Vụ xử ông Đinh La Thăng liệu có bất thường như vụ Hà Văn Thắm?
Sáng nay (19.3), TAND TP. Hà Nội bắt đầu mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm. Đây là vụ án liên quan đến việc PVN góp vốn và mất vốn tại OceanBank. Liệu quá trình xét xử vụ án này có xảy ra sự bất thường như khi xét xử đại án OceanBank cách đây một năm?
Ông Đinh La Thăng trong lần hầu tòa tháng 1.2018 (ảnh TTXVN).
Cách đây đúng một năm (tháng 3.2017), TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ đại án OceanBank với bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm, ngay ngày đầu tiên đã xảy ra sự bất thường. Đó là một bị cáo trong vụ án bị bệnh hiểm nghèo đang phải điều trị không tham dự phiên tòa được. HĐXX đã phải tạm đình chỉ vụ án với bị cáo này để xử lý sau.
Tiếp đến, trong quá trình xét hỏi với các bị cáo thấy xuất hiện những tình tiết chưa được làm rõ, HĐXX đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Từ kết quả điều tra bổ sung, có người bị truy tố thêm tội, có những người bị thay đổi tội danh có mức án nặng hơn.
Đến cuối tháng 8.2017, vụ án Hà Văn Thắm được TAND TP. Hà Nội xét xử trở lại, cũng trong ngày đầu tiên có đến 3 bị cáo có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khỏe, đang phải điều trị. Đáng chú ý, trong quá trình diễn ra phiên tòa, Cơ quan điều tra – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng để điều tra về hành vi sai phạm liên quan đến OceanBank. Tiếp sau đó Cơ quan điều tra còn khởi tố 3 vụ án hình sự khác để điều tra.
Video đang HOT
Có thể nói, đối với những vụ án có tính chất phức tạp, khi xét xử yếu tố bất ngờ có thể xảy ra. Chưa rõ phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm có xảy ra yếu tố bất thường không. Cách đây hơn 2 tháng, trong phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm liên quan đến sai phạm khi triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, mọi việc diễn ra bình thường. Tại phiên tòa đó, có một số luật sư bận tham gia bào chữa cả vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm trong TP. HCM. Tuy nhiên Hội đồng xét xử của TAND TP. Hà Nội cũng đã tạo điều kiện để các luật sư tham gia cả trong hai vụ án.
Trong vụ án xử ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV của PVN vì sai phạm trong việc PVN góp vốn và làm mất vốn tại OceanBank có 7 bị cáo. Tất cả cùng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, trong số 7 bị cáo có 3 người được hưởng tại ngoại. Những người này tự đến phiên tòa theo giấy triệu tập, còn 4 bị cáo đang bị tạm giam, trong đó có ông Đinh La Thăng.
Chủ tọa xử phiên tòa này là thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu. Nữ thẩm phán này từng là chủ tọa phiên tòa xử các bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà vừa kết thúc ít ngày trước đó. Năm trước, thẩm phán Thu cũng là chủ tọa một phiên tòa rất được dư luận chú ý. Đó là phiên xử cựu đại biểu Quốc hội Châu Thi Thu Nga và đồng phạm.
Trong vụ án này ông Đinh La Thăng có 5 luật sư bào chữa, trong đó có 3 luật sư đã từng bào chữa cho ông trong vụ án xử tháng 1.2018. Tại phiên tòa đó, ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bồi thường 30 tỷ đồng. Sau đó ông Đinh La Thăng có đơn kháng cáo bản án này.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, sau khi PVN không được thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt, bị cáo Đinh La Thăng khi đó với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Xuân Sơn làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn, trong đó có Oceanbank.Thực hiện chủ trương góp vốn vào tổ chức tín dụng, tháng 9.2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) đã trao đổi, bàn bạc và thống nhất về việc PVN góp vốn để trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank.Thực hiện thỏa thuận, PVN đã nhiều lần góp vốn với tổng số tiền lên đến 800 tỷ đồng vào OceanBank. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng này của PVN đã bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng.Hành vi của ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong việc góp vốn trên được xác định là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Danviet
10 ngày xử vụ Đinh La Thăng: Kết quả quan trọng nào đã đạt được?
Phiên tòa sơ thẩm vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã trải qua 10 ngày xét xử, hiện Tòa đang nghị án, sẽ tuyên vào sáng 22.1. Dù chưa có bản án nhưng từ diễn biến phiên tòa đã đem lại những điều rất quan trọng.
Bị cáo Đinh La Thăng nói lời sau cùng tại Tòa. (Ảnh TTXVN)
Trong vụ án này có 22 bị cáo, nhóm thứ nhất gồm ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và 11 người bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (án kinh tế); nhóm thứ hai gồm 8 người bị truy tố về tội Tham ô tài sản (án tham nhũng); riêng Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng GĐ của PVC bị truy tố cả hai tội danh nêu trên.
Đối với phần tội Tham ô tài sản, đến nay tất cả các bị cáo đã nộp đủ hơn 13 tỷ đồng số tiền đã chiếm đoạt. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, được xác định là chủ mưu trong việc lập hồ sơ khống để rút tiền Nhà nước. Dù tại phiên tòa không thừa nhận hành vi nhưng bị cáo vẫn tác động để gia đình nộp khắc phục 4 tỷ đồng, bằng đúng số tiền cáo trạng nêu. Như vậy tài sản tham nhũng trong vụ án này đã được thu hồi lại cho Nhà nước. Đây là điều xã hội đang rất mong đợi, trong xử lý tội phạm tham nhũng, điều quan trọng là phải thu hồi được tài sản.
Đối với tội Cố ý làm trái, thiệt hại được xác định gần 120 tỷ đồng. Đến nay dù chưa có phán quyết việc ông Đinh La Thăng và 13 bị cáo phải liên đới bồi thường như thế nào nhưng đã có bị cáo nộp tiền khắc phục. Đó là trường hợp bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng GĐ của PVN. Bị cáo này nhờ gia đình nộp 2 tỷ đồng.
Ngoài vấn đề liên quan đến tài sản, có thể nói một điều rất quan trọng khác đã đạt được trong vụ án này, đó là qua phiên tòa, những người làm sai đã nhận ra lỗi lầm. Dù cái sai đó có xuất phát từ lý do chủ quan, thiếu kiểm tra, xem xét hay thực hiện chỉ đạo của cấp trên không tìm hiểu đúng sai hoặc vì lý do khác, nhưng hầu hết các bị cáo đều có chung nhận thức rằng việc làm sai đã xảy ra hậu quả và phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó.
Trường hợp Trịnh Xuân Thanh sau khi phạm tội đã từng bỏ trốn, đứng trước Tòa dù không thừa nhận hành vi nhưng khi nói lời sau cùng, bị cáo đã bật khóc và nói hối hận. Bị cáo đã xin lỗi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, xin lỗi Nhân dân về những gì đã xảy ra.
Nhiều bị cáo là người từng giữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp Nhà nước đã khóc khi nói lời sau cùng. Họ nghẹn giọng nói về lỗi lầm và xin HĐXX cho hưởng lượng khoan hồng để sớm được trở về, có cơ hội làm lại, trở thành người có ích.
Bị cáo Đinh La Thăng trong phần tự bào chữa và nói lời sau cùng có nhắc đến câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc xử lý cán bộ vi phạm cốt để họ nhận ra sai lầm và sửa chữa, cốt để tiến bộ, để trưởng thành. Nhưng bị cáo cũng nhìn nhận, sau phiên tòa này, ông còn bị truy tố ở một phiên tòa khác, chắc không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục.
Có thể đúng như lời ông Đinh La Thăng nói, bản thân ông không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục nhưng câu nói này của ông, một người từng là cán bộ cấp cao nhiều năm, có thể sẽ giúp cho những cán bộ ít nhiều trót nhúng chàm tỉnh ngộ, sớm khắc phục, sửa chữa.
Trong xu thế chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt như hiện nay, cán bộ lãnh đạo nào có biểu hiện "lợi ích nhóm", chuyên quyền, tham nhũng, tiêu cực, cố ý làm sai sớm muộn cũng sẽ bị phát hiện. Ai để sai phạm kéo dài, không sớm tự gột rửa, cơ hội khắc phục, sửa chữa cũng sẽ không còn. Khi đã sa chân sẽ thấm thía hai chữ "tự do" như lời ông Đinh La Thăng tại Tòa.
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 6 khóa XII (tháng 10.2017), sau khi nói về việc kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Đề nghị từng đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư và mọi cán bộ, Đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa). Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân".
Theo Danviet
Vụ xử ông Đinh La Thăng: Triệu tập đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Sáng nay (19.3), trong phần thủ tục phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, sau khi nghe ý kiến của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã vào hội ý. Bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm tại tòa (ảnh PV). Sau khi hội ý, Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân...