhơn đề nghị 12-15 tháng tù nhưng TAND huyện chỉ xử phạt Minh 9 tháng tù. Thế nhưng, cũng tại Hoài Nhơn, Nguyễn Tiến Vinh điều khiển xe đi không đúng phần đường tông chết 1 người, làm bị thương 1 người lại bị TAND huyện này xử phạt đến 7 năm tù. Sau khi Vinh kháng cáo, tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo này còn 3 năm tù.
Cũng gây TNGT làm chết 1 người nhưng Phạm Tiến Vinh (ngụ Hải Phòng) lại bị xử đến 4 năm tù. Không có giấy phép lái xe, Vinh điều khiển xe máy chở 2 người. Trên đường, gặp một xe khác chạy từ phía sau vượt lên bên phải, Vinh đánh tay lái sang trái để tránh nhưng do phóng nhanh, không làm chủ tốc độ nên va chạm với xe máy chạy ngược lại khiến 1 người đi cùng tử vong. Mới đây, ngày 27/11, TAND TP Hải Phòng xét xử phúc thẩm cũng tuyên y án Vinh 4 năm tù...
Áp dụng sai luật, phải chịu trách nhiệm Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn Luật sư TP HCM, thực tế gần đây cho thấy loại tội phạm "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nghiêm trọng. "Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. BLHS cũng đã quy định rõ về tội phạm, án treo, miễn trách nhiệm hình sự... Các cơ quan và những người tiến hành tố tụng phải tuân thủ tuyệt đối. Trong quá trình xử lý vụ án hình sự, người áp dụng sai pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - ông Trạch cho biết. Về việc VKSND TP Đà Lạt ra quyết định đình chỉ vụ án, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Nam Dương, ông Trạch cho rằng vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự, gây mất niềm tin của người dân vào pháp luật và chính quyền. Theo ông, người ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. K.Miên
Theo Tố Trâm
Giành con trước tòa Theo tòa, con cái không phải là tài sản riêng của ai nên sau khi ly hôn, vợ chồng không nên cố giành riêng cho mình khiến chúng thêm thiệt thòi, tổn thương. ảnh minh họa Chị Linh rưng rưng nước mắt khi nghe tòa hỏi lý do đòi thay đổi quyền trực tiếp chăm sóc con. Ngược dòng thời gian, chị kể...