Vụ xe khách chở 30 người đi xuyên Việt: Tài xế khai báo gian dối
Khi đến Hà Nội, xe khách này chở 30 người nhưng lúc rời Bình Thuận, trên xe chỉ có 15 người. Điều này chứng tỏ xe khách này đã đón thêm 15 người trên hành trình đi từ Bình Thuận ra Hà Nội.
Như Dân trí đã đưa tin, vào lúc 10h sáng ngày 5/4, Đội Cảnh sát giao thông số 8 (Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội) cùng lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm soát, cách ly xã hội nhằm phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, phát hiện xe ô tô khách BKS 98B-027.63 đang lưu thông.
Tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng xác định chiếc xe chở 30 hành khách. Toàn bộ hành khách cùng lái, phụ xe được mời xuống xe để kiểm tra y tế.
Quá trình làm việc với cơ quan chức năng, tài xế và phụ xe cho biết, số hành khách trên xe chủ yếu là người nhà, người thân của nhà xe được chở từ tỉnh Bình Thuận về Bắc Giang.
Tuy nhiên, theo các tài liệu của Sở Giao thông Vân tải Bình Thuận thì tài xế xe khách BKS 98B-027.63 đã khai báo gian dối về hành trình cũng như số lượng khách trên xe với lực lượng chức năng TP Hà Nội.
Cụ thể, vào lúc 23h05 ngày 3/4, xe khách này đã bị lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận tại chốt kiểm dịch Covid – 19 số 2 mời vào kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế xe đã trình bản danh sách hành khách với số lượng 15 người bao gồm: 11 hành khách, 1 lái xe, 3 phụ xe và chủ xe. Theo trình báo của tài xế với lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận thì xe này xuất phát từ TPHCM và đang trên hành trình về TP Bắc Giang.
Video đang HOT
Xe khách BKS 98B-027.63 bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận lập biên bản vào đêm 3/4
Theo biên bản, danh sách trên xe chỉ có 15 người, kể cả chủ xe, tài xế, phụ xe…
Căn cứ Công văn số 1960/TCĐBVN-VT ngày 1/4 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tạm đình chỉ hiệu lực có thời gian các loại phù hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải từ 0h ngày 1/4 đến hết ngày 15/4, Thanh tra giao thông tỉnh Bình Thuận đã lập biên bản tài xế Ngô Thế Tân về hành vi điều khiển ô tô chở khách số 98b – 027.63 có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng.
Đồng thời, Thanh tra giao thông tỉnh Bình Thuận cũng đã lập biên bản với chủ phương tiện là Công ty TNHH vận tải Thành Trung về hành vi giao phương tiện số 98B – 027.63 cho người làm công điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, khoản 7, điều 23, nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Từ đó có thể thấy, tài xế xe khách trên đã khai báo gian dối về hành trình xe, số lượng khách trên xe. Tại Bình Thuận, số lượng khách không phải là 30 người. Có thể sau khi bị lực lượng Thanh tra tỉnh Bình Thuận lập biên bản, trên quá trình đi từ Bình Thuận đến Hà Nội, xe khách này đã bắt thêm 15 khách ở dọc đường.
Trúc Hà
Giáo viên dùng bằng, chứng chỉ giả, xử phạt 5 cơ sở dạy lái xe, đình chỉ hoạt động 2 tháng
Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, trên cơ sở các Kết luận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở đã thu hồi 83 giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đã cấp do có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ (giả), đồng thời xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở đào tạo lái xe vi phạm và đình chỉ tuyển sinh 2 tháng đối với các cơ sở này.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với năm cơ sở đào tạo lái xe vì hành vi bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
Theo các Kết luận số 8192/KL-TCĐBVN ngày 6/12/2019 và Kết luận số 250/KL-TCĐBVN ngày 14/1/2020 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, một số giáo viên dạy lái xe trên địa bàn Thành phố đã sử dụng bằng cấp chuyên môn và các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không hợp lệ để tham dự kiểm tra cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, để giảng dạy tại cơ sở đào tạo
Ngày 10/3, Sở GTVT TP.HCM đã thu hồi 83 giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe do có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ.
Giáo viên thực hành trong giờ hướng dẫn học viên lái xe ô tô. Ảnh minh họa
Đồng thời, theo hai kết luận kiểm tra, thanh tra Sở GTVT TP.HCM cũng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với năm cơ sở đào tạo lái xe vì hành vi bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
Các cơ sở bị xử phạt gồm: Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thống Nhất, Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Phát, Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát, Trường Dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn, Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới.
Theo đó, các cơ sở này sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ tuyển sinh hai tháng theo quy định tại Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Lý giải về tình trạng nhiều giáo viên lái xe sử dụng văn bằng giả, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, thời gian qua, từ năm 2016 - 2018, nhu cầu học lái xe tăng đột biến trong khi số lượng các cơ sở đào tạo lái xe lại bị hạn chế do quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe 2016 - 2020 (hiện nay đã được bãi bỏ), dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe bị quá tải.
Áp lực bổ sung đội ngũ xe tập lái, giáo viên dạy thực hành lái xe để tăng lưu lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân đã dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe buông lỏng công tác xác minh, rà soát đối với đội ngũ giáo viên của đơn vị.
Sở tiếp tục phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo xử lý triệt để các trường hợp giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ nghề nghiệp không hợp lệ, thu hồi giấy chứng nhận, yêu cầu thanh lý hợp đồng giảng dạy; điều chỉnh lưu lượng đào tạo...
Tính đến hết tháng 2/2020, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 73 cơ sở đào tạo lái xe với 6.576 giáo viên dạy thực hành lái xe. Trong hai năm 2018 - 2019, Sở Giao thông Vận tải đã cấp tổng cộng hơn 1 triệu giấy phép lái xe, chiếm khoảng 23% tổng lượng giấy phép lái xe đã cấp trên toàn quốc.
PHA LÊ (tổng hợp)
Theo Báo dân sinh
Thực hư chuyện "thổi" giá 30 triệu đồng/khóa thi bằng lái xe ôtô Kể từ đầu năm 2020, số lượng người đăng ký học lái xe bỗng dưng tăng đột biến khiến nhiều trung tâm đào tạo rơi vào tình trạng quá tải. Đặc biệt, nắm bắt được nhu cầu tăng mạnh, không ít kẻ môi giới, cò mồi đã "thổi" giá học phí lên mức cao chót vót 30 triệu đồng/khóa. Nhiều thay đổi trong...