Vụ xách hơn 10kg ma túy: Tiếp viên hàng không phải tuân thủ quy định gì?
Sau vụ 4 nữ tiếp viên xách hơn 10kg ma túy từ Pháp về Việt Nam, nhiều bạn đọc muốn biết tiếp viên hàng không được mang những gì, quy trình soi chiếu hành lý xách tay của họ được thực hiện ra sao…
Trao đổi với VietNamNet về những vấn đề trên, LS. Lưu Thị Hằng Hoa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, hiện tại không có quy định riêng dành cho thành viên tô bay nói chung và tiếp viên hàng không nói riêng vê nhân đô vân chuyên.
Tuy nhiên, khi nhân đô vân chuyên, cân kiêm tra kỹ lưỡng đê tránh vi phạm quy định vê hàng hoá, đô đạc không được mang lên máy bay theo quy định của pháp luât hiên hành.
Ma túy dạng viên và dạng bột được cất giấu tinh vi trong các hộp kem đánh răng. Ảnh: Hải quan TP.HCM
“Quy định nêu rõ thành viên tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay, phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang hành lý theo quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu bay trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không”, LS. Lưu Thị Hằng Hoa thông tin.
Đối với quy định soi chiếu với hành lý của tiếp viên hàng không, LS. Hằng Hoa cho biết, việc này được quy định tại Khoản 3, Điêu 43 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT. Theo đó, việc soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất phát.
“Như vây, quy trình kiêm tra, soi chiêu hành lý của tiêp viên thực hiên tương tự với hành khách, cụ thê được quy định tại khoản 8, Điêu 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT và khoản 27, Điêu 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT.
Theo quy định, hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay”, LS. Hằng Hoa thông tin.
LS. Lưu Thị Hằng Hoa (Ảnh: N. Huyền)
Video đang HOT
Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay được quy định cụ thê tại Điêu 43 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT như sau:
Người khai thác tàu bay phải cung cấp danh sách tổ bay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trước khi tổ bay làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Tổ bay phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang hành lý theo quy định.
Thành viên tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra, đối chiếu danh sách tổ bay của chuyến bay do người khai thác tàu bay cung cấp với thẻ nhận dạng tổ bay.
Việc soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất phát.
Hãng hàng không quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu bay trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
Quy trình kiểm tra an ninh đối với tổ bay và hành lý xách tay xuất phát phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Quy trình soi chiếu hành lý gồm các bước:
Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
Hành khách đi qua cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể (nếu có), nếu cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể báo động hoặc hành khách có biểu hiện nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;
Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.
Từ vụ 4 tiếp viên hàng không 'xách' ma tuý: Vận chuyển bao nhiêu ma tuý sẽ bị tử hình?
Liên quan đến vụ 4 nữ tiếp viên hàng không 'xách' ma tuý về Việt Nam, nhiều người đặt câu hỏi cơ sở để khởi tố vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy là gì, vận chuyển bao nhiêu ma tuý thì bị tử hình?
'Vụ 4 tiếp viên hàng không bị phát hiện "xách" 11,3 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong các tuýp kem đánh răng từ Pháp về Việt Nam là đặc biệt nghiêm trọng nên Cơ quan điều tra sẽ xem xét xử lý thận trọng, khách quan, đảm bảo đúng người, đúng tội' - Luật sư Hồng Vân nhận định.
Theo quy định hiện hành, người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan điều tra có thể khởi tố bị can đối với các nữ tiếp viên hàng không nếu có căn cứ cho thấy 4 người này biết đây là chất ma túy mà vẫn cố tình vận chuyển về Việt Nam nhằm thu lợi bất chính.
Cũng theo luật sư Hồng Vân, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy có lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành vi phạm tội phải biết là hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
Khoản 4 Điều 250 BLHS 2015 sửa đổi quy định, người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililit trở lên; Có 2 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm trên...
Thuốc lắc được cất giấu trong các vỏ hộp kem đánh răng
Trường hợp các nữ tiếp viên này không biết trong các tuýp kem đánh răng được vận chuyển về Việt Nam có chứa chất ma túy thì không đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Trước mắt, cơ quan điều tra sẽ tạm giữ hình sự đối với các tiếp viên này để làm rõ việc vận chuyển kem đánh răng được thực hiện như thế nào? Ai là người gửi? Ai là người nhận? Số tiền công vận chuyển là bao nhiêu?
Việc chứng minh các nữ tiếp viên hàng không có biết đây là chất ma túy hay không thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xác định có tội hay không sẽ được Cơ quan điều tra chứng minh bằng các chứng cứ khách quan như các tin nhắn, thông tin trao đổi gửi hàng...
Lời khai nhận tội không được coi là chứng cứ buộc tội nếu lời khai đó không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác để phản ánh sự thật khách quan.
Kể cả trường hợp các nữ tiếp viên này thừa nhận biết đây là chất ma túy nhưng nội dung này không phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ việc thì cũng không thể kết tội.
Ngược lại, nếu các nữ tiếp viên này không thừa nhận nhưng cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy họ biết đây là chất ma túy nhưng vẫn cố tình vận chuyển thì sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, không phụ thuộc vào việc bị can có nhận tội hay không.
Số ma túy bị thu giữ sẽ bị tiêu hủy. Đồng thời cơ quan chức năng sẽ xác định ai là người mua bán, ai là người vận chuyển để xử lý theo quy định.
Như vậy, do số lượng ma tuý đặc biệt lớn nên nếu có căn cứ cho thấy các nữ tiếp viên hàng không biết đây là chất ma túy thì họ có thể phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Trường hợp các nữ tiếp viên này không biết là chất ma túy thì vẫn có thể bị xem xét xử lý về hành vi buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật khác nếu có - luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.
'Xách tay' 11,5 kg ma túy, 4 tiếp viên hàng không có bị xử lý hình sự? Với việc "xách tay" số lượng ma túy lên tới 11,5 kg, liệu nhóm tiếp viên hàng không có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Chi cục Hải quan TP.HCM đang phối hợp cùng Công an TP.HCM, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan điều tra, xác minh vụ 4...