Vụ “xẻ thịt” đê biển: Chính quyền xã thừa nhận sai phạm
Chính quyền xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thừa nhận tổ chức cấp bán cát sai thẩm quyền khiến dải cát ven biển vốn như con đê vững chãi bị “xẻ thịt” trầm trọng.
Sau bài phản ánh về tình trạng khai thác cát bừa bãi tại dải cát vốn được coi là đê biển che chở hàng trăm hộ dân hai xóm Phú Thượng, Phú Long (xã Kỳ Phú), PV Dân trí đã có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Kỳ Phú để làm rõ sự việc.
Nhiều xe công nông, ô tô trong cơn lốc xẻo thịt đê biển Kỳ Phú (ảnh: Văn Dũng)
Bí thư Đảng ủy Nguyễn Minh Giáp và Chủ tịch UBND xã Trần Thanh Hải đã thừa nhận việc chính quyền xã Kỳ Phú tổ chức cấp bán cát trái phép để tạo nguồn thu là sai thẩm quyền. Tuy nhiên ông Hải phân trần, người dân trên địa bàn có nhu cầu, địa phương có cát mà dân lại phải lặn lội đi mua chỗ khác thì quá vất vả, tốn kém. Thực tế qua các cuộc họp, người dân cũng đã có ý kiến đề nghị chính quyền cho khai thác cát phục vụ xây dựng.
Bí thư, Chủ tịch xã Kỳ Phú trong buổi làm việc với PV Dân trí
Sáng ngày 7/5, trao đổi với Dân trí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, sẽ chỉ đạo các cơ quan chức trách vào cuộc, xử lý dứt điểm chuyện cấp bán cát trái phép tại xã Kỳ Phú.
Khẳng định không có tiêu cực trong việc tổ chức bán cát cho người dân, tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú thừa nhận, đã có một số lượng cát bị tuồn ra bên ngoài xã do một số hộ dân lợi dụng chủ trương của xã, thu gom rồi bán ra ngoài địa bàn.
Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú cam kết sẽ cho dừng ngay việc tổ chức bán cát tại hai thôn nói trên; đồng thời sẽ có báo cáo bằng văn bản với UBND huyện Kỳ Anh về việc này.
UBND huyện Kỳ Anh vào cuộc
Liên quan đến vụ việc, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Kỳ Anh, ông Phạm Huy Tường, cho biết, phòng đã cử cán bộ chuyên trách trực tiếp có mặt tại xã Kỳ Phú để nắm tình hình. Ông Tường thừa nhận, thực trạng chính quyền xã Kỳ Phú tổ chức cấp bán cát gây sạt lở bờ biển, khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng như Dân trí phản ánh là đúng. Việc xã tổ chức cấp bán cát không thông qua huyện, không được tỉnh cấp phép là sai thẩm quyền.
Video đang HOT
Theo ông Tường, việc này xã không báo cáo, trong khi cán bộ chuyên trách của phòng chỉ có 7 người, không thể nắm hết tình hình ở các địa phương. Vì vậy thực trạng này phòng không hề biết.
Ông Tường cho hay, ngoài việc yêu cầu chính quyền xã Kỳ Phú dừng ngay việc bán cát cho người dân khai thác, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện sẽ tham mưu cho UBND huyện Kỳ Anh xử lý sai phạm này. “Trước mắt chúng tôi sẽ có yêu cầu UBND xã Kỳ Phú có báo cáo bằng văn bản giải trình chủ trương cấp bán cát trải phép. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xem xét, tham mưu cho UBND huyện xử lý” – ông Tường nói.
Xe chở nhóm phóng viên đi tác nghiệp suýt trôi ra biển Sáng 9/5, một nhóm phóng viên của các báo Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Báo Hà Tĩnh đã về xã Kỳ Phú tìm hiểu sự việc. Khi chạy xe dọc bãi biển để ghi hình, bỗng hai bánh trước của chiếc xe 4 chỗ chở nhóm phóng viên khựng lại, dần dần lún xuống. Đúng lúc thủy triều bắt đầu dâng lên, sóng biển xô tràn khỏa hết cả bốn bánh xe. Sóng biển càng dâng cao xe càng lún sâu xuống, xe nghiêng hướng ra biển.
Mnhóm người dân, cán bộ xã Kỳ Phú, và cán bộ biên phòng đang cố sức đưa xe lên khỏi bờ. Xe bị sa lầy từ lúc 9h sáng, dù được người dân xã Kỳ Phú, cán bộ ủy ban xã, trường tiểu học và trung học cơ sở Kỳ Phú, lực lượng bộ đội Biên phòng trên địa bàn hỗ trợ, nhưng chiếc xe vẫn không được giải cứu. Một số xe cơ giới của các đơn vị thi công từ thị trấn Kỳ Anh được điều ra ứng cứu nhưng đã không thể tiếp cận được vị trí chiếc xe 4 chổ gặp nạn. Giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” ấy, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú Trần Khánh Hải đã phải cho đánh kẻng, dùng loa phóng thanh thông báo huy động toàn bộ nhân dân từ các lực lượng trong xã, nhờ thêm sự hỗ trợ của nhiều chiến sỹ bộ đội Biên phòng tập trung cứu xe. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, chiếc xe gặp nạn đã được kéo lên bờ. Theo nhận định, chính sự khai thác cát bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở cát bờ biển nói trên.
Theo Dantri
Hãi hùng nhìn đê biển bị "xẻ thịt" không thương tiếc
Cả dải cát ven biển dài hơn 1km và cao hơn chục mét bao đời nay che chở cho hàng ngàn hộ dân trước mọi biến cố của thiên nhiên, đang bị chính quyền xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) "xẻ thịt" một cách không thương tiếc.
Chiều 2/5, từ đơn khẩn cầu của đông đảo người dân Kỳ Phú, trong đó có rất nhiều người là cán bộ xã, cán bộ hai xóm Phú Thượng, Phú Long, nhóm PV Dân trí đã có mặt tại địa phương này để tìm hiêu sự viêc.
3h chiều, đúng như phản ánh, dải cát cao, dài hơn 1km chạy dọc bãi biển của hai xóm Phú Thượng và Phú Long (xã Kỳ Phú) đông nghịt người dân khai thác cát. Tiếng gầm rú của hàng chục chiếc xe ô tô, công nông và vô số xe bò ào ạt chở cát ra khỏi địa bàn khiến con đê tự nhiên như một đại công trường.
Clip công trường "xẻo thịt" tuyến đê biển tự nhiên ở xóm Phú Thượng, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Có khoảng 30 xe ô tô, công nông của xã Kỳ Phú và các địa phương lân cận đang có mặt mua cát do chính quyền xã Kỳ Phú tổ chức bán. Một trong số các an ninh viên làm nhiệm vụ bảo vệ tại đây hết sức bất bình về việc chính quyền xã cho "xẻ thịt" con đê biên, không ngần ngại tiết lộ, trước xã cho bán cát công khai, nay vì có ý kiên phản đôi nên xã chỉ mở mỗi tháng 2 phiên bán. Do thời gian bán bị hạn chê nên vào môi phiên bán, các phương tiện tham gia khai thác cát đều hoạt động hêt công suất.
"Trung bình mỗi xe vận chuyển từ 30 đến 40 chuyến trên ngày. Xe lớn nhất 4 khối, còn phương tiện nhỏ nhất là xe bò, 0,3 m3. Tính ra, phải có hơn 1.000 khối cát được vận chuyển ra khỏi địa bàn trong một ngày" - vị an ninh viên nói trên tiết lộ.
Ông Lê Xuân Tùng - Trưởng Công an xã Kỳ Phú - thừa nhận, tình trạng khai thác cát bừa bãi gây nguy hại cho con đê biên. Phó trưởng thôn Phú Thượng là ông Nguyễn Văn Lập thì thốt lên: "Các anh nhìn đấy thì biết, đất đai, cây cối, mồ mả của dân đã bị đào bới, bị sóng biển cuốn trôi, đời sống của người dân hết sức bất an".
Ông Đào Xuân Ngận - Bí thư và ông Lê Văn Tôn - trưởng xóm Phú Long dẫn phóng viên đi mục sở thị hiện trường đê cát bị bòn rút và sạt lở nghiêm trọng. Biển lấn sâu cũng đã cuốn luôn một phần nghĩa trang của xóm. Theo hai vị cán bộ xóm, vào tháng 8/2012, cát lở đã khiến 3 ngôi mộ bị cuốn phăng, trơ ra các bộ hài cốt, buộc Ban chỉ huy thôn và người dân phải di dời. Nhiều hộ dân trước cách biển hàng trăm mét, nay biển đã áp sát vườn, đe dọa cuộc sống từng ngày.
Một ngôi mộ ở nghĩa trang xóm Phú Long bị cuốn phăng, hài cốt vương vãi.
3 năm qua, người dân 2 xóm Phú Thượng, Phú Long đã nhiều lần kiến nghị chính quyền xã Kỳ Phú chấm dứt tình trạng khai thác cát nhằm bảo vệ phần còn lại của con đê biên này. Nhưng không những làm ngơ trước mọi kiến nghị, đơn thư của người dân, chính quyền xã này còn tổ chức bán cát để thu phí.
"Rõ ràng chính quyền xã đều biết việc cấp phép khai thác tài nguyên thuộc thẩm quyền của Bộ, tỉnh, nhưng ở đây họ bỏ qua tất cả. Xã tự ý đặt ra mức phí, rồi tổ chức bán cho người dân. Họ nói chỉ bán cho người dân có nhu cầu xây dựng. Thực tế cát được bán cho cả đầu nậu" - môt cán bộ xóm Phú Thượng phản ánh.
Những cán bộ xóm Phú Thượng, Phú Long còn tô, rất nhiều đầu nậu được ưu ái bán cát là con em cán bộ xã, phí thu bán cát không hóa đơn chứng từ, thiếu minh bạch...
Phát hiện ống kính phóng viên, người đàn ông trong ảnh (sau đó được xác định là kế toán xã) nhanh chóng phóng xe khỏi hiên trường.
Xác minh tại Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, tỉnh này chưa cấp phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khai thác cát tại địa bàn xã Kỳ Phú.
Trong khi đó, theo thông tin từ người dân, với mức thu 15.000 đồng/chuyến xe bò, 70.000/chuyến công nông, 250.000/chuyến ô tô, hàng chục triêu đông tiên bán cát môi phiên không rõ rơi vào túi ai.
Xem thêm hình ảnh đê biển bị "xẻ thịt":
Đông nghịt phương tiện, người dân khai thác cát tại đê biển
Chính quyền xã đóng cọc dựng trạm thu phí ngay sát bãi biển.
Dải cát dài như con đê bao năm nay bảo vệ hàng ngàn hộ dân, nay bị đào bới, sụt lún và sắp bị san phẳng
Rừng cây chắn cát, chắn sóng đang bị tàn phá
Con đê bị xẻo thịt, biển ăn sâu vào đất liền. Những con sóng đang ngày càng khoét sâu vào bờ cát khiến người dân hai xóm Phú Thượng, Phú Long bất an
Chẳng mấy chốc hai ngôi mộ này cũng sẽ bị biển nuốt chửng.
Theo Dantri
Điêu đứng vì giống bí "lạ" có nguồn gốc từ Trung Quốc Hàng trăm hộ nông dân ở Đắk Lắk đang rơi vào cảnh nợ nần vì trót trồng giống bí "lạ" có nguồn gốc từ Trung Quốc. Được giới thiệu là giống bí cho hiệu quả kinh tế cao hơn bất cứ loài cây gì nhưng lại dễ trồng nên hàng trăm hộ nông dân ở 2 huyện Ea Kar và Krông Bông, tỉnh...