Vụ xe tải tông sập 4 nhà dân: Mệt mỏi chờ bồi thường
Đã hơn 1 tháng từ khi bị xe tải tông sập nhà, 4 hộ dân ở huyện Sơn Tịnh ( tỉnh Quảng Ngãi) vẫn thấp thỏm, mệt mỏi sống trong cảnh đổ nát vì chưa được bồi thường, khắc phục hậu quả.
Trước đó, khoảng 12h ngày 3.10, tại ngã 3 Hàng Da (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh), xe tải mang biển số 76C-06.324 đã đâm vào 4 nhà dân nằm ven đường.
Hậu quả khiến toàn bộ phần phía trước 4 ngôi nhà sập hoàn toàn, nhiều tài sản của người dân bị hư hỏng. Vụ tai nạn khiến chị Nguyễn Thị Nhung đang ngồi ăn cơm trong nhà bị kẹt trong đống đổ nát. Rất may, sau khi được cứu thoát chị Nhung chỉ bị thương ở chân. Chiếc xe gây tai nạn sau đó được xác định là của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi.
Vụ tai nạn khiến 4 hộ gia đình hoang mang vì thoát chết trong gang tấc. Đồng thời, nhà cửa, tài sản của người dân bị thiệt hại khá nặng. Tuy nhiên từ đó đến nay, người dân vẫn chưa được hỗ trợ, bồi thường để ổn định đời sống.
4 ngôi nhà bị sập hơn 1 tháng qua vẫn chưa được bồi thường.
Ghi nhận của PV vào sáng 9.11, phần phía trước 4 ngôi nhà bị tông sập vẫn còn ngổn ngang gạch đá. Phần đổ vỡ che chắn mặt tiền khiến các hộ dân không thể mua bán suốt thời gian qua.
Chị Trần Thị Quỳnh Hương – chủ 1 căn nhà bị tông sập, cho biết: nhà cửa sập đổ, hàng hóa hư hỏng hết nên không thể mua bán được gì. Nhà sập ngổn ngang nhưng đến nay vẫn chưa được bồi thường, hỗ trợ nên người dân cũng chưa dọn dẹp.
Theo chị Hương, vụ tai nạn khiến gia đình chị thiệt hại gần 200 triệu đồng, việc buôn bán bị đình trệ nên gia đình rất khó khăn.
“Làm sập nhà chúng tôi hơn 1 tháng rồi mà chẳng thấy bồi thường. Hôm trước có người đến bảo sẽ thuê đơn vị kiểm định độc lập để thống kê thiệt hại rồi bỏ đi. Từ đó đến nay thấy im luôn. Mấy ngày qua mưa gió mà chúng tôi phải ở trong ngổn ngang đổ nát, mệt mỏi lắm rồi”, chị Hương bức xúc.
Video đang HOT
Theo phản ánh của người dân, bị thiệt hại nặng nhất trong vụ tai nạn là chị Nguyễn Thị Nhung – nạn nhân bị kẹt trong đống đổ nát. Tiệm thuốc Tây của chị Nhung gần như hư hỏng hoàn toàn, đến thời điểm này chị Nhung phải đi nơi khác thuê nhà để ở.
Liên quan đến vụ tai nạn, ông Phạm Vinh – Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh, cũng bày tỏ bức xúc:
“Đáng lẽ ngay sau tai nạn doanh nghiệp phải ứng kinh phí khắc phục ngay cho người dân rồi sau đó có hồ sơ tính toán thiệt hại thì trừ ra. Vậy mà đến thời điểm này vẫn để cho người dân chịu khổ, làm vậy là không được”, ông Vinh nói.
Cũng theo ông Vinh, đây là vụ tai nạn giao thông nên phía công an huyện tiếp nhận xử lý. Cùng với đó, đơn vị bảo hiểm phải có trách nhiệm thống kê thiệt hại và chi trả bồi thường cho người dân. Tuy nhiên, 2 đơn vị này cũng quá chậm khi xử lý vụ việc.
“Quan điểm của tôi là phải nhanh chóng hỗ trợ thiệt hại cho người dân để họ ổn định cuộc sống. Phía công an làm chậm quá, tôi sẽ điện thoại chỉ đạo lại ngay”, ông Vinh khẳng định.
Trong khi đó, ông Lê Văn Lý – PGĐ Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi, cho biết: công ty đã mua bảo hiểm của BIC – Tổng công ty bảo hiểm BIDV, chi nhánh Quảng Ngãi. Vì vậy, thiệt hại trong vụ tai nạn sẽ được đơn vị này thẩm định, chi trả.
Sau khi tai nạn xảy ra, phía nhà thầu xây dựng của công ty đã có phương án ứng trước kinh phí làm lại phần nhà bị sập đúng như hiện trạng ban đầu cho người dân. Tuy nhiên, theo tính toán của đơn vị thi công thì chi phí xây dựng chỉ trên 200 triệu đồng nhưng người dân cho rằng thiệt hại gần 600 triệu đồng nên phải đợi tính toán lại.
Ông Lý cũng cho rằng, phía đơn vị bảo hiểm thực hiện thẩm định, thống kê thiệt hại quá chậm là nguyên nhân gây khó khăn trong việc hỗ trợ cho người dân.
“Chúng tôi đã làm công văn gửi công ty bảo hiểm lần thứ 2 để yêu cầu cung cấp số liệu thiệt hại nhưng họ bảo phải chờ đủ thứ. Chúng tôi chỉ cần có con số cụ thể là ứng tiền trước nhằm khắc phục hậu quả chứ không vô cảm với người dân”, ông Lý nói.
Theo Quốc Triều (Dân trí)
Ông Phạm Minh Chính: 'Thắt lưng buộc bụng' để xây sân bay Long Thành
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho rằng, phải có chính sách tiết kiệm, "thắt lưng buộc bụng" mới có đủ tiền xây sân bay Long Thành.
Phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành sáng 27.10, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng, hiện nay chi tiêu vẫn còn rất lãng phí, nếu không tiết kiệm chi thì sẽ không có nguồn để xây dựng sân bay Long Thành.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.
Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm: Dự án giải phóng mặt bằng để xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành liên quan đến người dân, mà đã liên quan đến dân thì có hai vấn đề chính: phải đảm bảo lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất.
Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đối với người dân, công tác tuyên truyền, vận động rất quan trọng. Bởi nếu dân không thông thì nhiều tiền chưa chắc đã làm được, nhưng một khi dân đã thông rồi, đã đặt lợi ích chung lên trên hết thì chỉ cần đảm bảo lợi ích hài hoà, đôi khi thiệt một chút dân cũng sẵn sàng.
Ông Chính lưu ý: Đây là vấn đề lợi ích quốc gia nên rất cần đảm bảo hài hoà lợi của của dân, của Nhà nước và của doanh nghiệp. Theo ông Chính, cần có phương án, chủ động trao đổi, thuyết phục người dân để đạt được đồng thuận về lợi ích chung.
Tuy nhiên, ông Chính nêu rõ, vấn đề quan trọng là tổ chức lại cuộc sống người dân ra sao. Bài toán này cần tính toán rất cụ thể, phân loại các hộ dân chịu tác động trực tiếp, gián tiếp để có phương án phù hợp.
Cùng với đó, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng, phải quan tâm tới số lao động cần đào tạo, bồi dưỡng để chuyển đổi nghề nghiệp...
Về ổn định cuộc sống, ông Chính cho rằng cần chú ý đến việc khuyến khích, động viên người dân chủ động tìm nơi tái định cư, Nhà nước hỗ trợ vốn... Phải quy hoạch khu tập trung để đảm bảo nhu cầu của người dân.
Tổng mức đầu tư cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành ước tính lên đến 23.049 tỷ đồng.
Về vấn đề quan trọng nhất là vốn để giải phóng mặt bằng, với mức hơn 23 nghìn tỷ như báo cáo Chính phủ trình bày, nhưng hiện nay lại mới dành được 5.000 tỷ từ ngân sách, còn thiếu 15 -18 nghìn tỷ đồng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho rằng giải pháp đưa ra chưa rõ.
Ông Chính đề xuất phải tiết kiệm và thực tế cho thấy đã có những lúc cần phải tiết kiệm và đã làm được. "Tôi nhớ khủng hoảng năm 2011, chúng ta có nghị quyết giảm 10% chi tiêu", ông Chính dẫn chứng.
Theo ông Chính, hiện nay chi thường xuyên tới 65% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 2,2 lần so với giai đoạn trước. Việc tăng chi chủ yếu vào chi lương và phụ cấp (chiếm tới hơn 58%), còn lại là chi hành chính.
Dự kiến chi năm 2017 là gần 1 triệu nghìn tỷ. Nếu tiết kiệm được 1% thì đã có được 10 nghìn tỷ rồi. Vừa rồi một số tỉnh, thành phố tiết kiệm được, như Hà Nội 2 năm vừa qua tiết kiệm được tới 4 - 5 nghìn tỷ đồng, ông Chính cho biết.
Từ đó, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị phải có chính sách tiết kiệm, phải "thắt lưng buộc bụng", mà dư địa tiết kiệm trong chi thường xuyên là được.
Bên cạnh đó, ông Chính cho rằng, ngoài giải pháp trên, cộng với các nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế, từ nay đến 2021 giảm 10% biên chế trong số 4 triệu người ăn lương thì sẽ làm được. "Vấn đề là chúng ta phải quyết tâm tiết kiệm", ông Chính nhấn mạnh.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tổng diện tích đất dự kiến thu hồi khoảng 5.585,14ha, ảnh hưởng đến việc tái định cư của gần 5.000 hộ dân, trong đó có 4.330 hộ gia đình bị giải tỏa trắng.
Theo Trần Ngọc (VOV.VN)
Hơn 15 nghìn người sẽ nhường đất cho sân bay Long Thành Để làm sân bay Long Thành, hơn 4.800 hộ gia đình với trên 15.500 nhân khẩu và 26 tổ chức sẽ bị thu hồi đất và ảnh hưởng. Chính phủ vừa có báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, tổng số trường hợp...