Vừa ăn vừa nghịch, cậu bé vấp té bị cây đũa đâm xuyên họng đến sau gáy
Trong khi vừa ăn vừa đùa nghịch, đứa trẻ 2 tuổi ở Trung Quốc đã bị chiếc đũa dài 20 cm xóc vào cổ họng. Chiếc đũa đâm sâu đến mức bác sĩ có thể nhìn thấy đầu cây đũa nổi cộm dưới da ở phần sau gáy.
Cậu bé Lâm Lâm ở Trung Quốc bị cây đũa dài 20 cm đâm từ họng đến sau gáy nhưng vẫn may mắn sống sót – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cậu bé 2 tuổi có tên thường gọi ở nhà là Lâm Lâm. Vào ngày 29.11, cậu bé được bà cho một miếng táo để ăn nhẹ, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, Lâm Lâm lúc đó đang chơi đạp xe nên tay dơ. Bà của cậu bé đã dùng một cây đũa gỗ 20 cm đâm xuyên qua miếng táo rồi đưa cho Lâm Lâm. Cách này giúp cậu bé có thể ăn táo ngay mà không phải đi rửa tay.
Cậu bé vừa ăn táo, vừa đạp xe trong phòng với sự giám sát của bà. Nhưng khi bà không để ý, cậu bé đã đạp xe ra khỏi phòng, một tay vẫn còn cầm cây đũa có miếng táo bên trên.
Video đang HOT
Bỗng cậu bé bị mất thăng bằng rồi té xuống đất. Cây đũa dài 20 cm đã đâm thẳng vào cổ họng cậu bé, theo Modern Express .
Bé Lâm Lâm lập tức được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Nam Kinh ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Tại đây, các bác sĩ đã đưa cậu bé đi chụp X-quang. Ảnh chụp cho thấy chiếc đũa dài 20 cm đã đâm xuyên miệng qua đến sau gáy. Thậm chí, ở phần sau gáy, đầu cây đũa còn nổi cộm lên dưới da khi nhìn bằng mắt thường.
“Chiếc đũa không làm tổn thương thực quản và khí quản của cậu bé”, một bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Nam Kinh nói với phóng viên.
Tuy nhiên, ông cho biết nguy cơ vẫn có thể xảy ra khi phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật lấy cây đũa ra ngoài có thể làm tổn thương động mạch và các dây thần kinh ở đốt sống cổ, thậm chí đe dọa tính mạng.
Sau khi chẩn đoán, Lâm Lâm được đưa vào phẫu thuật khẩn cấp. May mắn là ca phẫu thuật diễn ra thành công. Bé Lâm Lâm được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi và đang dần hồi phục. Hiện tại, cậu bé đã có thể ăn uống bình thường trở lại.
Sau vụ việc của bé Lâm Lâm, các bác sĩ một lần nữa cảnh báo cha mẹ và người chăm sóc không nên để trẻ chơi những vật sắc nhọn, có thể xóc vào cổ họng như đũa, nhất là khi các bé đang ăn, theo Daily Mail .
Vỡ thận chỉ từ... một viên sỏi niệu quản
Thông tin từ Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam bị chấn thương thận do tai nạn sinh hoạt.
Các bác sĩ tiến hành mổ khẩn cấp cứu quả thận của bệnh nhân (Ảnh BVCC).
Bệnh nhân N.V.M. (sinh năm 1971) trong khi lao động leo giàn giáo đã không may bị ngã đập thắt lưng trái xuống nền đất cứng. Sau tai nạn, bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội vùng mạn sườn trái, được đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện 19-8 để kiểm tra.
Tại Khoa Cấp cứu, sau khi tiến hành thăm khám, chụp chiếu và thăm dò tổn thương, các bác sĩ phát hiện thận trái của bệnh nhân bị vỡ, nước tiểu từ bể thận thoát ra quanh thận. Bác sĩ trực chuyên khoa Ngoại Tiết niệu được mời hội chẩn khẩn cấp.
ThS.BS Nguyễn Trần Thành, bác sĩ trực tiếp hội chẩn cho biết: Trên hinh anh CT-scanner hệ tiêt niêu, thân trái của bệnh nhân có nhu mô giãn mong, chô mong nhât 1mm, day nhât chỉ 7mm, nươc tiêu thoat ra ngoài thân tao khối tụ dich lơn quanh thân kich thươc 15cm. Niệu quản trái đoạn trên giãn to, có 1 viên sỏi kích thước 16mm tắc nghẽn. Đây chính là nguyên nhân khiến thận bị ứ nước độ IV.
Hình ảnh chụp cắt lớp của bệnh nhân.
Theo người nhà, bệnh nhân đã phát hiện sỏi niệu quản từ cách 1 tháng, nhưng do sợ phẫu thuật nên đã về nhà uống thuốc nam của thầy lang, thấy đỡ đau nên chủ quan không đi tái khám.
Do khối tụ dịch lớn gây chèn ép, cộng thêm tình trạng ứ nước diễn tiến từ lâu, nguy cơ phải cắt bỏ thận trái rất lớn. Các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu lập tức triển khai mổ cấp cứu xử trí tổn thương.
Trong quá trinh phâu thuât, các phẫu thuật viên nhận định thân trái vơ phưc tạp cực trên; tuy nhiên nhu mô thân cưc trên và dươi con tôt, bởi vậy kip mô quyêt đinh sẽ khâu bảo tồn thận. Đồng thời, loại trừ căn nguyên gây ra tình trạng ứ nước là viên sỏi kẹt trong niệu quản và những viên sỏi rải rác trong thận.
Sau phẫu thuật 5 ngay, sức khỏe bệnh nhân diễn tiến tôt, quả thận trái được bảo tồn nguyên vẹn và đang trong quá trình hồi phục, các xet nghiêm chưc năng thận trơ lai binh thương.
Theo ThS.BS Mai Tiến Dũng, Phó Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, phẫu thuật viên chính cho ca mổ khuyến cáo: Chỉ từ 1 viên sỏi kẹt trong ống niệu quản không được xử trí hợp lý, quả thận của bệnh nhân suýt nữa đã phải cắt bỏ. Viên sỏi khiến nước tiểu không thể thoát xuống bàng quang, dẫn đến ứ nước thận, thận căng to, nhu mô mỏng và rất dễ tổn thương.
Do đó, người dân không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu cơn đau do sỏi tiết niệu không còn, vì viên sỏi có thể vẫn nằm tại vị trí tắc nghẽn. Người bệnh biết bản thân bị sỏi thận, sỏi niệu quản cần phải đến bệnh viện để được thăm khám chụp chiếu và đánh giá chính xác.
Cẩn trọng với tai nạn bỏng Trong thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn TPHCM liên tiếp nhận các trường hợp nhập viện do bỏng trong sinh hoạt và lao động. Các chuyên gia y tế cảnh báo, bỏng dù diện tích nhỏ nhưng cũng có thể gây ra tình trạng sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dẫn đến tử vong. Hơn nữa, thương tích do bỏng...