Vụ xe cán chết 7 người: Cụ bà hơn 90 tuổi mất 5 cháu, 2 con
Tất cả 7 người chết và 1 người bị thương trong vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào rạng sáng 21-7 tại Quảng Nam cùng trong một gia đình. 4 cái rạp được dựng lên chờ thi thể của các nạn nhân chuyển về để an táng * Chiều 21-7, công an đã tạm giữ hình sự Trần Xuân Đông, tài xế lái ô tô tông chết người.
Trong căn nhà xập xệ, cụ Lê Thị Châu (SN 1921, ngụ thôn 1 xã Quảng Điền, huyện Krông Ana – Đắk Lắk) vẫn chưa biết 2 cháu nội, 3 cháu ngoại, 2 người con gái tử nạn.
Hàng xóm của cụ Châu kể lại: Lúc tối cụ Châu mơ thấy cụ ông về nói là ở dưới đó lạnh lắm (cụ ông mất cách đây hơn 5 tháng, hiện cụ Châu ở một mình). Dù không ai cho cụ Châu biết các con và cháu của mình tử nạn nhưng cụ vẫn linh cảm được điều chẳng lành nên cứ khóc suốt ngày.
Nhiều người dân đến dựng rạp, chờ thi thể của 2 đứa con chị Nguyễn Thị Tường Vy
Chiều ngày 21-7, nhiều người dân đã tới nhà bà Nguyễn Thị Huyên (SN 1977, ngụ thôn 1, xã Quảng Điền, con gái thứ 8 của cụ Châu) để che rạp chuẩn bị đón thi thể của bà Huyên và 2 người con là bé Trần Thị Quỳnh (2004) và bé Trần Thị Thùy (SN 2007).
Cạnh đó, một số người dân cũng đang che rạp chuẩn bị an táng bà Nguyễn Thị Mận (SN 1963, ngụ thôn 3, xã Quảng Điền, con gái thứ 4 của cụ Châu).
Trong 3 người con của cụ Châu ra Quảng Nam dự đám cưới, còn có con dâu là bà Nguyễn Thị Tường Vy (SN 1969, ngụ thôn 3, xã Quảng Điền). Bà Vy đi cùng 2 người con là cháu Nguyễn Quang Ngọc (SN 2004) và cháu Nguyễn Quang Qúy (SN 2009).
Hai con của bà Vy đã tử nạn trong buổi sáng định mệnh, bà Vy cũng bị thương nhẹ.
Video đang HOT
Mới học lớp hết lớp 2 nhưng cháu Nguyễn Quang Ngọc đã nhận được rất nhiều giấy khen
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, em gái bà Vy nói trong nước mắt: Cháu Ngọc vừa học xong lớp 2, năm lớp 1 cháu đạt giải nhất môn toán cấp tỉnh; sang năm lớp 2 cháu cũng đạt giải nhất môn toán cấp huyện và giải khuyến khích môn toán cấp tỉnh. Gia đình đã đặt nhiều hy vọng vào cháu, vậy mà…
Cũng theo bà Hạnh, lúc đầu dự tính còn có một đứa con trai đầu của bà Vy đang học trung cấp cùng đi nhưng do nhà trường thay đổi lịch học đột xuất nên cháu không đi.
Cũng trong chuyến đi định mệnh này còn có em Trần Thị Hân (SN 1998). Em Hân là con gái chị Nguyễn Thị Lý (con gái thứ 7 của cụ Châu). Hai bố mẹ ly hôn từ lúc em Hân còn nhỏ, chị Lý ở vậy nuôi con tới giờ.
Do bận công việc nên chị Lý không về quê mà cho con gái về dự đám cưới và thăm quê. Vậy nhưng trong buổi sáng định mệnh đã cướp đi tính mạng của em Hân.
Ngay sau khi nhận được tin, 4 người nhà của các nạn nhân đã tức tốc thuê xe ra Quảng Nam, nhưng đến Bình Định thì đã gặp 3 xe chở các nạn nhân về.
Thông tin báo về cho biết do thi thể bị các nạn nhân không nguyên vẹn nên cơ quan chức năng đã tiến hành khâm liệm vào quan tài rồi chở về. Dự kiến khoảng 12 giờ đêm 21-7, thi thể các nạn nhân sẽ được đưa về tới nơi để an táng.
Chiều 21-7, cơ quan công an đã tạm giữ hình sự Trần Xuân Đông, tài xế lái ô tô tông chết 7 người.
Theo NLD
Tiếp tế lương thực cho hơn 2.000 dân sống trên núi Cấm
Sau vụ đá lở núi Cấm làm chết 6 người, đường lên xuống núi gần như bị phong tỏa cho đến khi khắc phục xong sự cố, khiến vật giá leo thang. Chiều 9/5, tỉnh huy động nhân lực vác gạo, xăng dầu, mì gói lên núi tiếp tế cho dân.
Ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) cho biết, mọi lực lượng cán bộ, công nhân viên trong hệ thống cơ quan hành chính được huy động tham gia đai vác hàng lên núi Cấm để phục vụ người dân và góp phần bình ổn giá, sau trận sạt lở núi ngày 5/5 đến nay.
Gánh hàng lên núi Cấm tiếp tế cho dân. Ảnh: Gia Bảo.
Phó Chủ tịch UBND xã An Hảo, ông Chau Sóc Phươl nói, chính quyền xã đã vận chuyển một tấn gạo, 100 thùng mì gói và 210 lít xăng dầu, để phục vụ cho 2.336 nhân khẩu sống tại núi Cấm.
Theo ông Chau Sóc Phươl, sau trận sạt lở núi, nhiều mặt hàng thiết yếu ở khu vực đỉnh núi Cấm đột ngột tăng giá. Điển hình xăng dầu tăng bình quân 10.000 đồng một lít, bán ở mức 35.000 đồng một lít; gạo tăng bình quân 7.000-10.000 đồng một kg đẩy giá bán lên 20.000 đồng một kg.
"Chúng tôi đã chấn chỉnh lại các mặt hàng không cho tăng giá cao như những ngày qua", ông chủ tịch xã cho biết.
Trạm gác phong tỏa đường lên núi Cấm không cho người xe qua lại, sau sự cố đá lăn. Ảnh: Gia Bảo.
Đường dành cho người đi bộ từ chân núi lên hồ Thủy Liêm dài hơn 6,1 km, với nhiều dốc cao, khúc công. Sáng 8/5, UBND tỉnh An Giang đã ban bố lệnh nghiêm cấm tất cả người dân và hạn chế đến mức thấp nhất cán bộ đi vào đường dẫn lên núi Cấm, cho đến khi an toàn.
Ông Nguyễn Hữu Duẩn, Giám đốc Công ty TNHH Hữu Duẩn - đơn vị được chọn thi công khắc phục hiện trường sạt lở, cho biết đã đưa 10 lao động lành nghề đến hiện trường làm việc. Do trời nhiều mưa nên tốc độ giải tỏa sạt lở bị chậm và nhiều khả năng thời gian hoàn thành công việc có thể kéo dài hơn dự kiến ban đầu là 15 ngày.
Cũng vì lý do này mà đại lễ cầu siêu vong hồn 6 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn dự kiến tổ chức vào ngày 10/5 đã được dời lại. Ông Lê Minh Hưng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang, cho biết: Theo kế hoạch, các nhà sư chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm sẽ tổ chức lễ cầu siêu ngay tại hiện trường với sự tham gia của trên 300 tăng ni, phật tử.
Hiện trường đá lăn đè bẹp ôtô làm 6 người chết, 2 bị thương, hôm 5/5. Ảnh: Gia Bảo.
Ngày 5/5, trong vụ sạt lở núi Cấm, tảng đá khổng lồ lăn xuống con đường độc đạo dẫn lên núi đè một ôtô du lịch làm 6 người tử nạn. Sau vụ việc, chính quyền địa phương đã phải triển khai rà soát lại toàn bộ đá trên núi Cấm, tuy nhiên người dân vẫn lo ngại nguy cơ đá lăn tương tự.
Theo VNExpress
Giá lương thực trên núi Cấm đắt đỏ sau tai nạn chết 6 người Ba ngày qua giá lương thực trên núi Cấm ở An Giang trở nên đắt đỏ sau vụ đá rơi làm chết 6 người. Chính quyền địa phương đã phải huy động lực lượng đưa gạo lên núi. Ba ngày qua nhiều mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày trên núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang)...