VỪA ĂN TÔM CÀNG ĐỂ QUA ĐÊM, CÔ GÁI BỖNG NGẤT LỊM, KHI ĐÃ BIẾT RÕ NGUYÊN NHÂN AI CŨNG PHẢI GIẬT MÌNH
Vừa ăn tôm càng để qua đêm xong, cô Trương bỗng lăn ra ngất lịm dần. Khi đã hiểu rõ nguyên nhân do cô bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến hôn mê, nhiều người đã không khỏi giật mình.
Theo chồng của cô Trương (30 tuổi ở Tô Châu, Trung Quốc) thuật lại, số tôm càng mà cô đã ăn dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng là do hôm trước gia đình không ăn hết nên đã dự trữ trong tủ lạnh. Ngày hôm sau, mặc dù đã cẩn thận hâm nóng tôm càng lại rồi mới ăn nhưng cô Trương vẫn bất ngờ bị ngộ độc. May mắn thay, do được đưa vào bệnh viện kịp thời, cô Trương đã thoát khỏi nguy hiểm và sức khỏe đang dần hồi phục.
Những thức ăn để qua đêm đều không tốt, đặc biệt là tôm, bởi nó có hàm lượng protein cao, vi khuẩn sẽ phát triển càng nhanh.
Sự việc này là một lời cảnh báo cho tất cả mọi người. Những thức ăn để qua đêm đều không tốt, đặc biệt là tôm, bởi nó có hàm lượng protein cao, vi khuẩn sẽ phát triển càng nhanh. Ngoài các vi khuẩn sinh sản ở trong tôm còn có nguy cơ ở cua, cá, và các thực phẩm thủy sản khác. Sau khi cất trữ thực phẩm quá lâu, protein sẽ bị biến chất sẽ gây bất lợi cho gan và thận. Vì vậy, hải sản tươi tốt nhất là nấu bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, thức ăn để qua đêm phải hết sức cẩn thận.
Đầu tôm bao gồm cả cơ quan bài tiết và các chất bài tiết. Và nếu môi trường sinh trưởng của tôm không tốt, đầu tôm sẽ bị nhiễm các vi khuẩn có trong môi trường nước rất nguy hiểm cho sức khỏe…
Còn một điểm đặc biệt trong câu chuyện ngộ độc của cô Trương chính là cô rất thích ăn đầu tôm càng. Bác sĩ cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất tỉnh của cô Trương.
Vậy, ăn đầu tôm càng để qua đêm nguy hiểm như thế nào?
Toàn thân của con tôm càng, ngoài phần ruột thì hầu như không có cơ quan nào khác và tất cả đều tập trung ở phần đầu. Đầu tôm bao gồm cả cơ quan bài tiết và các chất bài tiết. Và nếu môi trường sinh trưởng của tôm không tốt, đầu tôm sẽ bị nhiễm các vi khuẩn có trong môi trường nước. Chính vì vậy nên các chuyên gia cho rằng, đầu tôm là nơi mà hầu hết các độc tố được hấp thụ và tích lũy, nó cũng là một nơi rất dễ tích lũy mầm bệnh và ký sinh trùng.
Video đang HOT
Ngoài ra, đầu tôm còn là nơi có nguy cơ nhiễm độc các kim loại nặng như asen, cadmium và crôm…
Ngoài ra, đầu tôm còn là nơi có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong đầu của con tôm thường có những kim loại nặng như asen, cadmium, và crôm. Tuy nhiên, ăn tôm càng có dẫn đến bị nhiễm kim loại nặng hay không còn phụ thuộc vào lượng ăn vào mỗi tuần của mỗi người. Ví dụ, mỗi tuần hoặc mỗi tháng ăn một lần thì không có vấn đề gì, nhưng nếu vượt quá số lượng trên thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Với ruột tôm, các chuyên gia cho rằng khả năng gây nguy hiểm là rất thấp, hơn nữa sau khi nấu, vi khuẩn và kí sinh trùng đều bị chết do nhiệt độ cao. Nhưng ruột tôm không sạch cũng sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, không nên ăn vẫn là tốt nhất.
Theo các chuyên gia, những người như sau nên hạn chế ăn tôm càng, bạn nên lưu ý nhé!
- Những người mắc bệnh gút: Tôm càng chứa nhiều purine nên sẽ thúc đẩy bệnh gút nặng hơn. Nếu kết hợp ăn tôm với uống bia càng gây nguy hiểm hơn bởi hai thực phẩm này khi kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến tăng acid uric trong máu nhanh hơn.
- Những người bị dị ứng: Nếu có triệu chứng dị ứng hải sản bạn cũng không nên ăn tôm càng. Kết cấu protein của tôm đặc biệt rất dễ dẫn đến dị ứng, nghiêm trọng hơn có thể gây sốc, choáng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn cũng không thích hợp để ăn tôm vì đây là những loại bệnh hết sức nhạy cảm, khi cơ thể bị kích thích dẫn đến dị ứng sẽ gây co thắt phế quản…
- Những người mắc bệnh hô hấp: Đối với những bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn cũng không thích hợp để ăn tôm càng. Vì đây là những loại bệnh hết sức nhạy cảm, khi cơ thể bị kích thích dẫn đến dị ứng sẽ gây co thắt phế quản, sưng màng nhầy và tăng chất bài tiết, từ đó dẫn đến khoang phế quản hẹp lại, gây đường thở kém và khó thở, do đó gây ra viêm phế quản và hen suyễn càng nặng hơn.
Nhiều người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của món tôm càng luộc, nướng… nhưng hãy chú ý đến việc ăn tôm càng vì nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe đấy nhé!
Nguồn: Sina và tổng hợp
Ảnh: Internet
Theo www.bestie.vn
Bố mẹ có con trai lưu ý: Đưa con đi cắt bao quy đầu, bác sĩ cắt nhầm vào mạch máu khiến máu chảy không ngừng
Những chia sẻ của một bà mẹ về trải nghiệm kinh hoàng sau khi đưa con đi cắt bao quy đầu đang gây bão trên cộng đồng mạng và thu hút được vô vàn những ý kiến khác nhau.
Giống như nhiều bậc cha mẹ khác, một người mẹ đã phải phân vân rất nhiều sau khi có con trai về vấn đề có nên cắt bao quy đầu cho con hay không. Mặc dù đây là một quyết định cực kỳ cá nhân nhưng người mẹ này đã dũng cảm chia sẻ những gì đã xảy ra với con sau khi con trải qua quy trình này. Mặc dù cô ấy đã để ẩn danh, bài viết chia sẻ của cô nhanh chóng lan truyền như một lời cảnh báo và trở thành một đề tài bàn luận nóng.
Cậu bé được cắt bao quy đầu và không may xảy ra sai lầm nghiêm trọng.
Bà mẹ ẩn danh này chia sẻ rằng khi bác sĩ đưa con cô vào cắt bao quy đầu, hai vợ chồng được bảo ngồi đợi ở phòng chờ trong thời gian rất lâu. Và sau khi cuộc tiểu phẫu kết thúc, cậu bé được mang ra và quấn trong một chiếc chăn và được cho phép về nhà ngay.
Cô tiếp tục chia sẻ: " Khi về đến nhà và đưa con ra khỏi ghế ngồi trên xe, chúng tôi thấy máu loang ra khắp ghế và chăn của con. Ngay lập tức, chúng tôi mở chăn ra thì phát hiện ra máu chảy ra từ bỉm của con chảy xuống chân. Chúng tôi bỏ bỉm ra, người con dính đầy máu và máu vẫn tiếp tục chảy ra từ vùng kín". Quá hoảng loạn, hai vợ chồng thay bỉm khác cho con và ngay lập tức đưa con đến một bệnh viện khác. " Bác sĩ phát hiện ra rằng một mạch máu đã bị cắt trong khi thực hiện cắt bao quy đầu. Thời điểm con tôi thay 3 lần bỉm vì chảy quá nhiều máu và bị sốt 38 độ, con đã không còn tỉnh táo nữa", bà mẹ này cho biết. " Bác sĩ đã phải thử 5 lần trước khi tìm được mạch để cầm máu và nhận ra rằng cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu đã thậm chí không được hoàn thành hoặc thực hiện đúng cách".
Bác sĩ trước đó đã cắt nhầm một mạch máu dẫn đến việc máu chảy tràn lan.
Vị bác sĩ này sau đó đã gọi cho bệnh viện thực hiện cuộc tiểu phẫu và yêu cầu một người nào đó đến xem những gì họ đã làm với cậu bé. Người mẹ kể: " Cuối cùng con trai tôi phải hoàn thành cắt bao quy đầu và phải khâu 3 mũi ở đầu bộ phận kín... Tôi đã vô cùng thất vọng, giận dữ và hoang mang".
Cậu bé giờ đây phải chịu một vết sẹo vĩnh viễn ở bộ phận kín và đáng buồn thay cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai đứng ra chịu trách nhiệm cho tai nạn này.
Câu chuyện này nhanh chóng được lan truyền và gây bão trên các trang mạng xã hội. Rất nhiều bà mẹ đã bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ rằng họ cũng đã gặp phải những trường hợp tương tự: " Điều tương tự cũng đã xảy ra với con trai tôi 18 năm trước. Trên hết cái người được gọi là bác sĩ còn nói rằng họ không thể tìm thấy mạch để tiêm giảm đau", " Mỗi lần đọc bài này tôi lại khóc. Con trai đỡ đầu của tôi đã mất mạng vì xuất huyết sau khi cắt bao quy đầu".
Kéo theo đó có rất nhiều người cho rằng đây là những bằng chứng cho thấy các cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu như thế này nên bị cấm. Trong khi đó, những người khác lại nghĩ đây là quyết định cá nhân của mỗi bậc cha mẹ, và rằng các bậc cha mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ, suy xét cả những nguy hiểm có thể gặp phải nếu quyết định thực hiện.
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kì, việc cắt bao quy đầu có nhiều lợi ích hơn là những nguy hiểm. Rất nhiều cha mẹ chọn cắt bao quy đầu cho con trai họ để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa các vấn đề về bộ phận kín trong tương lai và thuận lợi trong vấn đề đi vệ sinh. Dù vậy, đây vẫn là một quyết định cá nhân của các bậc cha mẹ và không ai phải chịu chỉ trích vì quyết định làm điều mà họ tin là tốt cho con họ cả.
Còn theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ Lê Anh Dũng - Trưởng khoa Tiết niệu của Bệnh viện cho biết, hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý mà là hiện tượng sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà trong nhiều trường hợp là không cần can thiệp. BS Anh Dũng cho biết chỉ phải can thiệp trong trường hợp trẻ bị viêm và có vấn đề khi đi tiểu (tiểu khó, đi tiểu phải rặn, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia đái lệch, vẹo).
Nguồn: Mom
Theo Helino
6 loại thực phẩm đừng bao giờ cho vào lò vi sóng nếu không muốn ăn phải chất độc Lò vi sóng ngày càng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm nếu hâm nóng có thể gây bệnh. Lò vi sóng ngày càng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm mà bạn không nên hâm nóng...