Vụ xe 7 chỗ bị lũ cuốn trôi tại Nghệ An: Gặp tài xế trong trại tạm giam
Nhớ lại câu chuyện kinh hoàng ngày hôm ấy, trong lòng người đàn ông ngót nghét 60 tuổi đầu này vẫn chưa hết hoảng sợ. Xen lẫn nét mệt mỏi và u buồn là giọng nói đôi chỗ hình như lạc đi vì “kí ức”.
Nhanh một phút, chậm cả đời, thậm chí không còn cơ hội để “chậm” được nữa. Chỉ vì sự tắc trách, chủ quan của tài xế mà 5 con người đã vĩnh viễn ở lại biển nước mênh mông.
Hơn 1 tuần đã trôi qua kể từ sự cố ở đập tràn “tử thần” Khe Ang, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thì đến nay dư luận cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng và không hiểu vì sao người tài xế, vốn là cán bộ thanh tra lâu năm của Sở Giao thông vận tải trong giây phút ấy, thay vì lựa chọn biện pháp an toàn hơn, lại nhấn ga dù xung quanh toàn nước là nước?
Ông Trương Văn Thái
Như các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa, ông Trương Văn Thái (SN 1954, trú tại khối Tân Tiến, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa bị cơ quan CSĐT Công an huyện Nghĩa Đàn khởi tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”, gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người và tài sản. Hiện nay, vụ án được chuyển lên đơn vị cao hơn là cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An giải quyết.
Tại cơ quan Công an, PV Chuyên đề CSTC đã có buổi nói chuyện trực tiếp với bị can Trương Văn Thái tại nhà giam giữ Công an huyện Nghĩa Đàn; qua đó, lý giải phần nào thắc mắc của dư luận cả nước về sự cố tại đập Khe Ang. Nhớ lại câu chuyện kinh hoàng ngày hôm ấy, trong lòng người đàn ông ngót nghét 60 tuổi đầu này vẫn chưa hết hoảng sợ. Xen lẫn nét mệt mỏi và u buồn là giọng nói đôi chỗ hình như lạc đi vì “kí ức”.
- Ông mua chiếc xe Innova 7 chỗ bị nạn vừa qua vào lúc nào?
- Cả đời tôi đã cống hiến, gắn bó với ngành giao thông vận tải, khi còn gần 1 năm nữa về hưu nên đã tích cóp được ít tiền rồi mua xe ôtô Innova 7 chỗ được gần 2 tháng nay bằng cách trả góp. Tôi mua xe gia đình ông Ngọ cũng biết nên có nói là khi mô nhà có việc đi xa thì sẽ chở đi cho tiện.
Trước ngày 19-9, ông Ngọ có điện thoại cho tôi là có thể chở gia đình ông ấy đi giỗ bố vợ ở Hòa Bình được không? Lúc đó tôi cũng có lưỡng lự vì mới mua xe nên đi chưa quen. Hơn nữa, quãng đường từ Nghĩa Đàn ra tỉnh Hòa Bình cũng gần 200km, tuổi cao sợ lái xe một mình không an toàn lại đi trong thời tiết mưa gió nữa…
- Tại sao biết là trời mưa to, lại lái xe một mình không an toàn trên quãng đường dài như vậy, ông vẫn chở gia đình ông Ngọ đi Hòa Bình?
- Tôi và gia đình ông Ngọ kết nghĩa anh em với nhau đã gần 20 năm nay. Đặc biệt, kể từ khi tôi giúp đỡ, xin cho con gái ông Ngọ là cháu Trần Thị Nga vào làm việc tại Hạt quản lý giao thông nên tình cảm giữa 2 gia đình càng thêm gắn bó hơn. Tôi coi cháu như con cái trong nhà và cũng nhận nó là con gái nuôi 20 năm nay rồi.
Hôm ông Ngọ sang đặt vấn đề nhờ chở đi Hòa Bình, tôi không muốn đi đâu. Nhưng sau lại nghĩ, anh em kết nghĩa với nhau, mình cũng chưa giúp được chi nhiều nên giờ giúp ông anh một tý. Tôi và ông ấy bằng tuổi nhau nhưng người sinh sau người sinh trước nên tôi là em, ông ấy là anh. Trước đó, tôi có nói con tôi biết lái xe đi cùng nhưng các con tôi đều bận việc cả.
Trưa 19/9, chị Nhâm (vợ ông Ngọ) có gọi điện nhờ tôi vào Nghĩa Khánh chở 2 vợ chồng và bà thông gia rồi lên xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp chở con gái mình luôn. Khoảng đầu giờ chiều, tôi lái xe vào nhà ông Ngọ, khi đó, chị Nhâm cũng có thắp hương cúng tổ tiên rồi chọn giờ xuất phát. Chị ấy nói ngày bữa nay phải đi lúc 3h hoặc 5h mới là giờ tốt.
Video đang HOT
Nhưng tôi bàn nên đi lúc 5h chiều rồi ra đó ăn cơm tối tại Hòa Bình luôn. Lúc đó, tôi chở vợ chồng ông Ngọ và bà thông gia sau đó lên xã Nghĩa Xuân chở con gái nuôi Trần Thị Nga và 2 đứa cháu rồi cho xe đi qua xã Nghĩa Hồng để xuống Nông trường 19/5 ra hướng đường mòn Hồ Chí Minh cho gần.
Hơn 350 người đã huy động để tìm 5 thi thể trong sự cố khe Ang.
- Tại sao khi biết là qua tuyến tỉnh lộ 531 có nhiều đập tràn nguy hiểm, ông vẫn cố tình cho xe chạy?
- Khi lên xã Nghĩa Xuân để chở cháu Nga và 2 đứa con của Nga, vợ chồng ông Ngọ nói đi tắt qua xã Nghĩa Hồng xuống đường mòn cho nhanh. Vợ chồng ông Ngọ cũng nói là thường xuyên đi qua tuyến đường ấy (đường qua xã Nghĩa Hồng) để ra quê ngoại ở Hòa Bình. Vì thế, tôi cũng nghe theo lời của vợ chồng ông Ngọ đi theo đường tỉnh lộ 531. Nhưng khi đến đập tràn Khe Ang thì…
- Là một cán bộ lâu năm trong ngành Giao thông vận tải, ít nhất ông cũng biết được ý nghĩa của biển báo đó?
- Tôi cũng biết rằng theo quy định về đập tràn, trong mùa tràn lũ, nước chảy qua trên 25cm thì cấm các phương tiện và người qua lại. Lúc chúng tôi qua thì mực nước mới chỉ khoảng 20cm thôi.
Bị can Trương Văn Thái tại cơ quan Công an.
- Biết vậy nhưng ông không thấy nguy hiểm gì ư?
- Khi đó, tôi hỏi cháu Nga là người từng quản lý tuyến đường này thì cháu nói có khả năng đi được. Hơn nữa, nghĩ xe mình đã qua được nhiều đập tràn ở xã Nghĩa Hiếu thì cũng sẽ qua được đập tràn Khe Ang.
Tôi cho xe chạy qua khi chỉ cách bờ bên kia tràn khoảng 2 mét thì xe khững lại rồi bánh xe bị dịch chuyển. Lúc đó, theo phản xạ tôi đánh vô lăng lại thì thấy nước tràn lên cả mui xe. Trong giây lát thì thấy đầu xe bị đổ nhào xuống tràn theo chiều nước chảy. Xe chết máy không mở được cửa, tôi chỉ kịp hô mọi người đạp cửa mà thoát ra.
- Gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, ông thấy mình thế nào?
- Bây giờ, tôi chỉ cầu xin gia đình các nạn nhân tha thứ cho tội lỗi của mình đã gây ra, xin mọi người hãy vượt qua nỗi đau này. Tôi sẽ nhận toàn bộ trách nhiệm của mình gây ra. Nếu lúc đó, tôi biết dừng lại thì sự việc đau lòng đã không xảy ra…
- Ông hối hận điều gì nữa không?
- Có. Tôi hối hận vì đã mua chiếc xe Innova 7 chỗ này. Để mua được nó, gia đình tôi cũng phải vay mượn thêm. Hiện nay, giấy tờ xe đang cắm trong ngân hàng để lấy tiền trả nợ. Ai ngờ lại xảy ra chuyện này…
Thật đáng giận, ông nói lúc xe ông chạy qua đoạn đập Khe Ang đó, mực nước mới chỉ khoảng 20cm. Nhưng theo cơ quan Công an huyện Nghĩa Đàn cho biết 2 nhân chứng có mặt sau khi ông Thái và ông Ngọ lên bờ, nói rằng lúc đó, mực nước là 50 – 60cm. Và nói gì thì nói, mọi chuyện đến cơ sự này cũng xuất phát từ sự chủ quan, tắc trách của ông Thái.
Vì ông là người “cầm trịch”, là người điều khiển phương tiện giao thông. Hơn ai hết, ông phải biết nên làm gì và không nên làm gì. Để rồi giờ đây đọng lại sau cùng là nỗi ân hận muộn màng. Cả 5 nạn nhân đều là người nhà của ông Trần Văn Ngọ, vốn là anh em kết nghĩa gần 20 năm nay. Tình nghĩa hai bên nặng thế nào thì giờ nỗi đau và khoảng cách càng lớn như thế.
* Điều 11, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có nêu rõ: – Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. – Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. * Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Khoản 3, Điều 202, Bộ luật Hình sự: “Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”.
Theo Đ. Dung – Thái Thảo
Cảnh sát toàn cầu
Gia đình 4 người mất tích cùng ô tô bị lũ cuốn
Thông tin mới nhất từ chính quyền địa phương, hiện đã xác định danh tính 5 nạn nhân mất tích trong vụ xe 7 chỗ bị lũ cuốn trôi.
Hiện trường vụ xe bị cuốn trôi
Trao đổi với PV vào cuối ngày 19/9, ông Nguyễn Đình Thái, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hồng (Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết, hiện tình hình mưa lũ trên địa bàn khá phức tạp. Khu vực đập tràn Khe Ang nơi xảy ra tai nạn nước chảy xiết.
Ông Thái cho biết, chiếc xe bị cuốn trôi loại 7 chỗ hiệu Toyota Innova BKS 37A - 090.31.
Chủ xe và cũng là người điều khiển ở thời điểm xảy ra sự việc là ông Trương Văn Thái (SN 1954, trú khối Tân Tiến, phường Hòa Hiếu, TX Thái Hòa).
Ông Trương Văn Thái là cán bộ thanh tra giao thông thị xã Thái Hòa.
Thời điểm xảy ra sự việc, ông Trương Văn Thái và ông Trần Văn Ngọ (SN 1954, xóm 7 Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn, anh em kết nghĩa với ông Thái) đã kịp thoát ra ngoài.
5 nạn nhân mất tích gồm: Nguyễn Thị Nhâm (SN 1954, vợ ông Ngọ), Phạm Thị Dương (SN 1969, xóm 6 Nghĩa Khánh, thông gia với ông Ngọ), Trần Thị Nga (con gái lớn của bà Nhâm, trú xã Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp), Võ Thị Linh (SN 2002) và Võ Bá Hải (SN 2004 là 2 con của chị Nga.
Khu vực đập tràn Khe Ang lúc 0h ngày 20/9. Cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường.
Thông tin cho biết thêm, chiếc xe xuất phát từ xóm Đồng Đại, Nghĩa Khánh đang trên đường đi huyện Kim Bôi (Hòa Bình) ăn giỗ mẹ bà Nhâm; khi đi tắt qua đập tràn Khe Ang thì gặp nạn.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Trương Văn Thái được đưa về trụ sở công an huyện Nghĩa Đàn để lấy lời khai.
Ông Trần Văn Ngọ đang được cấp cứu tại Trạm y tế xã Nghĩa Hồng.
Trao đổi với PV, ông Phan Tuấn Phương, Trưởng CA huyện Nghĩa Đàn cho biết, công tác tìm kiếm được tiến hành 24/24 giờ.
Ông Trần Văn Ngọ đang được cấp cứu tại Trạm y tế xã Nghĩa Hồng
"Đến cuối ngày 19/9, vẫn chưa tìm ra dấu vết nào cho thấy địa điểm chiếc xe bị nước cuốn. Lực lượng tìm kiếm gồm Công an tỉnh Nghệ An, CA Nghĩa Đàn, UBND huyện Nghĩa Đàn, UBND xã Nghĩa Hồng cùng lực lượng quân sự địa phương đang nỗ lực tìm kiếm" - ông Phương cho biết.
Theo ghi nhận của PV, đến cuối ngày 19/9, đầu giờ sáng ngày 20/9, khu vực xã Nghĩa Hồng vẫn có mưa vừa đến mưa to.
Lưu lượng nước đổ về đập Khe Ang ngày một lớn. Công tác tìm kiếm, cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.
Theo Xahoi
Vụ ô tô bị lũ cuốn: Khởi tố lái xe Sau nạn nhân cuối cùng của vụ ô tô bị lũ cuốn trôi tại đập khe Ang, Nghệ An được tìm thấy, công an huyện Nghĩa Đàn đã ra quyết định khởi tố đối với lái xe Trương Văn Thái vì đã làm 5 người thiệt mạng. Hiện trường chiếc xe bị nạn được phát hiện Sáng nay (24/9), Công an huyện Nghĩa...