Vụ xô xát tại bến tàu du lịch vịnh Hạ Long: Đình chỉ hoạt động của Thuyền trưởng
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hạ Long đã đề nghị Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Ninh không cho phép thuyền trưởng Vũ Mạnh Tuấn của tàu du lịch Bến Hải 18 QN-2489 có tên trong danh bạ thuyền viên.
Một thuyền trưởng và một thuyền viên của hai tàu du lịch trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã bị xử lý hành chính, không cho phép làm việc trên các tàu du lịch hoạt động trên vịnh vì đã có hành vi đánh nhau, làm xấu hình ảnh văn minh, lịch sự của thành phố du lịch Hạ Long.
Trước đó, khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 9/7, tại bến cầu tàu Hang Đầu Gỗ (vịnh Hạ Long) đã xảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa Vũ Mạnh Tuấn (sinh năm 1993, thuyền trưởng tàu du lịch Bến Hải 18 QN-2489) với Tô Văn Khánh (sinh năm 1977, thuyền viên tàu Image QN-6709).
Căn cứ Báo cáo số 1027/BC-CATP ngày 2/8/2018 của Công an thành phố Hạ Long “về việc xử lý hai thuyền viên tàu du lịch QN-6709 và QN-2489″, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hạ Long đã đề nghị Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Ninh không cho phép thuyền trưởng Vũ Mạnh Tuấn của tàu du lịch Bến Hải 18 QN-2489 có tên trong danh bạ thuyền viên, người làm việc trên các tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long 6 tháng kể từ ngày 8/8.
Ngoài ra, thuyền trưởng Tuấn còn bị Công an phường Tuần Châu (thành phố Hạ Long) xử phạt hành chính với số tiền 750 ngàn đồng vì hành vi đánh nhau, tàng trữ vũ khí thô sơ (loại dao bầu băng kim loại dài khoảng 80cm) và có hành vi gây hấn trước (nhảy sang tàu Image QN-6709 để tấn công thuyền viên Tô Văn Khánh).
Đối với Tô Văn Khánh – thuyền viên tàu du lịch Image QN-6709 cũng bị Cơ quan Công an xử phạt hành chính với số tiền 750 ngàn đồng vì hành vi đánh nhau; bị đình chỉ hoạt động trên vịnh Hạ Long 3 tháng kể từ ngày 8/8.
Video đang HOT
UBND thành phố Hạ Long đề nghị Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu thu hồi thẻ ra/vào Cảng đối với Vũ Mạnh Tuấn và Tô Văn Khánh trong thời gian trên. Đồng thời, yêu cầu ông Vũ Đình Giang (chủ sở hữu tàu Bến Hải 18 QN-2489) và Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch quốc tế Minh Hằng (chủ sở hữu tàu Image QN-6709) tuyên truyền, nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm túc Bộ Quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”; báo cáo kết quả xử lý người lao động vi phạm nêu trên về UBND thành phố trước ngày 15/8./.
Theo Văn Đức/TTXVN
Bỏ ngỏ kiểm soát du thuyền tiền tỉ ở vịnh Hạ Long
Chi hàng tỉ đồng mua những chiếc ca nô, nhiều chiếc trông như du thuyền, nhưng nhiều "đại gia" đất mỏ Quảng Ninh lại không đăng kiểm và thiếu cả chứng chỉ điều khiển mà vẫn "rong chơi" ở vịnh Hạ Long.
Du thuyền đỗ dọc đường bao biển P.Hồng Hà, TP.Hạ Long, Quảng Ninh ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU
Thú chơi mới của các đại gia
Gần đây, bên con đường bao biển thuộc P.Hồng Hà (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) có nhiều phương tiện đường thủy khá đẹp neo đậu, một số trông giống những chiếc ca nô cao cấp, một số giống các du thuyền. Đó là "đồ chơi" của các đại gia đất mỏ có biệt thự xây trên bờ. Nhiều người dân và cả một số cơ quan quản lý ở Quảng Ninh gọi những phương tiện này là du thuyền, như cách gọi các tàu du lịch chở khách đi thăm vịnh.
Anh N.N.T, một đại gia trong lĩnh vực xây dựng tại Quảng Ninh, cũng tậu một chiếc du thuyềntrị giá hơn 5 tỉ đồng màu trắng, neo đậu tại khu bến cá P.Hồng Hà. Anh T. cho biết đã mua "đồ chơi" này từ hồi đầu năm 2017. "Từ khi có du thuyền tôi thấy rất thú vị, nhiều khi có chuyện buồn phiền thì chạy vài vòng ngắm vịnh Hạ Long hoặc cuối tuần chở gia đình đến các đảo đá để có không gian riêng tư", anh T. nói và cho biết tiền dầu cho một chuyến đi 6 - 8 giờ khoảng 3 - 5 triệu đồng.
Anh N.C.H tự tay lái chiếc du thuyền trên vịnh Hạ Long
Mới chơi du thuyền gần 1 năm nay, anh N.C.H, một doanh nhân chuyên kinh doanh bất động sản tại TP.Hạ Long, cho hay việc lái du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đang trở thành thú chơi mới của các đại gia đất mỏ. Có gia đình dùng du thuyền để đi ngắm cảnh, tắm biển nhưng cũng có người sử dụng làm phương tiện mời đối tác đi thăm vịnh Hạ Long.
Không đăng ký, thiếu chứng chỉ điều khiển
Hầu như hiện nay người chơi du thuyền đều tự học lái là chính, hiếm có người có giấy phép điều khiển, bến neo đậu cũng chưa có. Mọi người phải tự tìm nơi kín gió để neo lại rồi thuê người trông coi
Anh N.C.H, chủ nhân một chiếc du thuyền
"Hầu như hiện nay người chơi du thuyền đều tự học lái là chính, hiếm có người có giấy phép điều khiển, bến neo đậu cũng chưa có. Mọi người phải tự tìm nơi kín gió để neo lại rồi thuê người trông coi", anh N.C.H cho biết và kể chính mình đã bị mấy lần hú vía khi gặp vấn đề trên biển. "Cách đây nửa tháng, "đồ chơi" tôi bị chết máy và trôi tự do gần 1 tiếng trên vịnh rồi mới nhờ được thuyền ra kéo về", anh H. kể.
Theo điều tra của Công an tỉnh Quảng Ninh, hiện nay trên địa bàn tỉnh này có hơn 60 phương tiện thủy cá nhân, với công suất từ 40 - 600 CV do người dân tự mua, trong đó có khoảng 15 chiếc đắt tiền, với trị giá hàng chục tỉ đồng mỗi chiếc, có thể gọi là du thuyền thật sự. Các phương tiện này tập trung tại TP.Hạ Long, TP.Cẩm Phả và H.Vân Đồn. Đây là "đồ chơi" của các cá nhân có điều kiện về kinh tế, chủ yếu để giải trí và chưa phát hiện trường hợp nào mua để kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã phát hiện một số trường hợp mua theo đường nhập lậu, chưa có đăng ký đăng kiểm và hầu hết người điều khiển không có chứng chỉ phù hợp.
Trả lời Thanh Niên, đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết cơ quan quản lý nhà nước chưa theo kịp với sự phát triển của phương tiện này. "Đây là phương tiện cá nhân, họ có thể xuất phát từ đâu cũng không phải trình báo cơ quan chức năng. Vì thế, chỉ khi lực lượng CSGT đường thủy kiểm tra thì họ mới phải xuất trình giấy tờ", ông Quyên nói.
Một du thuyền hàng chục tỉ đồng đang neo đậu tại TP.Hạ Long
Ông Vũ Văn Hợp, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết trong khi tỉnh Quảng Ninh có chủ trương giảm lượng tàu tham quan trên vịnh Hạ Long thì lại xuất hiện ca nô, du thuyền. Loại hình phương tiện này cũng đặt ra bài toán quản lý, sao cho vừa đảm bảo an toàn giao thông trên biển, vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
Theo ông Hợp, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ yêu cầu các địa phương và cơ quan chức năng rà soát và có hình thức, biện pháp quản lý du thuyền, ca nô cá nhân. "Quảng Ninh đang xây dựng một bến du thuyền ở khu du lịch Bãi Cháy. Trước mắt, khi bến xây xong, chúng tôi sẽ yêu cầu các phương tiện này về đấy neo đậu, vừa để đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo mỹ quan, lại tiện cho việc quản lý", ông Hợp nói.
Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2018 đến nay, đơn vị này đã xử phạt 18 trường hợp, phạt tiền 20 triệu đồng đối với các loại phương tiện kể trên, chủ yếu là các trường hợp người lái không có chứng chỉ điều khiển.
Theo TNO
Chìm tàu du lịch tại cảng tàu Tuần Châu Trong khi đang neo đậu tại âu tàu, một tàu du lịch bất ngờ bị chìm. Chủ tàu cùng lực lượng chức năng đang trục vớt con tàu bị chìm (ảnh CTV) Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khoảng 4h sáng nay (31/7), tàu du lịch số hiệu QN-6419 trong khi đang neo đậu tại âu tàu thuộc Cảng tàu...