Vụ xử Phạm Công Danh: Ngân hàng Xây dựng đòi bồi thường 6.126 tỷ đồng
Trong đại án Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng (CB – trước đây là VNCB) được xác định là bên bị thiệt hại. Đại diện ngân hàng này đã yêu cầu 3 ngân hàng cùng những người liên quan bồi thường thiệt hại này.
Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng” diễn ra sáng nay 18.1, luật sư đã đặt câu hỏi với đại diện CB căn cứ nào để ngân hàng này đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng, trong đó số tiền thiệt hại cụ thể bao nhiêu? Vị đại diện CB cho biết đó là nêu số tiền rút ra, bị thu hồi từ 3 ngân hàng là hơn 6.126 tỷ đồng. Ngân hàng tính toán thiệt hại dựa trên kết quả điều tra và truy tố của cơ quan điều tra. Và việc đòi bồi thường thiệt hại dựa vào hành vi vi phạm pháp luật. CB đề nghị xác định bồi thường của các cá nhân dựa theo hành vi vi phạm của các bị cáo và HĐXX sẽ quyết định mức bồi thường cụ thể.
Luật sư thắc mắc tại sao con số thiệt hại này không phải do CB xác định, mà dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng? Và tại sao trong đơn yêu cầu CB lại không liệt kê từng hạng mục để đi đến con số này? Vẫn vị đại diện CB trả lời đây không phải tranh chấp dân sự.
Đại diện CB cũng không trả lời chi tiết một số câu hỏi liên quan đến việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, mà cho biết sẽ trình bày trong phần tranh tụng.
Bị cáo Phạm Công Danh bị dẫn giải sau khi kết thúc phiên tòa.
Luật sư bảo vệ cho Sacombank tiếp tục đặt câu hỏi về số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng (theo CB) đã bao gồm 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ hay chưa, CB cho rằng không liên quan vì 4.500 tỷ đồng không phải khoản phải trả. Với Sacombank, đại diện CB cho biết Sacombank cần phải trả số tiền thiệt hại cho CB với 1.835 tỷ đồng. Tuy nhiên luật sư bảo vệ Sacombank dẫn lời bị cáo Phan Thành Mai, đoàn giám định NHNN cho rằng khoản vay tại Sacombank là hợp lệ, việc tất toán khoản nợ 6 công ty bằng tiền gửi cầm cố là hợp lệ. Đại diện CB cho rằng đã có trong chứng cứ vụ án, luật sư có thể xem và tham khảo thẩm vấn tại tòa, chứ không phụ thuộc chứng cứ đơn lẻ nào cả. Vấn đề chi tiết đại diện CB sẽ trình bày trong phần tranh tụng tại tòa.
Trước đó trong phiên xử chiều 17.1, đại diện CB đã trình bày đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ngân hàng này trước HĐXX. Theo đơn, CB được cơ quan tố tụng xác định là bên bị thiệt hại trong vụ án hình sự “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 ngân hàng: VNCB, Sacombank, TPBank, BIDV. Tổng số thiệt hại theo cáo trạng của VKS là hơn 6.126 tỷ đồng. Số tiền này là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật mà ba ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của CB và các công ty. Do đó Ngân hàng Xây dựng yêu cầu Sacombank, TPBank, BIDV phải trả cho ngân hàng số tiền này. Bên cạnh đó CBBank cũng yêu cầu các công ty và cá nhân có liên quan trong vụ án, kể cả 140 cá nhân được nhắc đến trong cáo trạng nhưng chưa bị xử lý hình sự có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường một phần số tiền này tùy theo mức độ.
Video đang HOT
Phiên tòa tạm nghỉ trước khi bước vào phần tranh tụng vào sáng thứ hai 22.1.
Theo Danviet
Các sếp ngân hàng giúp ông Danh rút hàng nghìn tỷ từ VNCB
Hai sếp của TPBank, BIDV bị cáo buộc cho vay sai quy định, giới thiệu ông Danh mượn pháp nhân 6 công ty gián tiếp rút tiền của VNCB.
Liên quan hành vi sai phạm của ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB) trong việc gây thất thoát 6.000 tỷ đồng (trong tổng số 15.000 tỷ đồng), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) vừa bắt giam ông Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Sacombank) và 15 người là cựu cán bộ các ngân hàng TPBank, BIDV, giám đốc các công ty... về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ít nhất 9 người khác bị điều tra về cùng cáo buộc.
Ngoài việc thông qua mối quan hệ với ông Trầm Bê vay tiền của Sacombank, khoảng tháng 5/2013, để đối phó với tình trạng thiếu trước hụt sau trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, ông Danh tiếp tục chỉ đạo cấp dưới tìm cách rút tiền ra khỏi nhà băng này chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh và công ty do mình lập, để chi chăm sóc khách hàng, tăng vốn đầu tư.
Vì các công ty này đã đứng tên vay ngân hàng, không thể mang đi vay tiếp, ông Danh chỉ đạo Tổng giám đốc VNCB - Phan Thành Mai gặp Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt), mượn pháp nhân các công ty để vay tiền Ngân hàng TPBank. Tiền vay được dùng mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh để hợp thức hóa việc chuyển tiền cho ông Danh (dù tập đoàn này không đủ điều kiện phát hành trái phiếu) và VNCB sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay.
Ngoài việc dùng các công ty của mình, ông Hà nhiều lần trao đổi với Đặng Thị Bích Thủy, Đinh Việt Cường (Giám đốc, phó Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp TPBank) cùng tìm các doanh nghiệp đứng ra giúp ông Danh vay tiền TPBank, sẽ được VNCB đảm bảo bằng khoản tiền gửi tại ngân hàng này.
Ông Hà giới thiệu 5 công ty, Thủy và Cường giới thiệu 6 công ty đứng ra vay tiền TPBank. Trong đó, có các công ty do Thủy chỉ đạo nhân viên đứng tên hoặc người nhà của nhân viên làm giám đốc.
Ông Danh làm thua lỗ tổng cộng 15.000 tỷ đồng. Ảnh: Hải Duyên.
Cơ quan điều tra xác định, Cường và Thủy sau đó chỉ đạo cấp dưới là các chuyên viên khách hàng của TPBank nhận hồ sơ pháp lý của 11 công ty xin vay vốn chuyển cho VNCB làm thủ tục bảo lãnh mua trái phiếu. Các lãnh đạo và nhân viên Phòng kinh doanh của TPBank khi xem xét hồ sơ đã không đánh giá năng lực tài chính mà chỉ đánh giá là phương án kinh doanh có hiệu quả, có tài sản đảm bảo.
Không xem xét tính pháp lý của trái phiếu do Tập đoàn Thiên Thanh phát hành, Ủy ban tín dụng TPBank vẫn đồng ý phê duyệt cho 11 công ty vay hơn 1.666 tỷ đồng. Các hợp đồng mua bán, cầm cố, bảo lãnh đều được VNCB ký đóng dấu sẵn, nhân viên của TPBank thông báo cho đại diện các công ty đến ký. Đại diện những công ty này hoàn toàn không liên quan hay đàm phán gì với VNCB.
Để đảm bảo cho những khoản vay này, VNCB đã phải chuyển cho TPBank hơn 1.700 tỷ đồng. Sau khi được TPBank giải ngân, 11 công ty này đã chuyển vào tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung 1.600 tỷ đồng và ông Danh chỉ đạo rút ra sử dụng. Còn hơn 66 tỷ đồng Công ty quản lý quỹ Lộc Việt sử dụng.
TPBank sau đó đã xử lý tài sản bảo đảm của VNCB để thu hồi toàn bộ số nợ cho 11 công ty vay, nên không có thiệt hại. Tuy nhiên, hành vi của các lãnh đạo và nhân viên kinh doanh của TPBank được cơ quan điều tra xác định là vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, giúp cho ông Danh rút tiền của VNCB và gây thiệt hại 1.740 tỷ đồng không còn khả năng thu hồi.
Cũng trong thời gian này, ông Danh tìm gặp lãnh đạo BIDV gồm ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang (hai phó Tổng giám đốc phụ trách Ban khách hàng doanh nghiệp và phụ trách ban quản lý rủi ro) tại Hà Nội đặt vấn đề vay tiền để tăng vốn điều lệ. Ông Danh lấy lý do "có 12 doanh nghiệp là khách hàng của VNCB muốn vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng". Do VNCB trong thời gian tái cơ cấu không có khả năng cho vay nên ông giới thiệu sang BIDV.
Thực chất, đây là các công ty do ông Danh lập ra, thuê nhân viên của mình đứng tên làm giám đốc. Do được ông Danh cam kết đảm bảo các khoản vay bằng tiền của VNCB gửi tại nhà băng này nên lãnh đạo BIDV duyệt chủ trương cho vay. Ông Danh sau đó chỉ đạo cấp dưới mỗi người một khâu, lập khống hồ sơ vay vốn gồm: báo cáo tài chính, phương án kinh doanh, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giấy đề nghị vay vốn... để nộp cho BIDV.
Dù các công ty không hoạt động kinh doanh, song theo chỉ đạo của Danh, hồ sơ vay đều thể hiện mỗi công ty đều có từ 35 đến 70 lao động chính đang ký kết các hợp đồng thi công giá trị trên 1.000 tỷ đồng...
Tin tưởng ông Danh, lãnh đạo BIDV đã chấp nhận cho vay và ra chủ trương giải ngân trước bổ sung hồ sơ sau. Tuy nhiên, sau khi giải ngân 4.700 tỷ đồng, BIDV yêu cầu bổ sung hồ sơ, hóa đơn chứng minh hoạt động mua bán để kiểm tra việc sử dụng vốn nhưng các công ty này không cung cấp. Do đó, BIDV đã thu hồi nợ trước thời hạn.
Ông Sáng và các lãnh đạo của BIDV khai không biết, không quan hệ hay gặp gỡ giám đốc 12 công ty đứng tên vay. Chỉ biết các công ty là khách hàng của VNCB giới thiệu. Các tờ trình, quyết định phê duyệt của hội sở chỉ là chấp thuận về chủ trương còn giao thẩm quyền cho các chi nhánh tiếp nhận và cho vay theo quy trình. Giám đốc và nhân viên các chi nhánh cho rằng, việc giải ngân là do có thư giới thiệu của VNCB, chủ trương của hội sở... đồng thời tải sản đảm bảo 100% khoản vay nên cho vay.
Cơ quan điều tra xác định các cá nhân của BIDV đã sai phạm trong việc cho các công ty của ông Danh vay, chỉ kiểm tra, thẩm định đánh giả tính hiệu quả của phương án kinh doanh dựa trên hồ sơ khống mà ông Danh và đồng phạm tạo lập. Sai phạm của lãnh đạo và nhân viên BIDV không gây thiệt hại cho nhà băng nhưng gián tiếp giúp cho Danh rút tiền của VNCB và gây thiệt hại hơn 2.550 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đầu điều tra về sai phạm trong quá trình tái cơ cấu VNCB, hồi đầu năm TAND Cấp cao tại TP HCM đã xử phúc thẩm, tuyên y án 30 năm tù đối với ông Danh cùng 35 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Toà buộc các bị cáo liên đới nộp lại hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng.
Cục Thi hành án TP HCM đã thu hồi được hơn 5.000 tỷ đồng.
Đến đầu tháng 7, ông Danh và đồng phạm tiếp tục bị đề nghị truy tố do gây thiệt hại thêm 6.000 tỷ đồng cho VNCB.
Hải Duyên
Theo VNE
Lập riêng tổ thi hành vụ án Phạm Công Danh Đây là thông tin do ông Vũ Quốc Doanh - Quyền Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ quý 2 của Cục Thi hành án Dân sự TP. Bị cáo Phạm Công Danh - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP Theo ông Doanh, mới đây Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã có đơn yêu cầu thi...